Bác sỹ ‘choáng’ khi mổ khối u quái thận khủng lồ nặng hơn 2 kg
Các bác sỹ Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội vừa phẫu thuật thành công một ca ung thư thận có khối u nặng 2 kg và đường kính khối u lên tới hơn 20 cm, gấp 5 lần một quả thận bình thường.
Ảnh minh họa: Internet
Bệnh nhân là Đàm Đình M. (52 tuổi) trú tại Sóc Sơn – Hà Nội. Theo lời anh M, cách đây khoảng 4 tháng, anh thấy khó chịu trong người nên đến một cơ sở y tế tư nhân gần nhà khám và được chẩn đoán bị thiếu máu. Sau đó, anh tự ý đi truyền đạm nhưng vẫn thường xuyên mệt mỏi. Khi thấy bụng đau tức, sờ thấy có cục cứng gồ lên thì anh M. mới đến bệnh viện kiểm tra và bàng hoàng khi phát hiện mình đang mang khối u thận có kích thước “khủng”.
Kết quả chụp cắt lớp cho thấy, thận trái của bệnh nhân có kích thước lớn, đường kính lên đến gần 20cm, đặc biệt, có huyết khối tĩnh mạch thận trái, di căn hạch rốn thận trái. Nếu không được phẫu thuật sớm, u sẽ tiếp tục to nhanh, gây chèn ép các cơ quan nội tạng, thậm chí có nguy cơ bị vỡ khiến bệnh nhân mất máu nghiêm trọng dẫn đến tử vong.
Trước tình trạng trên, bệnh nhân được cho nhập viện và chỉ định mổ cắt bỏ thận trái, đồng thời, kiểm tra kĩ chức năng thận phải trước phẫu thuật nhằm đảm bảo hoạt động bài tiết của bệnh nhân vẫn diễn ra được bình thường sau này.
Khối u quái to khủng lồ ở thận của bệnh nhân M. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Ca mổ kéo dài 2 giờ, các bác sĩ đã cắt bỏ hoàn toàn khối u thận trái có kích thước 15 x 17 x 18 cm, nặng khoảng 2 kg nằm choán hết 2/3 ổ bụng của bệnh nhân, sau đó tiến hành lấy mỡ quanh thận và vét hạch.
Theo ThS.BS Phạm Hồng Thiện – Khoa Ngoại Tổng hợp, do khối u to, chèn ép lên các cơ quan lân cận như: đại tràng, dạ dày, lá lách, động tĩnh mạch chủ bụng…, hơn nữa lại có huyết khối tĩnh mạch thận nên các bác sĩ phải tìm cách làm bộc lộ rõ khối u, khống chế cuống thận để tránh mất máu nhiều cho bệnh nhân, tiếp đến mới tiến hành cắt bỏ thận trái.
Video đang HOT
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được theo dõi liên tục. Kết quả cho thấy các chỉ số chức năng thận đều đáp ứng tốt.
HÒA THUẬN
Theo Tiền phong
7 bộ phận cơ thể nếu thiếu con người vẫn sống
Cơ thể mất đi thận, lá lách, ruột thừa, đại tràng, túi mật, dạ dày, cơ quan sinh sản vẫn không ảnh hưởng tính mạng.
Cơ thể con người có khả năng phục hồi rất tuyệt vời. Khi bạn hiến một lượng máu, cơ thể sẽ mất khoảng 3,5 nghìn tỷ hồng cầu nhưng chúng sẽ sớm được thay thế. Thậm chí, bạn vẫn sống nếu mất đi một vài bộ phận quan trọng khác. Dưới đây 7 cơ quan như vậy:
Thận
Thận có vai trò lọc máu để duy trì sự cân bằng nước, điện giải đồng thời cân bằng axit-bazơ. Cơ quan này hoạt động như một màng lọc, bằng cách sử dụng nhiều quá trình để lưu giữ lại những thứ hữu ích như protein, tế bào và một số chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Đặc biệt, nó loại bỏ được các chất dư thừa trong cơ thể qua nước tiểu.
Hầu hết mọi người có hai quả thận. Nhiều người phải loại bỏ thận do điều kiện di truyền, tổn thương bởi ma túy và rượu hoặc thậm chí nhiễm trùng. Khi còn một quả thận, bạn vẫn có thể sống sót. Thậm chí nếu không còn quả thận nào, bạn vẫn có thể sống với sự hỗ trợ của lọc máu. Tuổi thọ của một người chạy thận phụ thuộc vào rất nhiều thứ, bao gồm kiểu lọc máu, giới tính, các bệnh khác và tuổi tác.
Nếu thiếu một, thậm chí hai quả thận, con người vẫn có cơ hội sống. Ảnh: Health
Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân chạy thận ở tuổi 20 thì có thể sống 16-18 năm, trong khi người bệnh độ tuổi 60 chỉ có thể sống được 5 năm.
Lá lách
Lá lách nằm ở phía bên trái của bụng, hướng về phía sau dưới xương sườn, có vai trò lọc máu, lưu giữ và tái chế các tế bào hồng cầu. Bộ phận này còn là cơ quan lưu trữ các tế bào bạch cầu và tiểu cầu để hỗ trợ cho hệ miễn dịch khi cần thiết.
Lá lách dễ bị chấn thương khi gặp tai nạn giao thông, cơ thể bị thương vùng bụng. Tuy nhiên, bạn có thể thoải mái sống mà không có lá lách, bởi khi cắt lá lách, gan đóng vai trò thay thế trong việc tái thiết tế bào hồng cầu và các thành phần của chúng. Ngoài ra, các tế bào bạch cầu và tiểu cầu trong cơ thể cũng giúp thay thế chức năng miễn dịch của lá lách.
Ruột thừa
Ruột thừa là một bộ phận có cấu trúc giống như con giun nhỏ, nằm ở chỗ nối của ruột lớn và ruột non. Hiện nay, người ta tin rằng ruột thừa là nơi "trú ẩn" an toàn cho vi khuẩn có ích trong ruột, cho phép chúng tái sinh khi cần thiết.
Tuy nhiên, tình trạng viêm ruột thừa rất dễ xảy ra với rất nhiều nguyên nhân. Trong một số trường hợp nặng, ruột thừa cần được phẫu thuật cắt bỏ. Nếu được phát hiện kịp thời, việc cắt bỏ ruột thừa sẽ diễn ra rất nhanh chóng, đơn giản và người bệnh hoàn toàn có thể sống bình thường.
Đại tràng
Đại tràng (hay còn gọi là ruột già) là một ống dài khoảng gần 2 mét, có chức năng nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thu từ ruột non, sau đó lấy nước và chuẩn bị phân bằng cách kết chặt nó lại với nhau.
Nhiều bệnh nhân ung thư phải loại bỏ một phần hoặc toàn bộ ruột già. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều hồi phục sau phẫu thuật, dù họ nhận thấy có sự thay đổi thói quen trong ruột. Những người phẫu thuật loại bỏ ruột già đều được đề nghị ăn uống những thực phẩm mềm để hỗ trợ quá trình chữa bệnh.
Cơ quan sinh sản
Cơ quan sinh dục ở nam giới là tinh hoàn và nữ giới là buồng trứng. Con người khi mất những bộ phận này thường do bệnh ung thư, riêng mất tinh hoàn có thể do chấn thương, tai nạn giao thông...
Cắt bỏ tử cung làm phụ nữ không có con và dừng lại chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ tiền mãn kinh. Tuy nhiên phụ nữ bị mất buồng trứng không có tuổi thọ giảm. Ở nam giới, một số nghiên cứu chỉ ra việc cắt bỏ tinh hoàn còn làm tăng tuổi thọ.
Túi mật
Túi mật là cơ quan nằm dưới gan, phần trên bên phải của bụng, ngay dưới xương sườn. Cơ quan này lưu trữ mật. Mật thường được gan sản xuất liên tục để giúp phân hủy chất béo, nhưng khi không cần thiết trong tiêu hóa, chúng được lưu trữ trong túi mật.
Khi ruột phát hiện ra chất béo, hormone được giải phóng khiến túi mật phải co lại, buộc mật vào ruột để giúp tiêu hóa các chất béo. Tuy nhiên, cholesterol dư thừa trong mật có thể hình thành sỏi mật và có thể làm tắc nghẽn các ống dẫn nhỏ di chuyển mật xung quanh.
Khi tình trạng này xảy ra, bệnh nhân cần phải phẫu thuật cắt túi mật. Nhiều người bị sỏi mật không có triệu chứng. Năm 2015, một người phụ nữ Ấn Độ đã thực hiện phẫu thuật lấy ra 12.000 viên sỏi mật, một con số kỷ lục thế giới. Hàng năm, khoảng 70.000 người ở Anh được mổ cắt túi mật.
Dạ dày
Dạ dày thực hiện chức năng tiêu hóa cơ bằng cách co lại, tiết axit để phá vỡ thức ăn, sau đó hấp thụ và bài tiết. Dạ dày thường được phẫu thuật cắt bỏ do chấn thương hoặc ung thư. Cắt bỏ dạ dày, con người vẫn có thể sống được.
Vào năm 2012, một phụ nữ Anh đã phải cắt dạ dày sau khi uống ly cocktail chứa nitơ lỏng. Các bác sĩ phẫu thuật đã nối thực quản trực tiếp đến ruột non để người này có thể ăn uống bình thường.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Con người vẫn có thể sống dù thiếu những bộ phận cơ thể này Cơ thể con người cực kỳ bền bỉ. Bạn thậm chí có thể mất một lượng lớn các bộ phận quan trọng mà vẫn sống. Lách Chúng ta sẽ không chết nếu thiếu lách, nhưng sự tồn tại của chúng trong cơ thể cũng không phải là thừa (Ảnh: Internet) Bộ phận này nằm ở phía bên trái của bụng, hướng về phía...