Bác sĩ viện tim mạch quốc gia cảnh báo các dấu hiệu “trái tim lên tiếng”: Người trẻ ngày càng gặp nhiều, xử lý càng chậm tính mạng càng nguy hiểm
Các triệu chứng ban đầu của bệnh tim thường rất nhỏ, không dễ dàng khiến mọi người chú ý. Thậm chí, không ai biết mình có bệnh cho đến khi bác sĩ thông báo. Bởi vậy chúng ta rất cần có kiến thức để nhận biết hiệu sớm của bệnh.
Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh gây hại cho sức khỏe thuộc top đầu. Khi sức khỏe tim mạch không tốt, các biến chứng bất ngờ, không được xử lý kịp thời có thể gây tử vong. Tuy nhiên, còn rất nhiều người chủ quan với việc chăm sóc sức khỏe tim mạch.
Sức khỏe của trái tim ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Ngày nay do áp lực cuộc sống ngày càng răng, sự ô nhiễm nghiêm trọng của môi trường sống, bệnh tim mạch ngày càng có xu hướng trẻ hóa, nhiều người mắc các bệnh lý tim mạch từ khi tuổi còn trẻ.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh tim thường rất nhỏ, không dễ dàng khiến mọi người chú ý. Thậm chí, không ai biết mình có bệnh cho đến khi bác sĩ thông báo. Bác sĩ Văn Đức Hạnh, Viện tim mạch quốc gia Việt Nam, bệnh viện Bạch Mai đã có bài viết chia sẻ những dấu hiệu của bệnh lý về tim trong Xóm Khỏe – nơi các bác sĩ chuyên khoa tư vấn các vấn đề sức khỏe thường gặp cho cộng đồng.
Thạc sĩ / Bác sĩ Văn Đức Hạnh, Viện Tim Mạch Quốc Gia VN – Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: FBNV.
Theo bác sĩ Hạnh, dưới đây là những dấu hiệu “trái tim lên tiếng” mà nhiều người thường không để ý:
Đau thắt ngực: đây là dấu hiệu của bệnh bị bệnh lý động mạch vành. Người bệnh có biểu hiện đau ở vùng ngực trái, hoặc đau ở vùng giữa tim. Cơn đau có thể kéo dài 20-30 phút, sau đó lan lên cằm, vai trái, cánh tay trái. Đây là triệu chứng rất nguy hiểm, người bệnh nên đi gặp bác sĩ để thăm khám ngay. Cơn đau thắt ngực thường hay xảy ra ở người trung niên nhưng càng ngày càng có nhiều người trẻ bị triệu chứng này, bao gồm cả đàn ông và phụ nữ.
Video đang HOT
Khó thở: Đây là một triệu chứng quan trọng của bệnh suy tim. Người bệnh thấy khó thở khi làm việc và cảm thấy đỡ hơn khi được nghỉ ngơi. Biểu hiện nặng của khó thở là xuất hiện những cơn khó thở kịch phát về đêm hoặc thậm chí khó thở kèm ho ra bọt màu hồng, đây là những triệu chứng cảnh báo bệnh suy tim đã ở giai đoạn nguy hiểm.
Phù: Dấu hiệu hay gặp tiếp theo của suy tim là phù ở 2 cẳng chân. Đặc điểm phù trong suy tim là: phù màu trắng, khi ấn vào sẽ thấy mềm và tạo ra vết lõm. Phù chân thường đi kèm với triệu chứng bụng cổ chướng, đau vùng hạ sườn.
Một số dấu hiệu khác của bệnh suy tim: tiểu ít, đau mạn sườn phải, mệt mỏi…
Ngất hoặc thỉu: là hiện tượng mất ý thực tạm thời xảy ra đột ngột. Chúng ta thường cho rằng ngất xỉu là do tình trạng căng thẳng, hốt hoảng hoặc lo sợ, chỉ cần nghỉ ngơi, giữ bình tĩnh là hết. Tuy nhiên, đôi khi ngất xỉu lại là dấu hiệu của một bệnh tim mạch nguy hiểm.
Một số bệnh lý tim mạch khiến cho bệnh nhân có thể ngất hoặc thỉu như: ngất do nhịp tim chậm, hội chứng nhịp nhanh-nhịp chậm, hạ huyết áp tư thế, hẹp van động mạch chủ, hẹp động mạch phổi… ngất do tim mạch có thể dẫn đến cái một chết đột ngột, không báo trước (đột tử).
Đánh trống ngực hoặc người bệnh cảm giác hẫng hụt ở ngực: Đây là biểu hiện của các rối loạn nhịp tim như ngoại tâm thu. Một số người bệnh có các cơn rối loạn nhịp tim kéo dài vài phút, thậm chí tới vài giờ, các cơn này có thể tự xuất hiện và tự mất đi, đây là biểu hiện của các cơn tim nhanh kịch phát. Người bệnh có biểu hiện đánh trống ngực hoặc các cơn tim nhanh nên đến cơ sở y tế gần nhất làm điện tâm đồ để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bác sĩ Hạnh cũng chỉ ra các phương pháp để phòng chống các bệnh tim mạch đơn giản nhất là nên ăn nhạt, giảm muối trong chế độ ăn. Bổ sung nhiều rau xanh và không ăn phủ tạng động vật. Kết hợp tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Không hút thuốc lá, thuốc lào. Tránh stress. Uống rượu bia vừa phải.
Đặc biệt: “Khi bị bệnh lý tim mạch, người bệnh cần uống thuốc đều, không được bỏ thuốc vì có thể gây ra các biến chứng tim mạch nặng nề như suy tim, nhồi máu cơ tim, cơn tăng huyết áp…”, bác sĩ Hạnh nhấn mạnh.
Bs Văn Đức Hạnh, Group Xóm Khỏe
'Sát thủ' âm thầm đến từ lọ gia vị trong bếp
Tăng huyết áp là một trong những nguy cơ hàng đầu góp phần vào tử vong trên toàn cầu. Tại Việt Nam 1/4 người trưởng thành mắc bệnh và thói quen ăn mặn chính là thủ phạm gia tăng bệnh lý này.
Sát thủ âm thầm
Trên thế giới, tỉ lệ tăng huyết áp lên đến gần 20% (theo Tổ chức y tế thế giới). Tại Mỹ, theo những phân tích mới nhất được công bố bởi CDC (Centers for Disease Control and Prevention), tỉ lệ tăng huyết áp lên tới gần 30%. Cả nước Mỹ có khoảng 1/4 dân số bị tăng huyết áp (khoảng 58,4 triệu người). Tỷ lệ tăng huyết áp tại nước Mỹ tăng dần theo tuổi, nghĩa là khoảng một nửa dân số Mỹ> 60 tuổi bị tăng huyết áp.
Còn tại Việt Nam, tần suất mắc tăng huyết áp càng gia tăng khi nền kinh tế phát triển hơn, nếu không có các biện pháp dự phòng hữu hiệu thì đến 2025 sẽ có gần 10 triệu người bị tăng huyết áp. Thực trạng hiểu biết và kiểm soát huyết áp tại Việt Nam cũng rất đáng quan tâm khi mà chỉ có 23% là biết đúng các nguy cơ của bệnh tăng huyết áp (số liệu năm 2002 của GS.TS. Phạm Gia Khải và cộng sự).
Ảnh minh họa.
Trong khi đó, chỉ có khoảng 34% số người mắc tăng huyết áp được điều trị và trong số đó tỷ lệ kiểm soát được huyết áp chỉ là 11% (khảo sát của Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam năm 2008).
Bệnh tăng huyết áp nghèo nàn về triệu chứng nhưng lại có rất nhiều biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân và để lại hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội. Bệnh có rất nhiều biến chứng như: cơn đau thắt ngực, nhũn não, xuất huyết não, suy thận, tăng áp động mạch võng mạc, rối loạn tiền đình, mù lòa...
Trong khi đó, 90 % tăng huyết áp được xác định là vô căn. Theo GS Phạm Gia Khải - nguyên Viện trưởng Viện tim mạch Quốc gia những thói quen hiện nay như ăn uống, lười vận động đang làm gia tăng tỷ lệ tăng huyết áp. Đặc biệt, GS Khải cho biết hiện nay lối sống công nghiệp, giới trẻ thích ăn thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chứa nhiều natri (muối) là yếu tố gây tăng huyết áp.
GS Khải cho rằng thói quen ăn mặn của người Việt chính là gánh nặng làm cho huyết áp không ổn định và áp lực của natri trong máu chính là thủ phạm làm cho huyết áp tăng cao.
Mỗi người chỉ nên ăn 5gram muối mối ngày bao gồm cả muối chấm, muối nêm, các loại gia vị, nước chấm. Nhưng thực tế thì người Việt ăn mặn gấp 2,3 lần so với khuyến cáo trên.
Muối và tim mạch
Theo TS. Đỗ Thị Phương Hà - Viện Dinh dưỡng Quốc gia ăn mặn sẽ làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và tiết niệu nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của các hệ cơ quan này như suy tim, suy thận trong đó có huyết áp. Người bị tăng huyết áp ăn mặn sẽ làm cho biến chứng ngày càng nhanh hơn.
Bình thường, khi ăn nhiều muối sẽ làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với Natri, ion Na sẽ được chuyển vận nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, co mạch, tăng sức cản ngoại vi và gây tăng huyết áp.
Vì vậy, khi ăn nhiều muối cộng thêm các yếu tố gây nhiều sang chấn tinh thần (stress) trong cuộc sống sẽ tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng tái hấp thu natri ở ống thận. Ion Na vào nhiều trong tế bào cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và gây tăng huyết áp.
Người bị tăng huyết áp có thể thiếu yếu tố nội tiết thải muối, Natri bị tích tụ lại trong cơ thể, ion Na được vận chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và gây tăng huyết áp. Ngoài ra, muối làm tăng độ nhạy cảm của hệ thống tim-mạch và thận đối với Adrenaline- một chất gây tăng huyết áp.
Việc giảm tác hại của ăn mặn cần bắt đầu ngay từ ngày hôm nay. Vị chuyên gia dinh dưỡng này cho rằng cách tốt nhất làm giảm muối đó là, chấm nhẹ tay, nên có thói quen đọc các thành phần tỷ lệ muối trong các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn để biết lượng muối mình ăn hàng ngày như thế nào.
Muốn có một trái tim khỏe, hãy năng kiểm tra những dấu hiệu ở lưỡi Muốn biết trái tim có khỏe hay không thật ra không quá khó. Chỉ với một số dấu hiệu ở lưỡi, bạn hoàn toàn có thể biết được trái tim của mình đang ốm hay đang khỏe mạnh. Tất cả chúng ta đều mong muốn mình sẽ có một trái tim khỏe mạnh. Thế nhưng, để kiểm tra cơ quan này lại phải...