Bác sĩ ơi: Nên đưa người bị đột quỵ đi cấp cứu ở bệnh viện nào?
Theo các khuyến cáo, bệnh nhân đột quỵ cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu càng nhanh càng tốt.
Bệnh nhân đột quỵ cần được đưa ngay đến bệnh viện có khả năng tiếp nhận, điều trị đột quỵ và gần nhất – ẢNH MINH HỌA: KHẢI LINH
Tuy nhiên, tôi thắc mắc, vậy nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất hay đưa thẳng đến bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ? ( Trần Nam Thành, 47 tuổi, ngụ TP.HCM)
Theo tiến sĩ – bác sĩ Trương Vĩnh Long, Giám đốc Bệnh viện Gia An 115 (TP.HCM): Cấp cứu thường đòi hỏi nhanh chóng, hiệu quả. Đặc biệt, với cấp cứu người bị đột quỵ thì yêu cầu đó còn cao hơn gấp nhiều lần.
Đột quỵ là một cấp cứu y tế khẩn cấp. Được cấp cứu càng sớm thì an toàn tính mạng và khả năng phục hồi của bệnh nhân đột quỵ càng cao. Mỗi giây, mỗi phút trôi qua, tính mạng bệnh nhân đột quỵ càng bị đe dọa, khả năng hồi phục giảm, nguy cơ di chứng, biến chứng sau đột quỵ tăng.
Càng được cấp cứu sớm trong “thời gian vàng”, khả năng cứu sống bệnh nhân và hạn chế di chứng càng cao.
Do đó, khi phát hiện người bệnh có các triệu chứng của đột quỵ não như: yếu liệt nửa người, méo miệng đột ngột hoặc nói đớ, nói không rõ chữ… người nhà cần gọi cấp cứu, đưa bệnh nhân đến thẳng ngay bệnh viện có đủ khả năng điều trị đột quỵ và gần nhất.
Đã từng có nhiều trường hợp bệnh nhân phải chuyển viện vì bệnh viện cấp cứu ban đầu không có chức năng điều trị đột quỵ. Điều này vô tình làm mất đi “thời gian vàng” của người bệnh, khiến người bệnh bỏ lỡ cơ hội có kết quả điều trị tốt hơn. Đây là điều rất đáng tiếc vì nếu cấp cứu trễ, dù được cứu sống thì bệnh nhân cũng sẽ chịu di chứng nặng sau đột quỵ, chất lượng cuộc sống suy giảm nghiêm trọng.
Để bệnh nhân đột quỵ được cấp cứu sớm nhất không chỉ phụ thuộc vào đội ngũ bác sĩ cấp cứu mà trước tiên là thân nhân người bệnh cần xử lý đúng, gọi cấp cứu, đưa nhanh bệnh nhân đến đúng bệnh viện có khả năng điều trị.
Chính vì thế, khi có người thân xuất hiện các triệu chứng đột quỵ, người nhà cần đặc biệt lưu ý: gọi cấp cứu hoặc đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện có thể tiếp nhận, điều trị đột quỵ và gần nhất. Đây là tiền đề quan trọng để cấp cứu đột quỵ thành công.
Những dấu hiệu nhận biết đột quỵ?
Mạng lưới các bệnh viện điều trị đột quỵ trên địa bàn TP.HCM (theo công bố của Sở Y tế TP.HCM)
(*): 2 bệnh viện đầu tiên của châu Á đạt “Chứng nhận đạt chuẩn chất lượng điều trị vàng” của Hội Đột quỵ Châu Âu
Các bệnh viện điều trị đột quỵ trên địa bàn TP.HCM – ẢNH: SỞ Y TẾ TP.HCM
Cứu bệnh nhân thoát liệt sau đột quỵ... 3 ngày
Bệnh nhân bị đột quỵ nhưng nhập viện bệnh viện địa phương không phát hiện. Sau 3 ngày, bệnh nhân mới đến bệnh viện tại TP.HCM khám lại với triệu chứng yếu liệt nửa người, giọng nói ngọng không rõ lời.
Bác sĩ kiểm tra hình ảnh chụp mạch máu của bệnh nhân - ẢNH: BVCC
Hôm nay (27.4), Bệnh viện Gia An 115 (TP.HCM) thông tin, bệnh nhân H.N.T (35 tuổi, ngụ Kiên Giang) nhập viện tại đây trong tình trạng huyết áp tăng, yếu nửa người trái (nhất là chân trái) không rõ nguyên nhân, giọng nói ngọng không rõ lời.
Bệnh nhân T. cho biết, trước đó 3 ngày, khi xuất hiện các triệu chứng này, anh đã đi khám tại bệnh viện ở địa phương. Kết quả chụp CT sọ não tại bệnh viện địa phương không phát hiện bất thường nên bệnh nhân được cho thuốc uống, ở lại bệnh viện theo dõi. Sau 2 ngày điều trị, anh xin xuất viện và lên TP.HCM khám lại.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Dương Duy Trang, Trưởng khoa Nội tim mạch - Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Gia An 115, cho biết: Tại Bệnh viện Gia An 115, kết quả chụp MRI cho thấy bệnh nhân T. đã bị đột quỵ nhồi máu não đỉnh thái dương. Tuy nhiên, do bệnh nhân đã qua giai đoạn vàng can thiệp nên chỉ có thể tập vật lý trị liệu - phục hồi chức năng để tránh nguy cơ tàn phế sau cơn tai biến.
Ngoài ra, bệnh nhân còn trẻ và chưa rõ nguyên nhân gây nhồi máu não nên vấn đề quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân để điều trị, tránh nguy cơ đột quỵ tái phát.
Anh T. được chỉ định một số xét nghiệm để tìm thủ phạm gây đột quỵ. Siêu âm tim qua thực quản, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân còn tồn tại lỗ bầu dục ở giữa hai buồng tim (tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái), một dạng thông liên nhĩ lỗ nhỏ dễ tạo huyết khối gây đột quỵ.
Vì vậy, bệnh nhân được can thiệp bít thông liên nhĩ.
Sau đó, anh T. tiếp tục được điều trị nội khoa, hướng dẫn tập vật lý trị liệu - phục hồi chức năng.
Hiện tại, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định và trở lại cuộc sống bình thường.
"Đây là một ca bệnh đột quỵ ở người trẻ với nhiều yếu tố may mắn. Thứ nhất, bệnh nhân đã được phát hiện nhồi máu não đỉnh thái dương và tập vật lý trị liệu - phục hồi chức năng. Nếu không được phát hiện và luyện tập, bệnh nhân có thể phải sống cả đời với di chứng yếu liệt tay chân và giảm khả năng ngôn ngữ sau cơn tai biến. Thứ hai, bệnh nhân được phát hiện thông liên nhĩ và can thiệp kịp thời. Với tình trạng thông liên nhĩ lỗ nhỏ kín đáo dễ bỏ sót, nguy cơ tái phát đột quỵ rất cao, đe dọa tính mạng cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy cần chú ý tầm soát nguyên nhân này ở người bệnh đột quỵ trẻ tuổi", bác sĩ Trang đánh giá.
Phòng ngừa đột quỵ
Bác sĩ chuyên khoa 2 Dương Duy Trang khuyến cáo, để phòng ngừa đột quỵ, mỗi người cần xây dựng lối sống tích cực: hạn chế bia rượu; không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích; tuân thủ chế độ ăn uống điều độ, nên tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, giảm muối, giảm mỡ; tập luyện thể dục hằng ngày; tránh tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức và kéo dài...
Với những người đang mắc các bệnh lý như bệnh tim mạch, đái tháo đường... cần kiểm soát và điều trị tốt các bệnh.
Bên cạnh đó, cần chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát đột quỵ, nhất là với những người có nguy cơ cao. Đặc biệt, những người trẻ tuổi dù đang cảm thấy bản thân khỏe mạnh cũng không nên chủ quan bởi vì đột quỵ có thể xảy ra với bất cứ ai và khi ấy, hệ lụy sẽ rất khó lường.
Khải Linh
Kịp thời cứu sống cụ bà 84 tuổi bị đột quỵ trong "thời gian vàng" Với sự hỗ trợ của phần mềm RAPID ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán - điều trị đột quỵ và hệ thống chụp mạch xóa nền kỹ thuật số (DSA) cùng với thời gian đưa bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời, cụ bà U90 không chỉ được cứu sống mà còn phục hồi tốt. Ảnh minh họa Trước đó,...