Bác sĩ nói gì về “đi chung máy bay với người nhiễm Covid 19″?
Sau vụ việc một hành khách dương tính với virus SARS-Cov-2 quá cảnh TP.HCM trước khi bay về Nhật Bản, nhiều người quan tâm nguy cơ lây nhiễm khi bay cùng chuyến có đáng ngại?
Khử trùng máy bay để phòng dịch Covid-19. Ảnh minh họa
Chuyến bay có 1 khách quốc tịch Nhật Bản dương tính Covid-19 khiến 73 hành khách bay cùng chuyến được cách ly. Máy bay được tiến hành khử trùng.
Theo PGS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp của Trung tâm đáp ứng dịch bệnh khẩn cấp, Bộ Y tế, cho biết đi máy bay là việc bắt buộc đối với một số người do nhu cầu đi lại, công việc. Khi tình hình dịch đang lan rộng ở ngoài khu vực thì người dân được khuyến cáo hạn chế đến các nước đang có dịch Covid – 19.
Đối với các chuyến bay chở người từ vùng dịch về hoặc chở người nghi nhiễm Covid-19, máy bay đều được khử trùng, vệ sinh sạch sẽ để diệt virus. Các hãng hàng không cũng được khuyến cáo thường xuyên khử trùng, vệ sinh máy bay.
Về thông tin máy bay có hệ thống lọc và làm sạch không khí sau 3 phút, có khả năng diệt virus như hệ thống lọc khí trong bệnh viện nên an toàn, PGS Phu cho rằng không hẳn là an toàn tuyệt đối. Bản chất của virus SARS-Cov- 2 là virus bám và các giọt bắn, dịch tiết của người bệnh khi ho, hắt hơi chứ không bay lơ lửng trong không khí nên các loại máy lọc không khí không được đánh giá là có nhiều tác dụng phòng chống virus.
PGS Phu khẳng định, cơ chế lây lan Covid-19 không phải từ không khí, hít thở thông thường như các bệnh cúm, viêm hô hấp khác mà bàn tay mới là nơi giúp virus lây lan hiệu quả nhất. Cách tốt nhất là rửa tay thường xuyên và tránh chạm vào mặt. Nếu ho hoặc hắt hơi, hãy che mặt bằng khăn giấy rồi rửa tay sạch sẽ. Hãy bỏ thói quen sờ tay lên mặt mình. Đây là thói quen khó bỏ nhưng lại là thói quen cực kỳ xấu có thể gây bệnh.
Đối với những người đi máy bay thường xuyên, PGS Phu khuyến cáo nên chủ động bảo vệ sức khỏe có thể đeo khẩu trang y tế, rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay khô.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho rằng “không nên quá lo lắng khi đi máy bay”.
Quan trọng là cần có cách phòng bệnh và phải hiểu được đặc tính của virus corona. Virus corona không tự lây truyền qua không khí mà chúng được bao bọc bên trong môi trường bằng các hạt dịch cơ thể của người bệnh khi ho, hắt hơi, nói chuyện. Do đó, con đường lây lan nhanh nhất của virus corona là khi tiếp xúc với giọt bắn chứa virus từ người bệnh có thể trực tiếp hoặc qua tay, chân, vật dụng xung quanh chứ không phải qua hít thở bình thường khi đi cùng chuyến bay. Trường hợp bay cùng người nhiễm bệnh thì những người ngồi hàng ghế trước và sau có nguy cơ.
Video đang HOT
Chính vì thế, bác sĩ Khanh khuyên hãy phòng bệnh bằng cách hãy hiểu bản chất của con virus này để có cách phòng ngừa tốt nhất.
Trên thực tế, đã có những trường hợp tổ bay bay chung với người dương tính Covid-19 tuy nhiên không có ai lây nhiễm.
Cụ thể, ngày 23-1, có 2 vợ chồng người Trung Quốc đi trên chuyến bay của Vietnam Airlines (VNA) từ Trịnh Châu đến Nha Trang du lịch.
Trong thời gian ở Nha Trang, đôi vợ chồng Trung Quốc này ở tại hai khách sạn. Cả hai vợ chồng đều có dấu hiệu bệnh và họ đến khám tại một bệnh viện ở TP Nha Trang tuy nhiên do bệnh viện này không xét nghiệm Covid-19 nên không phát hiện bệnh.
Ngày 28-1, họ bay về nước trên chuyến bay của VNA và bị cách ly tại Trung Quốc vì nghi mắc bệnh. Sau đó, Vietnam Airlines cho biết cả hai vợ chồng được thông báo là dương tính với nCoV.
Hãng bay đã tiến hành khử trùng các tàu bay chở đôi vợ chồng này đi Nha Trang và về Trịnh Châu, Trung Quốc; yêu cầu 2 tổ bay bao gồm cả phi công và tiếp viên tự cách ly và theo dõi chặt sức khỏe. Sau đó không có ai lây nhiễm bệnh từ 2 hành khách trên.
Theo infonet
Mua nước rửa tay khô phòng bệnh, nên chú ý chi tiết này trên vỏ để tránh mua phải hàng giả
Lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19, nhiều cơ sở sản xuất đã làm giả, làm nhái các loại dung dịch sát khuẩn, nước rửa tay khô để bán ra thị trường nhằm trục lợi.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần thận trọng khi mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc, thành phần để tránh rước họa vào người.
Tràn lan nước rửa tay khô trôi nổi, kém chất lượng
Mới đây, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Bắc Giang) phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã tiến hành kiểm tra, phát hiện gần 1.200 chai nước rửa tay khô mang nhãn hiệu Gel Thuần Việt (của công ty TNHH Thu Minh) không có công bố tiêu chuẩn chất lượng.
Theo đó, dù cơ sở sản xuất này không được cấp phép đủ điều kiện sản xuất sản phẩm nước rửa tay khô để bán ra thị trường. Tuy nhiên, thấy thị trường đang khan hiếm mặt hàng này nên công ty đã sản xuất số lượng lớn sản phẩm trên để bán kiếm lời.
Người dân nên chọn mua, sử dụng những sản phẩm được sản xuất bởi những đơn vị uy tín, có địa chỉ, nguồn gốc, tem, nhãn mác rõ ràng, được kiểm định và cấp phép của Bộ Y tế. Ảnh minh họa
Hay trước đó, Công an tỉnh Thái Bình cũng đã phát hiện tạm giữ hàng nghìn chai nước rửa tay, tinh dầu của Công ty Thiên Y Việt để phục vụ điều tra hành vi sản xuất hàng giả. Qua công tác điều tra, xác định các sản phẩm này không được sản xuất theo đúng quy định. Bên cạnh đó, các sản phẩm này dán nhãn mác mang tên nước ngoài song chưa đăng ký, chưa được kiểm tra chất lượng.
Không chỉ 2 đơn vị trên, hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là dung dịch rửa tay khô có khả năng sát khuẩn phòng ngừa dịch bệnh. Tuy nhiên, chất lượng các sản phẩm này ra sao vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng.
Theo các chuyên gia, dung dịch sát khuẩn hay nước rửa tay khô sát khuẩn được sản xuất dưới nhiều dạng, trong đó phổ biến nhất là dạng nước, xịt hoặc gel. Các sản phẩm này có thành phần chính là cồn y tế (loại cồn 70 độ), nước, tinh dầu, chất diệt khuẩn...
Nếu nước rửa tay khô có nồng độ cồn quá thấp (dưới 60 độ) thì không có tác dụng diệt khuẩn hoặc tác dụng diệt khuẩn quá thấp. Trong khi đó, nếu nồng độ cồn quá cao (90 độ) thì sẽ làm đông, vón cục lớp protein trên bề mặt vi khuẩn, virus làm giảm tác dụng diệt khuẩn.
Tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe
Các chuyên gia cảnh báo, trong bối cảnh lợi dụng tình hình dịch bệnh, nhiều loại nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn giả, kém chất lượng được trà trộn vào thị trường, người dân cần thận trọng khi mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc, thành phần để tránh rước họa vào người.
Như trường hợp gia đình chị Thanh Hương (trú tại Hà Đông, Hà Nội) là ví dụ. Vài ngày trước, cậu con trai 4 tuổi nhà chị liên tục kêu ngứa ở tay, nhưng nghĩ con bị côn trùng hay muỗi đốt nên chị chỉ xoa nhẹ tay cho con. Tuy nhiên, 2 hôm gần đây, chị thấy con gãi nhiều xước cả da tay, rớm máu nên mới vội đưa đến phòng khám da liễu gần nhà để kiểm tra.
Thận trọng khi dùng các loại nước rửa tay khô không rõ thành phần, nguồn gốc tránh gây hại sức khỏe. Ảnh minh họa
Sau khi thăm khám, bác sĩ cho biết, bé nhà chị bị viêm da cơ địa. Khi ấy chị Hương mới ngờ ngợ việc mình đôi khi cũng bị ngứa ở tay. Theo lời người phụ nữ này, trước đó 2 tuần, để phòng ngừa dịch bệnh COVID-19, chị có mua 2 chai nước rửa tay khô được bán trên mạng với giá 120.000 đồng/chai 200ml về để cả gia đình dùng phòng bệnh.
Tuy nhiên, khi bác sĩ hỏi chị về thành phần chính trong lọ nước rửa tay đó, chị Hương lắc đầu không biết. Theo lời bác sĩ, việc dùng dung dịch sát khuẩn kém chất lượng cũng dễ gây tổn hại đến da, thậm chí gây nhiều hệ lụy khác nếu thành phần của chúng chứa nhiều cồn công nghiệp và các chất hóa học gây hại khác không được phép lưu hành, sử dụng.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, gần đây, bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến khám trong tình trạng da tay mẩn ngứa, bong tróc. Qua khai thác bệnh sử, một số người cho biết, họ có sử dụng dung dịch sát khuẩn mua ngoài thị trường hoặc tự pha chế để phòng bệnh.
Tương tự, Bệnh viện Da liễu TPHCM cũng đã tiếp nhận một số bệnh nhân bị các vấn đề về da tay khi sử dụng nước rửa tay sát khuẩn không rõ nguồn gốc, không đảm bảo về chất lượng.
BSCK2 Trần Kim Phượng, Trưởng Khoa Thẩm mỹ da (Bệnh viện Da liễu TPHCM) cho biết, những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không những không đem lại hiệu quả về mặt sát khuẩn, phòng bệnh mà còn khiến da tay, da nơi tiếp xúc trở nên khô. Khi dùng nhiều lần trong thời gian dài, da sẽ càng khô hơn, dễ bị bong tróc, gây ngứa và các bệnh lý viêm da cơ địa.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người dân nên chọn mua, sử dụng những sản phẩm được sản xuất bởi những đơn vị có uy tín, có địa chỉ, nguồn gốc, tem, nhãn mác rõ ràng, được kiểm định và cấp phép của Bộ Y tế để nâng cao hiệu quả phòng bệnh cũng như tránh rước họa vào người.
Cách nhận diện hàng giả, hàng kém chất lượng
Dung dịch sát khuẩn đảm bảo tiêu chuẩn là loại được các doanh nghiệp, cơ sở uy tín sản xuất, trên bao bì sản phẩm có địa chỉ, nguồn gốc, tem, nhãn mác, ngày sản xuất và hạn sử dụng rõ ràng, được kiểm định và cấp phép của Bộ Y tế.
Các sản phẩm chính hãng sẽ diệt được đa số vi khuẩn bám trên bề mặt da, hạn chế thấp nhất viêm da, kích ứng đỏ, ngứa da khi sử dụng. Một số sản phẩm còn có tác dụng làm mềm da.
Ngược lại, loại dung dịch sát khuẩn giả hoặc kém chất lượng thường in thông tin sơ sài trên sản phẩm. Đôi khi, không rõ thành phần, cơ sở sản xuất và đơn vị phân phối. Không có mã vạch hoặc mã vạch mờ, lem mực. Khi check mã vạch không hiện thị được thông tin của sản phẩm.
Mai Khôi
Theo giadinh.net
9 điều khiến cơ thể bạn già đi nhanh chóng Những người dành hầu hết thời gian trong ngày để ngồi và không tập thể dục sẽ khiến cơ thể lão hóa nhanh chóng. Ngồi hơn 8 giờ mỗi ngày, chế độ ăn uống không khoa học hay lười vận động có thể gây ra lão hóa nhanh và các vấn đề khác đối với sức khỏe của bạn. Trong bài viết này,...