Bác sĩ mổ bất ngờ phát hiện miếng nhựa xuyên đường thở bé trai
Gia đình không biết bé trai 11 tháng tuổi nuốt dị vật, phim X-quang trước mổ cũng không phát hiện bất thường.
Bé trai quê Phú Yên nhập Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) do sốt cao 7 ngày, hay đau vùng cổ ngực. X-quang phổi ghi nhận viêm phổi nhẹ, không thấy dị vật. CT Scan ngực có một khối tổn thương dạng túi. Bệnh nhi được điều trị viêm phổi một tháng nhưng không cải thiện, khò khè nhiều, không ăn uống được.
Nghi ngờ bé có vấn đề ở đường thở, các bác sĩ tiến hành nội soi phế quản phát hiện một lỗ rò thực quản – khí quản, không rõ nguyên nhân. Bé được hội chẩn toàn viện, quyết định phẫu thuật nhằm cắt đường rò.
Vào mổ ghi nhận khối áp xe ở vùng cổ trái, rất khó khăn để bóc tách. Quá trình phẫu thuật, kíp mổ bất ngờ phát hiện một dị vật đâm xuyên từ thực quản qua khí quản. Lúc đó thực quản gần như đứt đôi, khí quản nứt khoảng một đường 4 cm.
Mảnh nhựa được đưa ra khỏi cơ thể bé trai.
Bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết bình thường rất dễ phân định thực quản, khí quản. Trường hợp này dính thành một khối xơ cứng, viêm nhiễm khiến việc phẫu tích rất gian nan.
“Dị vật nằm ở khoảng trống giữa khí quản và thực quản, tức sau khi em bé nuốt vào, dị vật chui qua lòng thực quản ra ngoài rồi đâm thẳng vào khí quản, làm thành ổ nhiễm trùng”, bác sĩ Hiếu phân tích.
Video đang HOT
Do mảnh nhựa không cản quang nên không nhận dạng được qua Xquang, khối viêm nhiễm bao quanh dị vật thành một khối nên chỉ thấy hình ảnh dạng túi.
Dị vật nhiều góc cạnh, quá trình đưa ra ngoài nếu làm thương tổn khí quản quá lớn, khí sẽ ào ra khiến bé tử vong trên bàn mổ. Hoặc dị vật có thể vướng vào một mạch máu lớn gây nguy hiểm. Kíp mổ tiến hành siêu âm tại chỗ, phối hợp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để đưa dị vật ra an toàn.
Bác sĩ Nguyễn Thế Huy, Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết khả năng bé nuốt dị vật từ lúc 5-6 tháng tuổi. Theo thời gian, dị vật ăn thủng thực quản, đâm vào khí quản, khi đó bé mới có triệu chứng của đường hô hấp.
Cuộc mổ kéo dài 7 giờ, bác sĩ sau khi lấy dị vật đã khâu khí quản, xử lý tổn thương thực quản, đảm bảo các chức năng về sau.
Khi lấy dị vật ra ngoài, gia đình cho biết đó là mảnh nhựa từ vòng lắc tay đồ chơi, không biết bé nuốt từ lúc nào. Sau mổ 4 ngày, bệnh nhi được cai máy thở và hiện đang hồi phục khá tốt.
Lê Phương
Theo VNE
Người cha được 'đặc cách' vào phòng mổ để trấn an con
Trong quá trình thực hiện nội soi lấy dị vật, do bị kích thích, nên bệnh nhi giãy giụa liên tục khiến ca nội soi vốn đã phức tạp, nay lại càng khó khăn hơn, các y bác sĩ phải kềm giữ bé để cố định.
Dị vật trong phế quản bệnh nhi - BVCC
Bệnh viện (BV) Q.Thủ Đức (TP.HCM) vừa nội soi gắp thành công "đồ chơi ghép hình lego" trong phế quản bé trai N.Q.H (8 tuổi, ngụ Bình Dương).
Trước đó, ngày 7.3, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng ho sặc sụa, tím tái, bứt rứt khó chịu trong người...
Bệnh nhi được chỉ định CT Scanner ngay sau đó, kết quả cho thấy ở phế quản trái của bệnh nhi có một khối dị vật hình chữ nhật, kích thước (1 x 2 cm).
Để lấy được dị vật, bệnh nhi được chỉ định nội soi phế quản trái để gắp ra. Do trường hợp đặc biệt phức tạp, bệnh nhi mới chỉ 8 tuổi, rất khó thực hiện nội soi, do bé nhi dễ bị co thắt phế quản, có thể gây suy hô hấp cấp trong quá trình nội soi.
Vì vậy, cuộc hội chẩn liên khoa: Ngoại lồng ngực mạch máu và Gây mê hồi sức nhanh chóng được diễn ra ngay sau đó, để đưa ra phương án tối ưu nhất giữa việc chọn gây tê hoặc gây mê cho bé trước khi nội soi.
Sau hội chẩn và thống nhất ý kiến, ê kip quyết định chọn phương án gây tê vì những ưu điểm, dây thanh âm của bé vẫn còn mở khi gây tê (trái ngược lại với gây mê, dây thanh âm sẽ khép lại, khi rút dị vật ra có thể gây tổn thương dây thanh âm).
Hơn nữa, bé còn nhỏ, nếu sử dụng thuốc gây mê, thì dễ có những tác dụng phụ không mong muốn.
Để tinh thần bé được ổn định, bớt lo lắng, các bác sĩ đã quyết định đặc cách cho ba của bé vào cùng để trấn an do không sử dụng gây mê.
Trong quá trình thực hiện, do bị kích thích, nên bé giãy giụa liên tục khiến ca nội soi vốn đã phức tạp, nay lại càng khó khăn hơn, ê kíp phải kềm giữ bé để cố định. Đồng thời phải cố gắng gắp dị vật thật nhanh và chính xác để giảm thiểu khả năng gây sang chấn tối đa.
Sau 5 phút thực hiện, ca nội soi đã diễn ra thành công, dị vật được gắp ra khỏi người bé. Hiện tình trạng sức khỏe của bé đã ổn định, có thể xuất viện trong ngày tới.
* Cũng trong ngày 7.3, BV Q.Thủ Đức cũng đã thực hiện thành công ca nội soi phế quản gắp mẩu xương cá cho ông P.M (54 tuổi, ngụ Quảng Ngãi) sau 3 năm mắc phải.
Bệnh nhân cho biết, khoảng 3 năm trước, trong lúc ăn cơm, do không để ý, ông đã nuốt phải xương cá. Nghĩ nuốt vào thì nó cũng xuống dạ dày, nên ông không quan tâm nữa. Cho đến khoảng 4 tháng sau, ông bắt đầu có những triệu chứng ho, có đi khám và uống thuốc nhiều nơi nhưng không hết hẳn, mà chỉ được một thời gian lại bị tái phát, cứ như vậy kéo dài gần 3 năm trời. Cho đến thời gian gần đây, triệu chứng của ông trở nặng hơn nên ông mới đi BV. Hiện sức khỏe của ông đã tốt hơn, không còn bị ho như trước nữa.
Trước đó, tháng 10.2018, BV Q.Thủ Đức cũng đã tiến hành nội soi phế quản gắp thành công dị vật hạt sapoche (2 cm) cho bệnh nhân nữ 53 tuổi bị ho liên tục suốt 4 năm trời mà không rõ nguyên nhân.
Bác sĩ Nguyễn Kim Anh, Trưởng Khoa ngoại lồng ngực mạch máu, BV Q.Thủ Đức, khuyến cáo: Dị vật đường thở hay gặp ở trẻ em, do trẻ em thường có thói quen cho các đồ vật nhỏ vào miệng. Vì vậy khi chăm sóc trẻ, nếu trẻ chưa đủ ý thức để nhận biết, thì không nên cho trẻ chơi với đồ vật nhỏ dễ nuốt, nếu không có sự giám sát của người lớn. Trong mọi trường hợp khi phát hiện trẻ bị ho sặc do nuốt phải dị vật, phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám, nhằm kịp thời xử trí sớm tránh để lâu ngày có thể khiến trẻ bị viêm, suy hô hấp cấp dẫn đến tử vong.
Với người lớn, khi ăn bị sặc, ho, có triệu chứng đau tức ngực, ho dữ dội, cần đi khám ngay, không nên làm các biện pháp cố lấy dị vật ra, nhất là khi dị vật đã đi vào đường hô hấp. Nếu để lâu, điều này có thể dẫn tới viêm phổi tái phát nhiều lần. Lưu ý khi ăn uống, người dân cần tránh cười đùa.
Theo thanhnien
Nhập viện cấp cứu do nuốt xiên que khi ăn thịt nướng Cô gái 26 tuổi nuốt 1/3 cây xiên thịt nướng, được bác sĩ Bệnh viện Quận 11 (TP HCM) nội soi gắp ra. Bệnh nhân quê Tiền Giang nhập viện vài ngày trước, bác sĩ nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng nhưng không thấy dị vật vùng hầu họng do cây que đã di chuyển xuống ruột. Cuối cùng...