Bác sĩ lý giải vì sao bé 3 tuổi bị bỏ quên 7h trên xe thoát chết
Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, cháu bé khi tới bệnh viện các chức năng sống vẫn còn, em bé vẫn còn thở, nhịp tim đập tương đối tốt, chỉ có tri giác lơ mơ.
Sáng 16/9, tại buổi gặp mặt báo chí thông tin về tình trạng sức khỏe của bé 3 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh ở huyện Tiên Du, Bắc Ninh, PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, liên quan đến vấn đề sốc nhiệt và bỏ quên trên xe, trẻ em có tình trạng tăng thân nhiệt nhanh hơn người lớn. Vì vậy, khi đó, trẻ có nguy cơ bị mất nước cao. Tuy nhiên, theo PGS.TS Trần Minh Điển, điều này còn tùy vào từng đứa trẻ và tùy theo thời điểm, thời gian trẻ ở trên xe.
Bệnh viện Nhi Trung ương họp báo thông tin về sức khỏe của cháu bé 3 tuổi bị bỏ quên trên xe ở Tiên Du, Bắc Ninh
“Trường hợp này rất may mắn là em bé khi được Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận, các chức năng sống của cháu vẫn còn, em bé vẫn còn thở, nhịp tim vẫn đập tương đối tốt. Chỉ có tri giác em bé bắt đầu bị ảnh hưởng là bị lơ mơ. Như vậy là em bé chưa ở mức độ nặng nề ngay ở giai đoạn đó.”- PGS Trần Minh Điển cho biết.
PGS Điển cũng cho biết, hiện tri giác của cháu bé khá tỉnh táo, không có dấu hiệu của tổn thương thần kinh khu trú. Kết quả chụp CT sọ não cho thấy, bệnh nhân khá ổn và không có tổn thương gì. Tiên lượng sức khỏe của cháu bé khá tốt.
Cũng tại buổi họp báo, TS.BS Lê Xuân Ngọc, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Nhi Trung ương- Giảng viên quốc tế về cấp cứu nhi khoa APLS cho biết, cháu bé bị bỏ quên trên ôtô suốt 7 giờ đồng hồ đã thoát chết, được cứu sống là nhờ khâu cấp cứu ban đầu đúng, kịp thời.
Video đang HOT
Theo TS Lê Xuân Ngọc, với cơ sở y tế tuyến dưới, ngay khi tiếp xúc với nạn nhân, nếu thực hiện đúng, kịp thời những bước sơ cứu cơ bản thì không những đứa trẻ phục hồi nhanh nhất có thể mà còn tạo tiền đề thuận lợi cho việc điều trị tại những tuyến y tế trên cao hơn. “Nếu chúng ta chậm trễ 1 phút hoặc điều trị ban đầu sai thì dẫn tới 2 yếu tố, một là khả năng hồi phục của đứa trẻ không những chậm, thứ hai là nguy cơ dẫn đến biến chứng do cấp cứu sai ban đầu. Khi đó, các tuyến điều trị cấp cao hơn sẽ mất cơ hội để giúp đứa trẻ khôi phục một cách trọn vẹn nhất, tức là đứa trẻ phục hồi hoàn toàn mà không có di chứng”- TS Lê Xuân Ngọc cho biết.
Trước đó, một bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường mầm non tại huyện Tiên Du, Bắc Ninh. Bé bị bỏ quên trên xe khoảng 7 tiếng, từ sáng đến chiều. Khi phát hiện, cháu bé được chuyển vào bệnh viện huyện, rồi chuyển lên Bệnh viện Sản nhi tỉnh Bắc Ninh cấp cứu. Sau đó, cháu bé tiếp tục được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương vào chiều 13/9 trong tình trạng lơ mơ, sốt cao trên 38 độ do mất nước. Trước đó, cháu bé có biểu hiện hạ đường huyết.
Sau 2 ngày điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, cháu bé hiện đã tỉnh táo, tiếp xúc được với cha mẹ, tuy nhiên vẫn còn sốt nhẹ nên đang tiếp tục được điều trị tích cực.
Cũng trong sáng nay (16/9), UBND huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) đã tổ chức cuộc họp khẩn chỉ đạo các ngành chức năng của huyện tập trung làm rõ và xử lý vụ việc./.
Theo daidoanket
Nắng nóng, bệnh tật lại hoành hành
Các chuyên gia y tế cảnh báo, mùa Hè, nhiều loại bệnh không lây nhiễm cũng như các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ tăng cao.
Chưa kể, các biến chứng tức thời khi thời tiết nắng nóng như sốc nhiệt, say nắng, say nóng cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Bệnh nhân tăng cao
Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang bước vào những ngày nắng nóng gay gắt. PGS.TS Nguyễn Văn Chi - Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện (BV) Bạch Mai cho biết, số lượng bệnh nhân cấp cứu vì đột quỵ thời gian qua tăng cao. Có ngày BV tiếp nhận tới vài chục ca đột quỵ vào cấp cứu.
Chờ khám bệnh tại Bệnh viện Nhi T.Ư trong những ngày nắng nóng. Ảnh: Hà An
Mới đây Khoa tiếp nhận một bệnh nhân bị ngất xỉu, sau đó rơi vào trạng thái hôn mê khi đang đá bóng ngoài trời nắng. Bệnh nhân được chẩn đoán phình mạch máu não, dù được cấp cứu ngay lập tức nhưng đã tử vong sau đó. "Việc vận động với cường độ mạnh trong thời tiết nắng nóng gây nguy hiểm bởi khi nhiệt độ cao hơn cơ thể dễ xảy ra nhiều biến cố "sốc nhiệt", bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng hôn mê" - PGS.TS Nguyễn Văn Chi nói.
PGS.TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc BV Nhi T.Ư cho biết, trong số bệnh nhân nhập viện mấy ngày qua do nắng nóng có khá nhiều trẻ bị viêm phế quản, ho, sốt, tiêu chảy. Cùng với đó, BV cũng ghi nhận khá nhiều ca mắc sởi, cúm, ho gà do chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm phòng không đầy đủ.
Tại BV Lão khoa T.Ư, số người già mắc các bệnh mãn tính đến khám tăng từ 30 - 50% trong những ngày nắng nóng.
Năm nay có điểm bất thường là sự bùng phát của dịch cúm. PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, BV Bạch Mai, cho hay, dù thời tiết đang nắng nóng gay gắt nhưng vẫn có nhiều bệnh nhân cúm nhập viện. Các ca mắc bệnh cúm năm nay chủ yếu là cúm mùa như A/H1N1, A/H3N2 và cúm B.
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, số bệnh nhân vào Trung tâm Bệnh Nhiệt đới khám và điều trị vì các bệnh sởi, thủy đậu... cũng gia tăng đáng kể.
Chưa kể, theo ghi nhận của phóng viên trên địa bàn Hà Nội, bệnh sởi thường gây dịch vào mùa lạnh, nhưng những ngày qua nhiệt độ tăng cao, số ca mắc sởi vẫn tăng. Cụ thể, tuần qua Hà Nội ghi nhận gần 100 ca mắc sởi, lũy tích từ đầu năm đến nay, TP đã ghi nhận hơn 1.000 ca mắc sởi (gấp hơn 15 lần so với cùng kỳ năm 2018)
Chủ động tiêm vaccine
Những ngày tới, thời tiết trên cả nước được dự báo sẽ tiếp tục nắng nóng gay gắt. Các bác sĩ khuyến cáo, trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 16 giờ là thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày, người dân nên hạn chế vận động, lao động ngoài trời nếu không thực sự cần thiết. Nếu bắt buộc phải làm việc hay hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao thì nên di chuyển đến nơi có không khí mát mẻ 1 lần/giờ, nghỉ ngơi khoảng 15 phút, sau đó trở lại công việc. Ngoài ra, cần chủ động uống nước, không nên đợi đến lúc khát nước mới uống, chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, nhiều vitamin C, tập luyện thể dục thể thao hợp lý, vừa sức.
Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế Trần Đắc Phu khuyến cáo người dân cần cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, kịp thời: "Nếu ngừng tiêm chủng hoặc tỷ lệ tiêm chủng thấp, các thành quả khống chế, loại trừ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong hàng chục năm qua ở nước ta sẽ bị phá vỡ và dịch bệnh lại bùng phát trở lại. Khi đó, tất cả những người chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh. Những trẻ nhỏ chưa đủ điều kiện để tiêm chủng sẽ bị tấn công với tỷ lệ biến chứng và tử vong cao".
Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành phòng, chống nắng nóng cho người bệnh.Các Khoa hồi sức, Khoa nhi, Khoa sản... phải đầy đủ quạt thông gió hoặc điều hòa nhiệt độ.
Theo kinhtedothi
Những biến chứng thường gặp khi bị sốc nhiệt Theo cảnh báo của ngành y tế, sốc nhiệt có thể gây nên cho tất cả các cơ quan. Về tim mạch, phổi, thận, máu, thần kinh... khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái phù phổi, viêm phố, suy thận, hạ kali máu, rối loạn đông máu, mất trí nhớ, suy gan. Sốc nhiệt là tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi tình...