Bác sĩ hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ bị đuối nước
Hiện đang trong mùa hè nắng nóng, nhiều gia đình có xu hướng đi du lịch biển, hoặc cho trẻ thường xuyên tắm hồ bơi, dễ dẫn đến các tai nạn đáng tiếc do đuối nước.
Bệnh nhi N.T.G (17 tháng tuổi, ngụ TP.HCM) nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) trong tình trạng suy hô hấp, tím tái do đuối nước.
Được biết, khi gia đình không để ý, bé G. đã ra vườn nhà chơi và rơi xuống hồ bơi. Khi được phát hiện, bé đã ngất và tím tái. Gia đình nhanh chóng sơ cứu và chuyển bệnh nhi vào Bệnh viện Nhi đồng 2. Bé được thở máy 3 ngày tại Khoa Hồi sức tích cực. Hiện sức khỏe bệnh nhi đã ổn định.
Theo ghi nhận của Bệnh viện Nhi đồng 2, trong hai tuần đầu tháng 5, Khoa Hô Hấp 1 đã tiếp nhận 4 trường hợp đuối nước. Các bé đều nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng. May mắn là các ca đều được cứu sống, chưa ghi nhận ca tử vong.
Ảnh minh hoạ.
Các bác sĩ cảnh báo, hiện đang trong mùa hè nắng nóng, nhiều gia đình có xu hướng đi du lịch biển, hoặc cho trẻ thường xuyên tắm hồ bơi, dễ dẫn đến các tai nạn đáng tiếc do đuối nước.
Sơ cứu đuối nước tại hiện trường
Theo bác sĩ Lê Thanh Tuyền (Khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2): Việc sơ cứu đuối nước ban đầu ngay tại hiện trường cần kịp thời, đúng kỹ thuật đóng vai trò quyết định sự sống còn và di chứng về sau của trẻ.
Bác sĩ hướng dẫn cách sơ cứu tại hiện trường:
Video đang HOT
Nếu trẻ mê: Cần hồi sức hà hơi thổi ngạt khi còn dưới nước. Sau vài nhịp trẻ sẽ đáp ứng, sau đó nhanh chóng đem lên bờ.
- Nếu trẻ mê nhưng còn thở (lồng ngực còn di động) thì đặt tư thế nằm nghiêng, nhanh chóng đưa đến bệnh viện.
- Nếu trẻ ngưng thở (lồng ngực bất động) thì thực hiện hồi sức tim phổi (ấn tim, hà hơi thổi ngạt), cùng lúc gọi cấp cứu hỗ trợ.
Nếu trẻ tỉnh: Mang lên bờ, đặt trẻ nằm ngửa, đầu lưng trên cùng mặt phẳng, nơi khô ráo, thoáng khí và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.
Không nên:
Bên cạnh đó, bác sĩ Tuyền khuyến cáo một số cách cấp cứu đuối nước sai lầm và làm mất thời gian vàng trong sơ cấp cứu bệnh nhân, mọi người cần tránh:
Không sốc nước.
Không ấn bụng.
Không hơ lửa.
Không đặt nạn nhân nằm đầu thấp để nước chảy ra.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Điều quan trọng nhất trong thực hiện phòng ngừa đuối nước ở trẻ em là: Các bậc cha mẹ phải luôn giám sát con em mình khi đi bơi, tắm biển, ao, hồ.
Đậy kín các vật dụng chứa nước trong nhà. Không để trẻ nhỏ ở nhà một mình, đặc biệt đối với các trẻ mới biết đi, trẻ hiếu động luôn muốn tìm tòi hiểu biết thế giới xung quanh. Một phút sơ sẩy có thể trả giá bằng cả mạng sống của các em, hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề về sau”, bác sĩ Tuyền cảnh báo.
Bệnh viện Nhi đồng 2: Hai tuần cấp cứu 4 trẻ đuối nước
Ngoài việc biết cách sơ cứu đuối nước ban đầu, phụ huynh cần nâng cao ý thức chăm sóc, bảo vệ con, tập bơi cho con trẻ.
Phụ huynh cần giám sát con khi cho đi tắm biển - ẢNH: DUY TÍNH
Ngày 15.5, Khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), cho biết trong vòng 2 tuần đầu tháng 5.2020, nơi này đã tiếp nhận 4 trường hợp đuối nước.
Các bé bị đuối nước này đều nhập viện trong bệnh cảnh suy hô hấp nặng cần hỗ trợ hô hấp, may mắn chưa ghi nhận ca tử vong liên quan.
Như trường hợp bé L. (17 tháng tuổi), ra vườn nhà chơi, rơi xuống hồ bơi và bị đuối nước. Gia đình phát hiện thì bé đã ngất và tím tái nên sơ cứu ban đầu và chuyển vào Bệnh viện Nhi đồng 2. Các bác sĩ nỗ lực cứu bệnh nhi. Sau khi được hồi sức, thở máy 3 ngày, hiện sức khỏe bệnh nhi đã ổn định.
Các bác sĩ khuyến cáo, ngoài việc biết cách sơ cấp cứu đuối nước ban đầu đúng, phụ huynh cần nâng cao ý thức trong việc chăm sóc, bảo vệ con.
Các bậc cha mẹ phải luôn giám sát con em mình khi đi tắm biển, ao, hồ; đậy kín các vật dụng chứa nước trong nhà; không để trẻ nhỏ ở nhà một mình, đặc biệt đối với các trẻ mới biết đi, trẻ hiếu động luôn muốn tìm tòi hiểu biết thế giới xung quanh.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc phổ cập bơi lội tại trường học, cũng như các buổi huấn luyện kỹ năng sơ cứu đuối nước cho các phụ huynh và thầy cô giáo để xử trí kịp thời, không để xảy ra tình trạng đáng tiếc.
Theo Bộ LĐ-TB-XH, mỗi năm cả nước có hơn 2.000 trẻ em tử vong vì đuối nước. Việc sơ cứu đuối nước ban đầu kịp thời, đúng kỹ thuật đóng vai trò quyết định sự sống còn và di chứng về sau của trẻ.
Nên làm và nên tránh:
Cách sơ cứu đuối nước tại hiện trường:
Nếu trẻ mê: Hồi sức hà hơi thổi ngạt khi còn dưới nước, sau vài nhịp trẻ sẽ đáp ứng, sau đó nhanh chóng đem lên bờ.
Nếu trẻ mê nhưng còn thở (lồng ngực còn di động): Đặt tư thế nằm nghiêng, nhanh chóng đưa đến bệnh viện.
Nếu trẻ ngưng thở (lồng ngực bất động): Thực hiện hồi sức tim phổi (ấn tim, hà hơi thổi ngạt), gọi cấp cứu hỗ trợ.
Nếu trẻ tỉnh: Mang lên bờ, đặt trẻ nằm ngửa, đầu lưng trên cùng mặt phẳng, nơi khô ráo, thoáng khí, nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.
Cần tránh:
Không sốc nước; không ấn bụng; không hơ lửa và không đặt nạn nhân bi đuối nước nằm đầu thấp để nước chảy ra.
Bé 4 tuổi suýt mất mạng vì người nhà đắp lá thuốc chữa chấn thương Cháu bé 4 tuổi bị té dẫn đến chấn thương đã được bác sĩ bó bột. Tuy nhiên sau đó người nhà đã tháo bột để đắp lá thuốc cho nhanh khỏi dẫn tới tạo mủ toàn cánh tay trái kéo dài lên khớp vai. Thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM ngày 27/3 cho biết, tại đây vừa tiếp nhận...