Bác sĩ gắp ra từ mũi nữ bệnh nhân một con bướm nhỏ còn giãy dụa
Chị N.T.M. (41 tuổi, ở Hà Nội) vào Bệnh viện Xanh Pôn cầu cứu bác sĩ vì đang đi đường thì bị một con côn trùng va vào mặt rồi chui sâu vào mũi trái. Khi bác sĩ gắp ra, đó là một con bướm nhỏ vẫn còn giãy dụa…
Hình ảnh cho thấy côn trùng là một con bướm nhỏ chui vào sâu trong mũi bệnh nhân
Ngày 16-7, bác sĩ Nhâm Tuấn Anh, khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, bệnh viện vừa xử lý điều trị cho nữ bệnh nhân N.T.M. bị bướm “bay lạc” vào mũi trái.
Theo lời kể của chị M., khoảng 4 giờ sáng, chị lái xe máy ra đường, đang đi thì bất ngờ bị một con bướm bay tạt vào mặt rồi chui tọt vào bên mũi trái. Sau khi chui nhầm chỗ, con bướm giãy dụa tìm lối thoát. Chị càng cố khều ra, con bướm càng kẹt sâu trong mũi, nhờ mọi người xung quanh lấy ra giúp nhưng cũng không được.
Mùi hôi từ côn trùng tiết ra khiến chị nôn ọe, vô cùng khó chịu, buộc phải vào bệnh viện kiểm tra. Tại Bệnh viện Xanh Pôn, khi được bác sĩ gắp ra từ lỗ mũi bệnh nhân, con bướm vẫn còn giãy dụa.
Bác sĩ Nhâm Tuấn Anh cảnh báo, khi bị côn trùng chui vào mũi, việc tự khều côn trùng nếu không có dụng cụ và không quan sát rõ, nhất là thói quen lấy tăm bông ngoáy vào mũi sẽ khiến côn trùng giãy dụa nhiều hơn, chui sâu hơn, có thể gây tổn thương, ra máu, phù nề trong mũi.
Do vậy, khi bị côn trùng chui vào mũi, người dân phải hết sức bình tĩnh và xử trí hợp lý, tốt nhất bằng cách dùng nước sạch bơm nhẹ vào mũi rồi xì ra. Nếu côn trùng không chui ra thì phải đến cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để gắp côn trùng ra ngoài.
Video đang HOT
Theo anninhthudo
Bác sĩ khuyến cáo việc không được làm khi bị côn trùng chui vào mũi để tránh nguy hiểm
BS. Nhâm Tuấn Anh cho biết: Trường hợp không may bị côn trùng chui vào mũi, chúng ta phải hết sức bình tĩnh và xử trí hợp lý.
Thời tiết thất thường, côn trùng như muỗi, kiến, ruồi, nhặng... thường phát triển và xuất hiện những nơi ô nhiễm, ẩm thấp, có nhiều đồ đạc... Chúng có thể sẽ chui vào tai, mũi khi bạn đang ngủ, thậm chí lúc kể cả lúc đi trên đường. Trẻ nhỏ có nguy cơ bị côn trùng tấn công nhiều hơn người lớn và dễ gây tổn thương nghiêm trọng nếu điều trị sai cách.
Mới đây, có trường hợp bệnh nhân nữ, 41 tuổi, gặp rắc rối với các loại côn trùng này. Khoảng 4h sáng ngày 14/7, như thường lệ chị H lái xe máy đi làm, do quên đeo khẩu trang nên đã bị 1 con bướm "bay lạc" vào mũi trái. Con bướm sau khi biết "nhầm chỗ" liền giãy dụa tìm lối thoát ra, càng giãy càng chui sâu và bị mắc kẹt trong khe mũi chị H. Lúc này, mùi hôi từ con bướm tiết ra khiến cho chị vô cùng khó chịu, buồn nôn. Không thể chịu đựng thêm, chị H nhờ người khác khều con bướm ra nhưng không được, mùi hôi càng lúc càng tăng khiến chị H phải vào viện để kiểm tra.
Hình ảnh côn trùng chui vào mũi chị H.
BS. Nhâm Tuấn Anh, phụ trách đơn nguyên Tai Mũi Họng Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cho biết: "Chúng tôi đã gắp con bướm vẫn còn giãy dụa trong mũi bệnh nhân ra. Đây là một trong nhiều trường hợp bác sĩ trực chuyên khoa Tai Mũi Họng thường gặp vào lúc nữa đêm hay gần sáng".
BS Tuấn Anh khuyến cáo việc không được làm khi bị côn trùng chui vào mũi để tránh nguy hiểm:
Khi bị côn trùng chui vào mũi, tuyệt đối không được tự khều côn trùng khi không có dụng cụ và quan sát rõ, điều này khiến côn trùng giãy dụa nhiều hơn, có thể gây tổn thương, ra máu, phù nề trong mũi.
Không tự ý xử trí bằng những cách dân gian như hơ lá, xông hơi hay dùng tăm bông ngoáy vào mũi. Làm như vậy côn trùng hoảng sợ, chạy sâu vào trong. Sự thiếu hiểu biết không làm chết được con vật mà còn khiến bệnh nhân có nguy cơ bị tai biến và thương tật vĩnh viễn suốt đời.
Cũng không nên quá lo lắng, hốt hoảng có thể kích động khiến côn trùng chui sâu vào trong hốc mũi.
Cách xử trí khi bị côn trùng chui vào mũi
BS. Nhâm Tuấn Anh cho biết: Trường hợp không may bị côn trùng chui vào mũi, chúng ta phải hết sức bình tĩnh và xử trí hợp lý.
Đầu tiên, hãy xử trí tại chỗ, bệnh nhân nên dùng nước sạch bơm nhẹ vào mũi rồi xì ra.
Trường hợp côn trùng không chui ra thì phải đưa bệnh nhân tới bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng để gắp côn trùng ra ngoài.
Cách phòng ngừa côn trùng chui và mũi
Dọn dẹp nhà cửa thoáng mát để hạn chế côn trùng ẩn náu
Ngủ giường, hạn chế ngủ trên đất hay những nơi ẩm thấp và phải mắc màn khi ngủ.
Đeo khẩu trang khi đi đường.
Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phải vệ sinh sạch sẽ sau khi bé bú sữa, thay quần áo, ga, áo gối thường xuyên để côn trùng không bị dụ tới.
Theo Helino
Trẻ 2 tuổi nhập viện cấp cứu sau khi nhai 3 viên thuốc ngủ Trong lúc nghịch vỉ thuốc, bé trai 2 tuổi đã lấy 3 viên bỏ vào miệng nhai. Khi bé ngủ li bì, gia đình mới tức tốc chuyển đi cấp cứu tại Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội. Bé V. (2 tuổi, ngụ ở Hoài Đức, Hà Nội) bị ngộ độc thuốc ngủ Rotunda. Bé được cấp cứu tại Bệnh viện Xanh Pôn...