Bác sĩ đưa ra 15 loại thức ăn, đồ uống tốt nhất để phòng dịch COVID-19
Rất nhiều người khi nhiễm bệnh cơ thể sẽ tự chữa lành nhờ có hệ thống miễn dịch tốt, đặc biệt là những nhóm bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng. Dinh dưỡng thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp cơ thể khoẻ mạnh ở mức độ từng tế bào.
Để giúp người dân lựa chọn chế độ dinh dưỡng tốt nhất phòng chống dịch COVID-19, Báo Lao Động đăng tải bài viết về chủ đề này của Bác sĩ Trần Quốc Khánh (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức).
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong dự phòng COVID-19. Ảnh minh hoạ: Getty.
Gia vị
1. Tỏi
Tỏi chứa hàm lượng cao các hợp chất chứa lưu huỳnh như allicin chống lại nhiễm trùng, ngoài ra nó giúp giảm huyết áp và làm chậm quá trình xơ cứng động mạch. Lưu ý nên dùng tỏi sống còn nguyên tinh dầu, tránh nấu quá kỹ hoặc rang lên.
2. Gừng
Gừng là gia vị giúp giảm quá trình viêm nhiễm rất mạnh, đặc biệt trong viêm họng hoặc viêm đường hô hấp nói chung.
3. Nghệ
Nghệ được sử dụng trong nhiều năm như một chất chống viêm trong điều trị cả viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, nồng độ curcumin cao trong nghệ có thể giúp giảm tổn thương gân cơ do vận động thể thao.
4. Ớt chuông đỏ
Video đang HOT
Ớt chuông đỏ chứa gấp đôi vitamin C so với cam quýt. Chúng cũng là nguồn beta carotene phong phú. Bên cạnh việc tăng cường hệ thống miễn dịch, chúng có thể giúp giữ cho đôi mắt và làn da của chúng ta khỏe mạnh.
Thực phẩm
Bông cải xanh chứa nhiều vitamin A, C và E cũng như nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ khác. Lưu ý, chỉ hấp hoặc luộc sơ, tránh hầm hoặc nấu quá kỹ.
6. Rau Bina
Rau bina không chỉ giàu vitamin C mà còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và beta carotene làm tăng khả năng chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch. Rau bina có lợi cho sức khỏe nhất khi nấu đơn giản nhất như trộn salad, luộc nhanh…
7. Gia cầm
Gia cầm như gà và gà tây có nhiều vitamin B-6. Khoảng 1 lượng thịt gà tây hoặc thịt gà ta chứa 40 đến 50 phần trăm lượng B-6 được đề nghị hàng ngày của mỗi người. Vitamin B-6 là một nhân tố quan trọng trong nhiều phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể cũng như góp phần vào sự hình thành của các tế bào hồng cầu mới.
8. Cá tươi.
Rất giàu dinh dưỡng đặc biệt omega 3 rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Có điều kiện ở thành phố thì dùng cá Hồi, ở địa phương có thể dùng cá biển, cá hồ, to nhỏ đều rất tốt.
9. Động vật có vỏ
Các loại động vật có vỏ chứa nhiều kẽm bao gồm: cua, sò, tôm, trai.. Kẽm cần để các tế bào miễn dịch của chúng ta có thể hoạt động bình thường.
Trái cây
10.Trái cây có múi
Vitamin C được cho là làm tăng sản xuất tế bào bạch cầu. Đây là chìa khóa giúp tăng cường hệ miên dịch nói chung để chống lại nhiễm trùng và chúng có rất nhiều trong trái cây có múi bao gồm: bưởi, cam quýt, chanh… Cần bổ sung trái cây hằng ngày để đảm bảo hệ miễn dịch ở mức tốt nhất có thể.
11.Goji, Đu đủ, Kiwi, Lựu..
Những loại quả này chứa rất nhiều vitamin C. Đu đủ cũng có một loại enzyme tiêu hóa gọi là papain có tác dụng chống viêm mạnh. Ngoài ra đu đủ còn chứa lượng kali, vitamin B và folate dồi dào, tất cả đều có lợi cho sức khỏe tổng thể. Giống như đu đủ, kiwi có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, bao gồm folate, kali, vitamin K và vitamin C.
12. Sữa chua, sữa chua vi sinh và Chocolate đen.
Chúng giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột & kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động để chống lại nhiễm khuẩn. Ngoài ra, sữa chua cũng là một nguồn vitamin D tuyệt vời. Vitamin D giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và được cho là giúp tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh tật.
13. Quả Hạnh nhân và các loài hạt.
Cung cấp nguồn chất béo lành mạnh và lượng vitamin E dồi dào. Một khẩu phần nửa cốc cung cấp gần 100% lượng vitamin E được khuyến nghị hàng ngày cho chúng ta.
14. Hạt hướng dương
Hạt hướng dương có đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm phốt pho, magiê và vitamin B-6 và đặc biệt là rất giàu vitamin E, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Vitamin E rất quan trọng trong việc điều chỉnh và duy trì chức năng hệ thống miễn dịch.
Đồ uống
15.Trà xanh, rượu vang đỏ.
Những đồ uống này chứa một chất chống oxy hóa rất mạnh mẽ, tăng cường chức năng miễn dịch. Trà xanh cũng là một nguồn axit amin L-theanine tốt. L-theanine có thể hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống vi trùng trong các tế bào T của bạn.
BÁC SĨ TRẦN QUỐC KHÁNH (BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC)
Những người có nguy cơ cao mắc Covid-19, phải làm gì để phòng bệnh?
Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao mắc Covid-19 và dễ tiến triển nặng hoặc có người thân trong nhóm này thì Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới khuyên cần chú ý thực hiện các biện pháp sau để phòng bệnh.
Người già (trên 60 tuổi) hoặc người có bệnh mạn tính là nhóm cần được tăng cường bảo vệ, phòng chống nhiễm Covid-19 - Ảnh minh họa: Thanh Hương
Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), những người già (trên 60 tuổi) hoặc người có sẵn các vấn đề sức khỏe, bệnh mạn tính như tim, phổi, đái tháo đường hoặc bệnh lý hệ miễn dịch... là nhóm có nguy cơ cao mắc Covid-19 và dễ tiến triển nặng.
Vì vậy, đây là nhóm người càng cần được chú ý bảo vệ sức khỏe và tăng cường các biện pháp phòng bệnh Covid-19.
Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao hoặc có người thân trong nhóm này thì Bộ Y tế và WHO khuyên bạn cần thực hiện các biện pháp sau.
Khải Linh
Cần làm gì khi trong gia đình có người nghi nghiễm COVID-19? Nếu trong gia đình bạn có người nghi nhiễm virus corona, việc tuân thủ các phương pháp phòng tránh, cách ly hiệu quả có thể giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm sang các thành viên khác và cho cộng đồng. WHO và Bộ Y tế đã ra khuyến cáo những điều cơ bản về cách bảo vệ bản thân và người thân...