Bác sĩ Đỗ Nguyên Thiều: Phục hồi cơ thể sau khi dùng kháng sinh là khôi phục lại các lợi khuẩn đã mất
Phục hồi cơ thể sau khi dùng kháng sinh là một phương pháp giúp khôi phục lại những lợi khuẩn có lợi đã mất, cũng như giảm những triệu chứng mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh. Cùng nghe Bác sĩ Đỗ Nguyên Thiều chia sẻ phương pháp.
Thuốc kháng sinh là một loại thuốc giúp chống lại vi khuẩn và hiện tượng nhiễm trùng. Việc sử dụng kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và đặc biệt là sau thời gian ngưng dùng kháng sinh, cơ thể chúng ta vẫn còn những tồn dư của kháng sinh.
1. Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh lên cơ thể
Thuốc kháng sinh là một loại thuốc dùng để điều trị các trường hợp bị vi khuẩn xâm nhập, viêm, nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Có rất nhiều loại kháng sinh khác nhau sử dụng cho những mục đích khác nhau. Đa số kháng sinh là những loại phổ rộng, hoạt động trên một loạt các vi khuẩn gây bệnh.
Thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị tốt và hiệu quả trong những trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh có thể đi kèm với một số tác dụng phụ, và đa phần sau khi dùng xong kháng sinh.
Thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị tốt và hiệu quả trong những trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng (Ảnh: Internet)
Nhiều chứng minh khoa học cho thấy, việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể tác động đến gan và dạ dày của bạn, mức độ nặng nhẹ phụ thuộc và liều lượng cũng như thời gian sử dụng dài hay ngắn. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thuốc kháng sinh là loại thuốc phổ biến gây tổn thương gan.
Ngoài ra, thuốc kháng sinh cũng tác động mạnh đến hàng nghìn tỷ vi khuẩn và kể cả những lợi khuẩn trong cơ thể. Sử dụng kháng sinh nhiều và trong thời gian dài cũng làm thay đổi mạnh mẽ số lượng và loại vi khuẩn trong hệ sinh vật đường ruột trong giai đoạn đầu đời.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng kháng sinh trong thời gian 7 ngày có thể khiến cấu trúc hệ vi sinh vật đường ruột bị thay đổi và thời gian ổn định trở lại phải mất đến 1 năm. Điều này làm gia tăng nguy cơ tăng cân và gây ra béo phì. Trường hợp khác, việc lạm dụng kháng sinh còn gây ra tình trạng kháng thuốc, không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn.
Mặt khác khi sử dụng kháng sinh, người bệnh cũng có thể gặp phải những tác dụng phụ ngay lập tức tại đường ruột như tiêu chảy, táo bón hoặc đau bụng.
Khi sử dụng kháng sinh, người bệnh cũng có thể gặp phải những tác dụng phụ ngay lập tức tại đường ruột (Ảnh: Internet)
2. Phục hồi cơ thể sau khi sử dụng kháng sinh
Chính vì những tác dụng phụ lâu dài trên cơ thể, nhiều trường hợp mấy từ 6 tháng đến 12 tháng mới có thể ổn định trở lại sau khi dùng kháng sinh, cho nên việc phục hồi cơ thể sau khi sử dụng kháng sinh là một việc làm cần thiết giúp đẩy nhanh những tác dụng phụ ra khỏi cơ thể người bệnh
Video đang HOT
Theo Bác sĩ Đỗ Nguyên Thiều (Chuyên gia thảo dược học, em trai Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Đỗ Nguyên Phương), để phục cơ thể sau khi sử dụng kháng sinh, người bệnh có thể sử dụng các loại men vi sinh hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường chất xơ và các loại khoáng chất. .
- Uống men vi sinh trong và sau khi điều trị
Cũng theo Bác sĩ Đỗ Nguyên Thiều, việc uống kháng sinh làm thay đổi hệ sinh vật đường ruột, cho nên uống men vi sinh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy liên quan đến sử dụng thuốc.
Tuy nhiên, do men vi sinh thường là vi khuẩn, chúng cũng có thể bị tiêu diệt bởi kháng sinh nếu dùng chung, cho nên các chuyên gia thường khuyến cáo sử dụng hai nhóm này cách nhau 2-3 giờ để tránh tương tác làm giảm tác dụng của thuốc.Ngoài ra, người bệnh sau dùng kháng sinh cũng nên tiêu thụ các sản phẩm có chứa Probiotic để phục hồi một số vi khuẩn lành mạnh trong ruột có thể đã bị tiêu diệt.
Uống men vi sinh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy liên quan đến sử dụng thuốc (Ảnh: Internet)
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ
Bác sĩ Đỗ Nguyên Thiều cũng cho biết, để phục hồi cơ thể sau khi dùng kháng sinh, người bệnh nên tiêu thụ nhiều chất xơ để cải thiện đường tiêu hóa và giảm những tác động của thuốc lên cơ quan này.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, chất xơ có thể giúp phục hồi vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh sau một đợt kháng sinh. Theo bác sĩ, người bệnh nên sử dụng những loại thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt bao gồm cháo, bánh mì đen, gạo lứt, các loại đậu, quả mọng hoặc đơn giản nhất là chuối hay atiso.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất xơ không chỉ có khả năng kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi mà còn giúp giảm sự tăng sinh của vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, nên sử dụng nhiều chất xơ sau khi kết thúc liệu trình kháng sinh bởi chất xơ có thể làm chậm sự hấp thụ thuốc, giảm tác dụng của kháng sinh.
- Ăn thực phẩm lên men
Theo Bác sĩ Đỗ Nguyên Thiều, để phục hồi cơ thể sau khi dùng kháng sinh cũng có thể ăn các loại thực phẩm lên men như sữa chua, phô mai, bắp cải muối, kim chi, sữa chua uống… Trong các nhóm thực phẩm này có chưa một số loại vi khuẩn khỏe mạnh như Lactobacilli giúp khôi phục hệ vi sinh vật đường ruột và duy trì trạng thái khỏe mạnh.
Lactobacilli giúp khôi phục hệ vi sinh vật đường ruột và duy trì trạng thái khỏe mạnh (Ảnh: Internet)
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng chỉ ra rằng, người tiêu thụ sữa chua hoặc sữa lên men có lượng Lactobacilli cao hơn trong ruột và lượng vi khuẩn gây bệnh thấp hơn, chẳng hạn như Enterobacteria và Bilophila wadsworthia.
Ngoài ra, việc ăn kimchi cũng có tác dụng tương tự, giúp kích thích vi khuẩn khỏe mạnh trong đường ruột. Do đó, ăn thực phẩm lên men có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột sau khi dùng kháng sinh, đồng thời, giảm các triệu chứng khó chịu ở đường ruột như tiêu chảy hoặc đau bụng.
- Ăn thực phẩm Prebiotic
Bác sĩ Đỗ Nguyên Thiều cũng nhấn mạnh, khác với men vi sinh là vi khuẩn sống, prebiotic là thực phẩm nuôi vi khuẩn tốt trong ruột của bạn. Một số loại thực phẩm chất xơ là prebiotic giúp vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và tăng sinh mạnh hơn.
Prebiotic giúp vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và tăng sinh mạnh hơn (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, các loại thực phẩm khác không có nhiều chất xơ mà hoạt động như prebiotic bằng cách giúp sự phát triển của các vi khuẩn lành mạnh như Bifidobacteria. Một nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ chiết xuất polyphenol rượu vang đỏ trong bốn tuần có thể làm tăng đáng kể lượng Bifidobacteria lành mạnh trong ruột và làm giảm huyết áp và cholesterol trong máu.
Do vậy để phục hồi cơ thể sau khi sử dụng kháng sinh, bạn có thể ăn thực phẩm có chứa prebiotic để khôi phục lại đường ruột đã bị tổn thương trước đó.
Cô gái 22 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy gan, bác sĩ nói ngày càng có nhiều người giảm cân sai lầm như thế
Tiểu Lệ 22 tuổi, dạo gần đây cô đột nhiên giảm cân với tốc độ có thể nhìn thấy bằng mắt thường, trong một tuần cô gầy gần 10kg. Cô còn đang vui sướng với thành tích giảm cân của mình, nhưng...
Nhưng điều bất ngờ đó nhanh chóng trở thành nỗi kinh hoàng, khuôn mặt của Tiểu Lệ ngày càng trở nên nhợt nhạt và tinh thần phờ phạc. Một nữ sinh viên đại học 22 tuổi trông giống như một người bệnh mãn tính ở độ tuổi 30 hoặc 40.
Các sinh viên trong ký túc xá đã thuyết phục Tiểu Lệ đến bệnh viện, nước da của cô thực sự rất không tốt, bản thân Tiểu Lệ cũng cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi cả ngày. Tuy nhiên Tiểu Lệ nghĩ, chỉ cần cô giảm được 10kg, có được vóc dáng như ý thì mọi chuyện cô đều có thể chịu đựng được.
Giảm cân khiến Tiểu Lệ vô cùng mãn nguyện, nhưng không ngờ cô bị tổn thương gan
Tuy nhiên, trước khi Tiểu Lệ có thể đạt được mục tiêu của mình, cô đã gục ngã. Tiểu Lệ đột nhiên hôn mê trong ký túc xá, sau khi đưa đến bệnh viện, kết quả khám của cô là: suy gan cấp tính. Tiểu Lệ được đưa trực tiếp vào phòng chăm sóc đặc biệt, phải mất hai ngày cứu chữa mới tỉnh lại.
Cha mẹ Tiểu Lệ cảm ơn vì ơn cứu mạng của bác sĩ, nhưng bác sĩ lắc đầu thở dài: Gan của cô gái bị tổn thương rất nghiêm trọng. Dù sống sót nhưng Tiểu Lệ có thể bị di chứng, nên phải chuẩn bị tâm lý. Khi Tiểu Lệ tỉnh, bác sĩ tìm hiểu thì được biết nguyên nhân khiến cô bị suy gan đột ngột. Hóa ra Tiểu Lệ đã uống nhiều thuốc giảm cân, bác sĩ không khỏi thở dài: Ngày càng có nhiều người trẻ chọn cách giảm cân sai lầm như thế này.
Lựa chọn giảm cân bằng thuốc rất nguy hiểm, có người thậm chí đã mất mạng
Cứ đến mùa hè, để có được vóc dáng đẹp, nhiều cô gái đã uống thuốc giảm cân một cách bừa bãi, không quan tâm đến sức khỏe, thể trạng của bản thân. Đối với Tiểu Lệ cô vẫn còn may mắn, không hiếm người bị liệt và đột tử vì uống thuốc giảm cân. Tuy nhiên gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể con người để phân hủy chất độc, nhiều loại thuốc giảm cân thực chất không đảm bảo, một khi hàm lượng dược chất trong thuốc giảm cân không rõ ràng, chứa chất độc hại sẽ khiến gan bị tổn thương và đẩy nhanh quá trình suy gan.
Ngoài việc uống thuốc giảm cân bừa bãi, 4 hành vi sau đây rất có hại cho gan
1. Uống nhiều rượu
Bất kỳ loại rượu nào cũng có thể gây hại cho gan
Không có nghi ngờ gì về việc uống rượu có thể gây ra những tổn thương lớn cho gan. Dù là bia, rượu trắng, rượu vang, rượu gạo,... miễn là chứa cồn sẽ gây hại cho gan. Rượu và các chất chuyển hóa của nó có thể gây ngộ độc gan, phá hủy chức năng gan và gây suy giảm chức năng trao đổi chất. Vì vậy, điểm quan trọng nhất để bảo vệ gan là phải tránh xa rượu bia, và tốt nhất là không nên uống rượu bia.
2. Thường xuyên tức giận
Tức giận làm tổn thương gan, gan sợ nhất tức giận, tức giận có thể dẫn đến khí gan bị ngưng trệ. Giận dữ nhỏ nhặt khiến khí huyết không thông, kinh lạc và phế khí bị tắc nghẽn, nội tạng rối loạn sinh bệnh. Cơn thịnh nộ có thể gây rối loạn chức năng gan, rối loạn khí và máu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
3. Ăn nhiều dầu mỡ
Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng gánh nặng cho gan
Ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ có thể gây hại cho sức khỏe của gan. Gan tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid trong cơ thể con người, các chất béo sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, thậm chí gây ra gan nhiễm mỡ. Một khi gan nhiễm mỡ sẽ làm tổn thương chức năng gan, nặng hơn nữa là xơ gan gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe.
4. Thức đêm ngủ nướng
Thức đêm, thiếu ngủ sẽ làm mất nhiều máu gan và tăng gánh nặng cho gan, gan không thể tự phục hồi, lâu dần còn gây suy giảm khả năng miễn dịch, giảm khả năng chống lại virus, sinh ra hàng loạt bệnh lý về gan.
Cách bảo vệ gan với người khoẻ mạnh
Cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng, không ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Tránh lạm dụng bia rượu. Chế độ lao động, sinh hoạt và rèn luyện thể lực hợp lý. Thực hiện chế độ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch tiêm vắc xin viêm gan B.
Người lớn nếu chưa có kháng nguyên thì cũng cần tiêm vắc- xin viêm gan b để ngừa bệnh. Cụ thể: Không ăn thức ăn sống (tiết canh, gỏi, rau sống...), tránh mắc các bệnh nhiễm ký sinh trùng (giun, sán...).
Loại bỏ thói quen uống quá nhiều rượu hàng ngày, đặc biệt là các loại rượu không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được nồng độ cồn và hóa chất tồn dư trong rượu.
5 loại củ quả không nên ăn phần vỏ bởi chúng dễ gây bệnh hoặc chứa độc tố, gây hại sức khoẻ Nhiều người nghĩ rằng vỏ của trái cây và rau quả chứa nhiều chất dinh dưỡng nên ăn cả vỏ và phần thịt của rau quả. Tuy nhiên, 5 loại thực phẩm dưới đây có vỏ dễ gây bệnh hoặc chứa độc tố, nếu không bỏ vỏ mà cứ thế ăn sẽ gây hại cho sức khỏe. Rau quả vốn là loại thực...