Bác sĩ chia sẻ 3 bước để tự kiểm tra sức khỏe khớp gối tại nhà, lại có cả thang tính điểm, cứ trên 3 điểm là nguy to
Ngày nay, thoái hóa khớp gối ngày càng phổ biến ở người trẻ do nhiều thói quen xấu trong cuộc sống. Để tự kiểm tra sức khỏe xương khớp tại nhà, bạn có thể làm theo 3 bước này của bác sĩ, cực đơn giản, ai cũng làm được.
Mới đây, chương trình truyền hình của Đài Loan If the Cloud Knows đã mời bác sĩ phục hồi chức năng Hou Zhongbao đến chia sẻ với mọi người cách phòng ngừa thoái hóa khớp gối và tự đánh giá tình trạng xương khớp của mình để điều trị sớm và ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp.
Theo bác sĩ Hou, có 2 nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp, 1 là lạm dụng quá nhiều, 2 là sử dụng không đúng cách, ông cho rằng sử dụng không đúng cách là nguyên nhân chính khiến khớp bị lão hóa sớm ở nhiều người trẻ hiện nay. Ví dụ, nhiều người thích lau sàn bằng khăn ở tư thế quỳ hoặc ngồi xổm, điều này sẽ chèn ép sụn khớp và khiến khớp bị thoái hóa sớm.
Bác sĩ phục hồi chức năng Hou Zhongbao
Mặc dù sử dụng quá nhiều sẽ làm thoái hóa khớp nhưng nếu không dùng cũng sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa sớm của khớp. Bác sĩ Hou cho biết, những người không tập thể dục và ít tập luyện cơ bắp, thường gặp nhất ở nhân viên văn phòng sẽ không thể cung cấp đủ sức nâng đỡ cho cơ thể và xương khớp vì cơ bắp không đủ sức, để sụn phải duy trì chức năng một mình, và nó cũng sẽ khiến khớp gối bị hoạt động quá mức và “già” sớm.
Để tự kiểm tra sức khỏe khớp gối tại nhà, bạn có thể làm theo hướng dẫn gồm 3 bước của bác sĩ Hou như sau:
1. Đau dây chằng đầu gối
Nên dùng ngón tay cái ấn lên xuống khớp gối với lực trung bình, nếu cảm thấy dây chằng bị đau khi ấn xuống thì có thể khớp gối có vấn đề.
2. Đầu gối sưng tấy
Video đang HOT
Bác sĩ Hou Zhongbao nhấn mạnh nếu khớp gối sưng tấy có thể nhận thấy ngay khi xuất hiện tình trạng đầu gối sưng tấy, điều này có nghĩa là khớp bị tích nước cấp tính, 90% là khớp gối có vấn đề.
3. Đau ở thành trong của đầu gối
Nếu bạn cảm thấy đau đầu gối sau khi ngồi xổm hoặc quỳ từ 10 đến 20 giây, bác sĩ Hou Zhongbao khuyên bạn nên ngồi và ép đầu gối với khớp gối được thả lỏng. Nếu bạn cảm thấy đau, đây cũng là dấu hiệu của tình trạng thoái hóa khớp.
Thang điểm đánh giá thoái hóa khớp, 3 điểm là nguy hiểm
Ngoài ra, bác sĩ Hou Zhongbao còn cung cấp thang điểm đánh giá xem có bị thoái hóa khớp hay không. Tổng điểm là 10 điểm, nếu vượt quá 3 điểm thì nguy hiểm, cần đi khám ngay:
1. Đau bên trong đầu gối (2 điểm).
2. Sưng đầu gối (2 điểm).
3. Khó khăn khi ngồi xổm (1 điểm).
4. Đau và cứng cơ mặt sau đầu gối (1 điểm).
5. Cơn đau đầu gối “thoắt ẩn thoắt hiện” (1 điểm).
6. Đau và yếu khi đi lại (1 điểm).
7. Đau khi lên xuống cầu thang (1 điểm).
8. Chân chữ O (chân vòng kiềng), bàn chân bẹt (1 điểm).
Chân chữ O (chân vòng kiềng)
Bác sĩ Hou giải thích: Đau ở bên trong đầu gối là triệu chứng phổ biến nhất, trong khi sưng đầu gối là dấu hiệu rõ nhất của thoái hóa khớp, vì vậy điểm của cả hai đều là 2 điểm. Nếu bạn có hai triệu chứng này cùng một lúc thì nguy cơ cao là bạn bị thoái hóa khớp.
Chân hình chữ O bẩm sinh, bàn chân bẹt sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp, nhưng nếu bạn không có chân hình chữ O bẩm sinh mà nó ngày càng thành hình chữ O thì tức là khớp đã bị thoái hóa và không còn khả năng nâng đỡ trọng lượng cơ thể.
Nguồn và ảnh: HK01
Những lưu ý với thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi
Cùng với quá trình lão hóa, nếu không điều trị tốt thoái hóa khớp gối sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây đau đớn, mất chức năng vận động của khớp.
Ảnh minh họa
Hỏi:
Mẹ tôi ngoài 70 tuổi đi lại rất khó khăn và đau nhức khớp gối. Vậy, có thể điều trị dứt điểm được không thưa bác sĩ?
Mai Anh (Hà Nội)
Trả lời:
Cùng với quá trình lão hóa, nếu không điều trị tốt thoái hóa khớp gối sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây đau đớn và giảm, thậm chí mất chức năng vận động của khớp. Ngoài khớp gối thì tình trạng thoái hóa này còn có thể gặp ở nhiều khớp khác như: Khớp đốt sống cổ, khớp háng, khớp cổ chân, khớp đốt sống lưng... Hiểu rõ tình trạng và điều trị giúp đẩy lùi bệnh, làm chậm tiến triển bệnh.
Rất khó để điều trị thoái hóa khớp gối dứt điểm do lão hóa là quá trình không thể đảo ngược. Thực tế, thoái hóa khớp gối rất thường gặp ở người cao tuổi, đây một phần do lão hóa nên chỉ có thể điều trị kiểm soát và phòng ngừa.
Để phòng bệnh, người trung niên và cao tuổi nên thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý bao gồm: Chế độ ăn, uống, tập luyện, đi lại... khoa học, phù hợp với nhịp sinh học và sức khỏe của mỗi người.
Do lão hóa nên sức khỏe và hoạt động khớp của người cao tuổi yếu hơn so với người trẻ. Vì thế, hãy thể dục và làm việc dựa trên tình trạng sức khỏe. Dinh dưỡng cần bổ sung đầy đủ hàng ngày với các nhóm chất thiết yếu, đặc biệt nên tăng cường Vitamin, khoáng chất như Vitamin D, Calcium...
Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa trên, một số loại thuốc hiện nay có tác dụng phòng và chữa thoái hóa khớp gối khá hiệu quả và dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Cần lưu ý, trong các đợt thoái hóa khớp gối khởi phát, tình trạng đau nhiều cần được điều trị bằng các thuốc giảm đau. Song không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau, cần đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa và dùng thuốc giảm đau kê đơn từ bác sĩ.
Việc lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách, thoái hóa khớp gối có thể nặng hơn và làm giảm hiệu quả điều trị với thuốc. Với bệnh nhân thoái hóa khớp, cần nghiêm túc và kiên trì điều trị từ sớm, kết hợp với phòng ngừa mới có thể làm chậm diễn biến bệnh, bảo toàn khả năng vận động.
Hồi sinh khớp gối cho "bông hồng thép" của Đội tuyển bắn súng Việt Nam Các bác sĩ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiến hành ca mổ để hồi sinh khớp gối cho nữ huấn luyện viên bắn súng Nguyễn Thị Nhung - người được mệnh danh là "bông hồng thép" của Đội tuyển bắn súng Việt Nam. TS.BS. Trần Hoàng Tùng - Phó trưởng Khoa Phẫu thuật Chi dưới, Bệnh viện Hữu nghị Việt...