Bác sĩ chẩn đoán nhầm là sốt mọc răng, bé trai 7 tháng tuổi tử vong sau 3 ngày vì viêm màng não mô cầu
Em bé 7 tháng tuổi đã được đưa đến 2 bệnh viện và 1 phòng khám, nhưng tất cả đều cho rằng bé sốt vì mọc răng và chỉ cho thuốc hạ sốt.
Mới đây, một cuộc điều tra về cái chết của cậu bé Malakai Paraon (7 tháng tuổi, Australia), các luật sư và điều tra viên cho rằng nguyên nhân cái chết của bé từ năm 2016 chưa được xác nhận đúng đắn.
Em bé xấu số Malakai Paraon.
Malakai đã bị Bệnh viện Midland và Bệnh viện Princess Margaret dành cho trẻ em từ chối điều trị vào tháng 8 năm 2016 khi bé có biểu hiện bị sốt, đau và phát ban. Các bác sĩ cho rằng bé bị đau do trật khớp khuỷu tay và sốt mọc răng. Cậu bé được kê đơn thuốc giảm đau, hạ sốt paracetamol và trở về nhà.
Nhưng 3 ngày sau, Malakai đã vĩnh viễn ra đi vì nguyên nhân thực sự khiến bé đau đớn không phải tình trạng trật khớp hay cảm giác khó chịu vì mọc răng. Đó là bệnh viêm màng não mô cầu.
Theo kết quả cuộc điều tra, các bác sĩ đã không thể nhận biết các triệu chứng viêm màng não mô cầu của Malakai, dẫn tới quyết định sai lầm khi cho phép bé trở về nhà.
Cả hai bệnh viện đều cho rằng bé đau và sốt là do mọc răng.
Bác sĩ William Holloway của Bệnh viện Princess Margaret cho biết, sự thiếu nhất quán trong điều trị của Malakai tại các địa điểm khác nhau có thể là một yếu tố góp phần dẫn tới bi kịch. Luật sư hỗ trợ nhân viên điều tra cũng thừa nhận điểm này.
Nhân viên điều tra tiết lộ thêm, phải tới lần thứ ba tới bệnh viện, các triệu chứng viêm màng não mô cầu của Malakai cuối cùng mới được bác sĩ gia đình công bố. Khi đó, cậu bé được lập tức đưa trở lại Bệnh viện Princess Margaret. Nhân viên y tế nhanh chóng thực hiện các biện pháp hỗ trợ sự sống cho bé trai 7 tháng tuổi. Nhưng mọi nỗ lực đều bất thành vì quá muộn
Gia đình cậu bé xấu sổ hiện kêu gọi những thay đổi căn bản đối với hệ thống y tế Australia.
Theo bác sĩ Holloway, hệ thống y tế Australia có thể được cải tổ để đảm bảo việc điều trị cho trẻ em được tiến hành bởi cùng một bác sĩ hoặc bệnh viện mỗi lần để việc điều trị được nhất quán.
Viêm màng não do não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính vô cùng nguy hiểm, có thể gây tử vong trong vòng 24h. Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, rất dễ lây lan thành ổ dịch lớn do vi khuẩn có khả năng lây qua đường hô hấp. Do đó, việc tiêm vắc xin viêm màng não cho trẻ em là rất cần thiết.
Video đang HOT
Viêm màng não do não mô cầu tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là do 3/13 chủng của vi khuẩn này gây ra. Bao gồm: chủng A, B, C. Tương ứng với đó, có 2 loại vắc xin viêm màng não do não mô cầu là vắc xin viêm màng não AC và vắc xin viêm màng não BC.
- Vắc xin viêm màng não AC giúp phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu do vi khuẩn não mô cầu tuýp A và tuýp C gây ra. Lịch tiêm như sau:
1. Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể tiêm vắc xin viêm màng não AC.
2. Trường hợp trẻ trên 6 tháng tuổi đã tiếp xúc với người bệnh cũng có thể tiến hành tiêm luôn
3. Tiêm mũi nhắc lại sau mỗi 3 – 5 năm
- Vắc xin viêm màng não BC (VA-MENGOC-BC) giúp phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu do vi khuẩn não mô cầu tuýp B và tuýp C gây ra. Lịch tiêm như sau:
1. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
2. Mỗi trẻ cần tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 khoảng 6 – 8 tuần.
Cả 2 loại vắc xin trên đều chỉ có ở các điểm tiêm chủng dịch vụ.
Theo Helino
Tổng hợp các thói quen gây nguy cơ đau dạ dày có thể bạn chưa biết
Đau dạ dày khá phổ biến nếu không điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu những thói quen gây đau dạ dày giúp bạn chủ động phòng tránh bệnh và ngừa tái phát.
Tổng hợp các thói quen gây đau dạ dày có thể bạn chưa biết
Thói quen sinh hoạt
Hút thuốc lá
Thuốc lá không những gây hại cho hệ hô hấp mà còn làm hại đến dạ dày. Người hút thuốc lá thường xuyên dễ mắc bệnh viêm dạ dày. Nicotin có trong thuốc lá sẽ làm hại niêm mạc dạ dày do kích thích co thắt mạch máu, làm giảm sự cung cấp máu cho niêm mạc dạ dày, ức chế sự tổng hợp prostaglandin có vai trò bảo vệ, phục hồi niêm mạc dạ dày, thúc đẩy sự bài tiết acid và pepsin trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày.
Hãy nói "không" với thuốc lá để bảo vệ dạ dày!
Lạm dụng thuốc
Nhiều loại thuốc có thể gây đau, viêm loét hoặc xuất huyết dạ dày nếu sử dụng không đúng. Trong các thuốc hay bị lạm dụng có corticoid và các thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid (viết tắt là NSAID) như: aspirin, diclofenac, indomethacin, piroxicam...
Các thuốc corticoid có thể gây loét dạ dày nặng dẫn đến thủng dạ dày. Một trong những tác dụng phụ thường gặp do nhóm thuốc NSAID gây ra là loét dạ dày - tá tràng, xuất huyết dạ dày. Các NSAID đều có đặc tính chung là các dẫn chất acid có độ tan kém. Các dẫn chất này khi ở trong môi trường acid của dạ dày rất khó tan, sẽ kết tụ thành từng đám trong dạ dày, làm tăng nguy cơ gây loét.
Để cơ thể nhiễm lạnh
Dạ dày là cơ quan rất mẫn cảm với khí hậu và nhiệt độ bên ngoài. Thói quen tắm muộn hoặc ăn mặc phong phanh khiến cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ khiến dạ dày co thắt, gây ra các triệu chứng như đau dạ dày, khó tiêu, nôn...
Thói quen ăn uống
Ăn uống không đúng giờ giấc
Dạ dày là một cơ quan có "thời gian biểu" rất chặt chẽ. Trong một ngày, sự bài tiết dịch vị của dạ dày có khi nhiều khi ít mang tính chu kỳ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hóa thức ăn kịp thời. Đến một giờ cố định, dạ dày theo thói quen sẽ tiết acid để tiêu hóa thức ăn. Nếu lúc này không ăn, lượng acid sản sinh sẽ "phản lại" chính chủ nhân, từ đó gây viêm loét dạ dày. Bởi vậy, nếu bỏ bữa hay ăn uống không đúng giờ giấc sẽ làm tăng nguy cơ đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
Ăn quá nhanh
Nếu ăn quá nhanh, nước bọt chưa tiết đủ glycoprotein và enzyme amylase để nghiền nhuyễn, chuyển hóa và tiêu hóa thức ăn sẽ khiến thức ăn không được nghiền nát kỹ ở miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô sẽ gây hại cho niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ dạ dày và giảm nhu động dạ dày.
Ăn quá nhanh, ăn những thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng nguy cơ đau dạ dày
Ăn quá nhiều vào bữa tối
Nhiều người có thói quen bỏ bữa sáng, ăn bữa trưa qua loa, để rồi đến bữa tối lại ăn thật nhiều hoặc trước khi ngủ còn ăn đêm sẽ gây hại cho dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung. Ăn quá nhiều vào bữa tối hoặc bữa đêm sẽ gây đầy bụng, dạ dày quá tải, dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây hại niêm mạc dạ dày, lâu dần dẫn đến viêm loét. Hơn nữa, ăn quá nhiều vào bữa tối còn làm tăng nguy cơ béo phì, rối loạn giấc ngủ.
Ăn uống không đảm bảo vệ sinh
Ăn uống không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày, đầy bụng, buồn nôn... Vi khuẩn Helicobacter pylori có thể lây nhiễm qua thực phẩm bẩn, dẫn đến viêm dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày rất nguy hiểm.
Thiết lập thói quen tốt để bảo vệ dạ dày
Bỏ thuốc lá: Bỏ thuốc lá không chỉ tốt cho dạ dày mà còn có lợi cho sức khỏe tổng thể.
Cẩn trọng khi dùng thuốc: Chỉ uống thuốc khi thực sự cần thiết. Với những loại thuốc gây hại dạ dày, nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng.
Ăn uống đầy đủ, đúng giờ: Một ngày nên đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính. Nếu có thể, hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để dạ dày không phải làm việc quá tải một lúc.
Hạn chế thực phẩm có tính acid, gia vị cay nóng: Những loại trái cây có vị chua (cam, bưởi, chanh, me...) nên hạn chế nếu đang bị đau dạ dày. Các loại gia vị cay nóng như ớt cũng cần hạn chế để tránh làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Hạn chế thịt chế biến sẵn, thức ăn có nhiều dầu mỡ: Những thức ăn này thường gây đầy bụng, khó tiêu hóa.
Hạn chế đồ uống có ga, cafein, sữa: Những loại đồ uống này thường làm tăng acid trong dạ dày, không tốt với người đang mắc bệnh dạ dày. Thay vào đó nên uống nhiều nước lọc, trà thảo dược...
Bảo vệ dạ dày bằng thuốc Đông Y thế hệ 2
Theo Y học hiện đại, sau khi được chẩn đoán đa dạ dày, viêm loét dạ dày, việc điều trị bệnh sẽ gồm nhiều thuốc phối hợp như: Thuốc bao vết loét, thuốc kháng acid dạ dày, thuốc trung hòa acid, thuốc giãn cơ - giảm đau, kháng sinh.
Các nhóm thuốc này giảm triệu chứng nhanh nhưng thường có tác dụng phụ và có nguy cơ bị kháng thuốc (với thuốc kháng sinh). Ngày nay các chuyên gia đầu ngành đều cho rằng để điều trị dứt điểm các bệnh dạ dày nên kết hợp cả Tây y và Đông y, vừa điều trị triệu chứng vừa tác động vào nguyên nhân gây bệnh, giúp hạn chế tái phát.
Thừa hưởng tinh hoa từ bài thuốc bí truyền kỳ diệu trong dân gian kết hợp với dây chuyền sản xuất hiện đại tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO, thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2 ra đời là niềm hi vọng cho những người bị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày.
Thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2 có nguồn gốc từ thảo dược, do vậy đảm bảo tính an toàn, không gây tác dụng phụ như dùng thuốc Tây.
Khánh Ngô
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Chườm ấm đúng cách để con trẻ nhanh hạ sốt Nguyệt Hằng (26 tuổi, Ninh Bình) hỏi: "Tôi có con nhỏ 7 tháng tuổi, có những lúc con tôi sốt nhưng chưa đến mức phải uống thuốc hạ sốt. Tôi biết rằng chườm ấm đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh hạ sốt. Rất mong được hướng dẫn". Ảnh minh họa Điều dưỡng Cao Thị Hằng, Khoa Quốc tế Bệnh viện Nhi trung ương,...