Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau hỗ trợ Bệnh viện Chợ Rẫy chống dịch
Ngày 9-8, đoàn y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau đã lên đường đi TP.HCM để hỗ trợ Bệnh viện Chợ Rẫy trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
Bác sĩ và điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau hỗ trợ TP.HCM chống dịch COVID-19 – Ảnh: NGUYỄN HÙNG
Theo đó, đợt chi viện lần này có 2 bác sĩ và 4 điều dưỡng của khoa hồi sức tích cực chống độc. Sau khi nhận được sự kêu gọi của Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ, điều dưỡng đã tự nguyện đăng ký đi chi viện.
Bác sĩ Mã Nhơn Khiêm – trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau – cho biết so với một số tỉnh thành phía Nam, tình hình dịch bệnh ở Cà Mau chưa căng thẳng bằng và còn ít ca bệnh. Trong khi đó, diễn biến dịch bệnh COVID-19 ở TP HCM đang phức tạp.
“Khi được sự đồng ý của Sở Y tế và ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, chúng tôi đi chi viện cho khu hồi sức tích cực của Bệnh viện Chợ Rẫy. Trước mắt đoàn sẽ đi chi viện trong một tháng, sau đó nếu tình hình chưa ổn thì tiếp tục ở lại.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, đây còn là dịp để các bác sĩ, điều dưỡng học hỏi kinh nghiệm điều trị bệnh trong trường hợp dịch bệnh COVID-19 bùng phát”, bác sĩ Khiêm chia sẻ.
Nền tảng khám chữa bệnh từ xa kết nối đến tất cả địa phương
Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) đã được kết nối đến tất cả trung tâm y tế tuyến huyện trên toàn quốc, sau hơn một năm ra mắt.
Chiều 8/8, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ công bố kết nối Telehealth tới tất cả tuyến huyện và ra mắt Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia .
Nền tảng khám chữa bệnh từ xa ra mắt tháng 4/2020, đáp ứng đủ 6 lĩnh vực gồm: Tư vấn y tế; Hội chẩn tư vấn khám, chữa bệnh; Hội chẩn tư vấn chẩn đoán hình ảnh; Hội chẩn tư vấn giải phẫu; Hội chẩn tư vấn phẫu thuật; Đào tạo chuyển giao kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh. Tuy nhiên, còn hơn 300 huyện (45%), đa phần là nơi khó khăn, chưa được kết nối hệ thống này.
Trong bối cảnh Covid-19, hơn 20 tỉnh thành phải giãn cách xã hội, các doanh nghiệp công nghệ đã lắp đặt hệ thống cho 328 cơ sở y tế tuyến huyện, tại 47 tỉnh, thành còn lại. Đến nay, tất cả trung tâm y tế tuyến huyện đã được kết nối với Telehealth. Việc điều trị bệnh nhân Covid-19 sẽ được hội chẩn bởi các chuyên gia hàng đầu mà không cần chuyển lên tuyến trên.
Tại sự kiện, Thủ tướng và các đại biểu đã chứng kiến bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy kết nối với Bệnh viện Cần Giờ TP HCM, Hậu Nghĩa (Long An), Thuận An (Bình Dương) để hội chẩn, tư vấn điều trị cho người mắc Covid-19 đang chuyển nặng.
Thủ tướng nói "có thể yên tâm hệ thống vận hành thông suốt trong thời gian tới". Việc đưa Telehealth vào hoạt động có ý nghĩa lớn với công tác điều trị, giúp tuyến dưới có thêm kiến thức, đội ngũ y bác sĩ cùng người bệnh tự tin hơn. Quan trọng nhất, hệ thống sẽ giúp tận dụng "giờ vàng" cứu chữa người bệnh, giảm tải cho tuyến trên, từ đó giảm ca tử vong.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ công bố kết nối Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) tới tất cả tuyến huyện, chiều 8/8. Ảnh: Giang Huy
Đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn, Thủ tướng cho rằng Việt Nam đã hoàn thiện dần quy trình phòng chống, điều trị Covid-19. Từ thông điệp 5K ban đầu, đến tháng 5 phát triển thành "5K vaccine"; đến nay thành "5K vaccine thuốc công nghệ và biện pháp khác". Các biện pháp khác là kết hợp hiệu quả giữa đông và tây y; áp dụng tâm lý học, xã hội học để người bệnh yên tâm, cộng tác trong điều trị.
"Dịch bệnh lây lan không phân biệt ranh giới, địa phương, quốc gia, dân tộc. Vì thế, sử dụng chung nền tảng công nghệ thống nhất trên toàn quốc là cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để chống dịch", Thủ tướng nói.
Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, trong bối cảnh có hàng trăm nghìn ca Covid-19 thì việc tư vấn khám chữa bệnh từ xa có vai trò quan trọng. "Tất cả trung tâm y tế tuyến huyện tại Việt Nam đã được kết nối với bệnh viện tuyến trung ương. Không nhiều quốc gia có được điều này. Kết nối truyền hình để thực hiện Telehealth tới huyện là mơ ước nhiều chục năm của ngành y tế và đã được thực hiện trong 2,5 ngày", Bộ trưởng Hùng nói.
Thủ tướng và đại biểu chứng kiến các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy kết nối hệ thống Telehealth với tuyến huyện để hội chẩn, tư vấn điều trị người nhiễm nCoV, chiều 8/8. Ảnh: Giang Huy
Trung tâm công nghệ phòng chống Covid-19 quốc gia do Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Y tế xây dựng, gồm các nền tảng: Khai báo y tế; kiểm soát người ra vào tại địa điểm công cộng; truy vết; xét nghiệm; tiêm chủng; giám sát cách ly; đo lường mức độ giãn cách xã hội...
Trung tâm có sự tham gia của 18 doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu Việt Nam. Trong gần 2 tháng, 1.500 tấn thiết bị phần cứng được tập trung về đây; gần 1.000 người làm việc miễn phí cho trung tâm; 18 nền tảng số đã đưa vào khai thác, phục vụ tất cả khâu chống dịch. Mỗi ngày, trung tâm phục vụ 20 triệu người, tiến tới phục vụ 100 triệu dân.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết sắp tới tất cả cơ sở y tế toàn quốc sẽ dùng Sổ sức khỏe điện tử phục vụ chiến dịch tiêm chủng, từ đó cấp "hộ chiếu vacicne" cho người dân.
Cà Mau: Bệnh Covid-19 đầu tiên tử vong là cụ ông 88 tuổi, có bệnh nền Cà Mau ghi nhận ca tử vong do Covid-19 đầu tiên là bệnh nhân 88 tuổi, liên quan chùm ca bệnh ở ấp Tân Hiệp, xã An Xuyên. BN Covid-19 đầu tiên tử vong ở Cà Mau, sau thời gian cách ly điều trị ở Bệnh viện đa khoa Cà Mau. ẢNH: GIA BÁCH Ngày 8.8, tin từ Ban Chỉ đạo Phòng, chống...