Bạc Liêu: Khám bảo hiểm y tế ngày nghỉ mới đến tuyến huyện
UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, tỉnh đã có chủ trương triển khai khám bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) vào sáng thứ 7 tại một số cơ sở y tế tuyến huyện để phục vụ người dân, còn tuyến xã thì chưa thực hiện được.
Chỉ mới khám bệnh bảo hiểm y tế vào sáng thứ 7 ở tuyến huyện
Tại kỳ họp HĐND tỉnh Bạc Liêu mới đây, nhiều người dân ở Bạc Liêu kiến nghị tỉnh này tăng thêm thời gian khám, điều trị bệnh BHYT vào ngày thứ Bảy và Chủ nhật tại tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại.
Trả lời người dân, UBND tỉnh Bạc Liêu, cho biết, theo quy định của Luật Lao động thì việc khám, chữa bệnh BHYT chỉ thực hiện trong ngày làm việc hành chính 40 giờ/tuần. Theo quy định này, trong các ngày thứ 7 và chủ nhật, tại các cơ sở khám, chữa bệnh ở các bệnh viện (BV) công nói chung, kể cả Trạm Y tế xã chỉ bố trí kíp trực để tiếp nhận xử lý các trường hợp bệnh cấp cứu, chứ không tổ chức khám, chữa bệnh theo diện BHYT.
Tuy nhiên, trước mong muốn của người dân, UBND tỉnh Bạc Liêu đã có chủ trương bố trí ê kíp tăng giờ làm thêm vào sáng thứ 7 hàng tuần để triển khai khám, chữa bệnh BHYT đối với một số cơ sở y tế tuyến huyện có nhu cầu. Trong đó, có Trung tâm Y tế (TTYT) TP.Bạc Liêu, TTYT thị xã Giá Rai, TTYT huyện Phước Long, TTYT huyện Hồng Dân và TTYT huyện Vĩnh Lợi (do quá tải).
Theo UBND tỉnh Bạc Liêu, Tỉnh phải chi hỗ trợ kinh phí tiền tăng giờ làm thêm sáng thứ 7 cho ê-kíp của các cơ sở khám, chữa bệnh nói trên, với phần kinh phí chi trả hàng năm là khá lớn. Do đó, đối với các Trạm Y tế xã, do các khó khăn về kinh phí và nhân lực nên chưa thể triển khai khám, chữa bệnh BHYT cho người dân vào ngày cuối tuần này.
Người dân có nhu cầu có thể khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế vào sáng thứ 7. (Ảnh minh họa)
Buôn báng hàng rong “tấn công” bệnh viện
Nhiều người dân Bạc Liêu cũng đề nghị tỉnh có biện pháp chấn chỉnh tình trạng mua bán mất trật tự và ô nhiễm môi trường trong khu vực BV đa khoa tỉnh Bạc Liêu.
Video đang HOT
Theo UBND tỉnh Bạc Liêu, thời gian qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực chấn chỉnh, song tình hình an ninh trật tự tại BV đa khoa tỉnh Bạc Liêu vẫn còn phức tạp, đặc biệt là tình trạng mua bán hàng rong, vé số,…
UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, nguyên nhân là do hiện nay nhiều công trình trong khuôn viên BV đang triển khai thi công cùng lúc, việc giải phóng mặt bằng chưa thực hiện xong, vẫn còn 2 hộ dân chưa di dời được, dẫn đến hàng rào chưa thực hiện xong nên phía sau BV còn lưu thông tự do với các hộ dân xung quanh, không thể kiểm soát được các đối tượng ra vào buôn bán hàng rong, vé số gây mất trật tự trong BV.
Còn vấn đề ô nhiễm môi trường, theo UBND tỉnh Bạc Liêu, chủ yếu cũng tập trung ở khu vực phía sau BV. Nguyên nhân do nước ứ đọng lâu ngày không có lối thoát, do vướng vào phần đất của 2 hộ dân nêu trên. BV đã nhiều lần phối hợp với chính quyền địa phương đến vận động 2 hộ dân để mở đường thoát nước bề mặt nhưng vẫn chưa thực hiện được.
Trước các vấn đề mà người dân phản ánh, UBND tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo BV đa khoa tỉnh Bạc Liêu nghiêm túc tiếp thu và tiếp tục có giải pháp chấn chỉnh thực hiện ngày càng tốt hơn.
“Bên cạnh đó, tỉnh cũng chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện nhanh việc giải phóng mặt bằng và khẩn trương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các hạng mục công trình nhằm góp phần cho BV sớm giải quyết triệt để vấn đề an ninh trật tự và ô nhiễm môi trường như hiện nay”, UBND tỉnh Bạc Liêu trả lời rõ.
Huỳnh Hải
Theo Dân trí
Quảng Bình: Giáo viên phải đền 60 triệu đồng nếu nghỉ việc không báo trước... 5 năm
Nếu muốn nghỉ việc, các giáo viên tại một trường dân lập ở Quảng Bình phải thông báo trước... 5 năm. Nếu không thông báo trước thời hạn này, giáo viên sẽ phải đền bù 12 tháng lương và số tiền bảo hiểm đã đóng.
Muốn nghỉ phải báo trước... 5 năm
Nhiều giáo viên từng công tác tại các trường thuộc hệ thống giáo dục Chu Văn An, TP Đồng Hới (Quảng Bình) bức xúc phản ánh về việc họ không thể lấy lại bằng gốc đã nộp vì vướng những điều khoản trong hợp đồng lao động đã ký với ngôi trường này. Theo các giáo viên, một số điều khoản trong hợp đồng là không đúng với luật lao động hiện hành.
Theo tìm hiểu của Dân trí, hợp đồng lao động mà hệ thống giáo dục Chu Văn An ký với các giáo viên được nhận vào công tác có quy định, nếu muốn nghỉ việc, giáo viên đó phải thông báo trước 60 tháng. Nếu không sẽ phải đền bù lại toàn bộ chi phí bảo hiểm đã đóng trong thời gian làm việc cộng thêm khoản tiền bằng 12 tháng lương cao nhất.
Cũng theo hợp đồng này, các giáo viên sẽ tự nguyện nộp bằng gốc chuyên môn cho nhà trường và chỉ được nhận lại khi thanh lý hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động của hệ thống giáo dục Chu Văn An có điều khoản giáo viên phải báo trước 60 tháng nếu không sẽ phải đề bù hợp đồng đã ký là 12 tháng lương cùng tiền bảo hiểm đã đóng
Chị Bùi Thị Hà My (SN 1988), trú xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình là một trong những giáo viên chưa thể rút lại bằng đại học gốc vì vướng quy định ngặt nghèo của hợp đồng lao động mà chị đã ký.
Luật sư Phan Thúc Định, hãng luật Giải Phóng, thuộc đoàn luật sư TPHCM cho biết, hợp đồng mà hệ thống giáo dục Chu Văn An đưa ra bị vô hiệu vì trái quy định của pháp luật.
Theo Luật lao động, giáo viên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và chỉ cần báo trước 45 ngày, chứ không phải chờ đến 5 năm. Việc trường giữ bằng gốc và bắt đền tiền cũng không đúng khi giáo viên chỉ cần nộp bản sao bằng tốt nghiệp và bồi thường nửa tháng tiền lương khi có báo trước đủ thời gian đó.
Hợp đồng lao động là thỏa thuận giữa 2 bên nên cũng liên quan đến Bộ luật dân sự, tuy nhiên thỏa thuận phải nằm trong phạm vi quy định của pháp luật và không vượt quá giới hạn quy định của pháp luật. Có những sự việc có sự chồng chéo giữa 2 luật với nhau nên phải áp dụng luật chuyên ngành, trong trường hợp này phải áp dụng Bộ luật lao động.
Chị My ký hợp đồng làm giáo viên cho Trường THCS Chu Văn An từ tháng 3/2017 với công việc là giáo viên dạy môn Văn. Đến tháng 4/2018, chị My viết đơn xin nghỉ việc và muốn được chấm dứt hợp đồng lao động với nhà trường sau ba tháng thông báo.
"Theo tôi tìm hiểu thì muốn nghỉ việc tôi chỉ cần thông báo trước 45 ngày. Thế nhưng khi tôi xin nghỉ thì trường không đồng ý. Họ cho rằng tôi vi phạm hợp đồng khi không thông báo trước 5 năm. Muốn lấy lại bằng đại học, tôi sẽ phải đền bù số tiền 60 triệu đồng. Số tiền này còn lớn hơn tiền lương mà nhà trường đã trả cho tôi trong thời gian công tác", chị My bức xúc.
Cũng như chị My, chị Phan Thị Quỳnh Thi cũng ký hợp đồng lao động tương tự vào dạy môn tiếng Anh tại hệ thống giáo dục Chu Văn An từ tháng 8/2017, không có thời gian thử việc. Nhận thấy môi trường làm việc không phù hợp chị Thi đã nghỉ việc. Không có tiền nộp, hiện chị Thi vẫn để lại bằng gốc ở trường và đang xin vào làm ở một trung tâm ngoại ngữ nhỏ ở TP Huế.
Muốn giáo viên gắn bó và có trách nhiệm
Trao đổi với Dân trí, bà Đặng Thị Trà, Chủ tịch Hội đồng hệ thống giáo dục Chu Văn An xác nhận có hợp đồng lao động với các điều khoản như nói trên. Hợp đồng này được nhà trường sử dụng để ký với giáo viên vào công tác từ năm 2016.
Bà Trà thừa nhận, việc áp thời hạn 60 ngày và đền bù hợp đồng là chưa đúng và không thực tế. Tuy nhiên, mục đích là muốn giáo viên xác định gắn bó với nhà trường và có trách nhiệm với học sinh. Bà Trà cũng khẳng định, từ năm 2017 đến nay, có 3 trường hợp nghỉ việc trước hạn nhưng không ai phải bồi thường hợp đồng. Thay vào đó, các giáo viên sẽ cam kết tiếp tục công tác đến khi có người thay thế.
"Theo luật thì đúng là giáo viên nghỉ việc chỉ cần báo trước 45 ngày. Thế nhưng, với trường chúng tôi, để tuyển một giáo viên là rất tốn kém và mất thời gian. Chưa kể phải đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đạt yêu cầu. Nếu giáo viên nghỉ dạy giữa chừng, học sinh lại phải gánh chịu thiệt thòi. Các con sẽ hụt hẫng và ảnh hưởng đến chất lượng học khi phải thay đổi giáo viên", bà Trà nói.
Trường THCS và THPT Chu Văn An
Cũng theo bà Trà, hợp đồng lao động trước đây của hệ thống giáo dục Chu Văn An, giáo viên muốn nghỉ việc chỉ cần báo trước 45 ngày và không phải đền hợp đồng. Thế nhưng vì nhiều người vào công tác một thời gian ngắn lại xin nghỉ để tìm công việc mới, gây ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy nên hệ thống giáo dục này mới buộc phải nâng thời hạn lên 1 năm, rồi 5 năm và có quy định đền bù hợp đồng.
"Hợp đồng này chúng tôi đưa cho giáo viên xem từ khi chưa thi tuyển và muốn họ xác định gắn bó lâu dài và có trách nhiệm trước khi vào làm việc. Nếu họ thấy không đáp ứng được thì không ký hợp đồng. Chúng tôi có những điều khoản này bởi trước đây từng có nhiều trường hợp đang công tác tại trường nhưng vẫn đi thi viên chức nơi khác. Chỉ cần đậu là bỏ ngang nên nhà trường không tìm được giáo viên thay thế", bà Trà thông thêm.
Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Thành Đồng, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương và Xã hội Quảng Bình cho biết, Sở này đã nắm được thông tin và sẽ có cuộc làm việc với ban lãnh đạo hệ thống giáo dục Chu Văn An để xác minh, làm rõ sự việc.
Tiến Thành - Trần Hùng
Theo Dân trí
Có cán bộ "quên" kê khai tài sản, tình hình tham nhũng diễn biến phức tạp Cán bộ "quên" kê khai tài sản, nhiều vụ việc có dấu hiệu tham nhũng,... Đó là những điểm nóng trong báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2018 của UBND tỉnh Bạc Liêu. Một huyện có 17 cán bộ "quên" kê khai tài sản Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2018...