Bắc Kinh và chiếc “gông địa chính trị trên cổ”
Việc người ta tin rằng những động thái sau phiên tòa, có thể sẽ giúp TQ lặng lẽ “biến đại sự thành tiểu sự”, “không sinh sự ắt sự không sinh” là có cơ sở.
LTS: Tại cuộc Hội thảo quốc tế “Những vấn đề pháp lý liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982″ do trường Đại học Luật TP.HCM phối hợp cùng Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại TP.HCM, có nhiều chuyên gia, học giả trong và ngoài nước tham gia. Đặc biệt có trên 20 học giả và chuyên gia quốc tế về luật biển, luật quốc tế. quan hệ quốc tế nổi tiếng tham gia…
Tuần Việt Nam sẽ chọn lọc và lần lượt giới thiệu một số kết quả nghiên cứu mới được công bố tại Hội thảo này
Các học giả và giới nghiên cứu đã cùng nhìn lại một cách bình tĩnh câu chuyện Biển Đông suốt thời gian qua. Họ đồng thuận rằng, những hành động ngạo ngược của TQ chính là “hạt mầm” cho kết quả là phán quyết của Tòa trọng tài ngày 12/7/2016.
TS. Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển quốc tế đã phác thảo bức tranh “từ không đến có” của TQ trên biển Đông.
TQ tiến hành bồi đắp 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa, mở rộng tiền đồn lãnh thổ TQ tới trung tâm Biển Đông. Ảnh minh họa: AP.
Từ một quốc gia lục địa mà đảo Hải Nam là “thiên nhai giác hải” (chân trời góc bể”, từ năm 1907, TQ từng bước thò tay qua Biển Đông. Ban đầu họ lợi dụng “khoảng trống quyền lực” trong địa chính trị khu vực và nhảy xổ vào. Không ngừng nghỉ họ liên tục nghĩ ra nhiều chiêu trò cả kín đáo và công khai cưỡng chiếm chủ quyền biển của các nước láng giềng.
Năm 2009 – 2013 đánh dấu thời điểm TQ đẩy mạnh tranh chấp Biển Đông. Ngày 8/3/2009, TQ lần đầu tiên ngăn chặn tàu thăm dò đại dương của hải quân Mỹ hoạt động trên vùng biển này, gọi là “sự cố Impeccable”. Và ngày 7/5/2009 lần đầu tiên TQ công bố về đường 9 đoạn (đường lưỡi bò).
Sau đó đã liên tục diễn ra các hành động ngang ngược khác ở Biển Đông, táo tợn và thách thức hơn. TQ tiến hành bồi đắp 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa, mở rộng tiền đồn lãnh thổ TQ tới trung tâm Biển Đông; từng bước quân sự hóa các thực thể tại Hoàng Sa, thay đổi đáng kể nguyên trạng khu vực này.
Trong tham luận tựa đề ” Thái độ quay lưng của TQ đối với phán quyết về Biển Đông”, GS – TS. Yamagata Hideo đến từ Đại học Nagoya của Nhật Bản đã phát hiện chi tiết khá thú vị. Ông cho biết, ” ngay sau khi phán quyết được đưa ra, hôm 13/7, TQ đã tung ra sách trắng với nội dung: ” TQ giữ vững lập trường về giải quyết các tranh chấp liên quan thông qua đàm phán giữa TQ và Philipine”. Trong tài liệu này, TQ khẳng định, dựa trên các đảo Nam Hải, TQ có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”.
Và điều thú vị được GS Yamagata Hideo phát hiện là, trong tài liệu này, hoàn toàn ” không có gì đề cập đến đường chin đoạn. Có vẻ như TQ đã từ bỏ những lập luận dựa trên đường 9 đoạn mà từ đây TQ đưa ra những yêu sách về chủ quyền lãnh thổ và hàng hải và hầu hết Biển Đông…”
Nhiều ý kiến tham gia hội thảo cùng chung khuyến cáo, TQ đã cố tình thay đổi nghiêm trọng nguyên trạng Biển Đông. Không chỉ nới rộng kiểm soát vùng biển mà còn nới rộng lãnh thổ về trung tâm Biển Đông. Tệ hại hơn, TQ sẽ tiếp tục quân sự hóa các đảo nhân tạo, tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không (AZIZ) như một bước phiêu lưu và khiêu khích cộng đồng quốc tế.
Video đang HOT
GS. Mahbubani, Hiệu trưởng Trường Đại học chính sách công Lý Quang Diệu của Singapore hơn một lần nhắc tới bi kịch mà đất nước Trung Hoa hiện đại đang rơi vào, đó là việc họ đang tự tròng lên đầu chiếc “vòng kim cô chín đoạn” , thậm chí họ còn tự đeo vào cái gọi là “gông cùm địa chính trị trên cổ” và điều đó làm họ khổ, điều đó chi phối các hành động của họ. Và TQ hiểu rằng họ buộc phải sớm thoát ra.
Xem ra việc người ta tin rằng những động thái sau phiên tòa, có thể sẽ giúp TQ lặng lẽ “biến đại sự thành tiểu sự”, “không sinh sự ắt sự không sinh” là cũng có cơ sở.
Theo Vietnamnet
Nghệ sĩ Minh Béo bị bắt ở Mỹ: Vì sao phiên xử diễn ra chỉ sau 20 ngày từ lúc bị bắt?
Vụ việc diễn viên Minh Béo bị bắt ở Mỹ khiến nhiều người muốn biết pháp luật được quy định và áp dụng như thế nào trong trường hợp này.
Liên quan đến vụ việc này, PV báo có cuộc trò chuyện với luật gia Đặng Đình Thịnh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, đồng thời là Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật tại TP.HCM - Hội Luật gia Việt Nam, chuyên gia pháp lý đã tham gia các hội thảo khoa học với các luật sư, thẩm phán tòa án Mỹ về các vấn đề pháp luật hình sự.
Luật gia Đặng Đình Thịnh.
- Thưa luật gia, thông tin diễn viên Minh Béo bị bắt tại Mỹ gây bất ngờ cho nhiều người. Đây quả là một sự kiện pháp lý đặc biệt, luật gia có đánh giá gì về sự kiện này?
Luật gia Đặng Đình Thịnh: Thật ra, đối với pháp luật Mỹ, việc bị bắt giam không phải là một cái gì quá ghê gớm. Công dân Mỹ hoặc công dân nước ngoài có thể bị bắt bởi những lý do mà ở nhiều nước khác, người ta coi đó là chuyện nhỏ.
Thí dụ như lái xe quá tốc độ, có hơi men là có thể bị bắt rồi. Vào quán bar đe dọa một người nào đó bằng dứ nắm đấm là có thể bị bắt. Ngay cả những quan chức cao cấp cũng có thể bị bắt một cách nhanh chóng bởi những lý do nhỏ nhặt như thế.
Chẳng hạn như vừa rồi, người quản lý chiến dịch tranh cử của ứng viên Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị bắt vì lý do trong khi ngăn cản phóng viên tiếp cận ông Trump, ông này đã để lại trên vai cô phóng viên một vết bầm kha khá.
- Như vậy thì việc bắt giữ có ý nghĩa gì, thưa luật gia?
Luật gia Đặng Đình Thịnh: Đối với hầu hết các nước, ngay cả Việt Nam, thì việc bị bắt tạm giam chỉ là một biện pháp ngăn ngừa nghi can không tiếp tục thực hiện hành vi của mình thôi, chứ nó không có ý nghĩa trừng phạt hoặc răn đe. Nó hoàn toàn khác với việc chấp hành hình phạt tù khi đã có bản án có hiệu lực pháp luật.
Tuy nhiên ở Việt Nam, thường thì ảnh hưởng tâm lý của việc bị bắt tạm giam rất nặng nề, do dư luận có cái nhìn quá nghiêm trọng với việc này. Vì vậy người bị bắt tạm giam đôi khi cảm thấy mọi việc dường như đã kết thúc, đất trời sụp đổ, có người còn muốn tự sát và thân nhân họ thì thấy xấu hổ.
Với pháp luật Mỹ, việc bắt tạm giam không đem đến tâm lý nặng nề như ở Việt Nam. Có nhiều nghệ sĩ điện ảnh Mỹ lạm dụng chất ma túy dẫn đến hành vi thiếu kiềm chế bản thân là bị bắt tạm giam.
Ngoài ra, pháp luật Mỹ còn rất chú trọng đến việc áp dụng hình thức đóng tiền thế chân để tại ngoại, quyền im lặng và được yêu cầu ngay luật sư nên càng giảm bớt cảm giác nặng nề khi bị cảnh sát bắt tạm giam ai đó.
Minh Béo.
- Theo một số thông tin từ báo chí thì diễn viên Minh Béo sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 15/4 tới đây. Như vậy, việc xét xử diễn ra chỉ sau 20 ngày tính từ lúc bị bắt, nghĩa là nó quá nhanh. Trong khi đó nếu ở Việt Nam thì nhanh nhất cũng phải mất vài tháng. Luật gia suy nghĩ gì về vấn đề này?
Luật gia Đặng Đình Thịnh: Ngày 15/4 tới đây là phiên điều trần đầu tiên tại trại tạm giam để các bên cung cấp chứng cứ, lời khai thêm cho tòa nắm rõ sự việc. Việc xét xử chính thức là khoảng vài tháng sau.
Lý do đưa ra giải quyết nhanh chóng là do mô hình tố tụng của luật pháp Mỹ, là mô hình tố tụng tranh tụng. Đây là một đặc điểm quan trọng của trường phái luật Common Law.
Đối với mô hình này, ba công việc điều tra, truy tố và xét xử được thực hiện song song cùng lúc, vì vậy người ta sẽ đưa ra xét xử nghi can ngay trong quá trình điều tra.
Nghĩa là vừa điều tra vừa xét xử. Các chứng cứ bên nào công tố đưa ra tại tòa khi nào luật sư không bác được thì tòa chấp nhận, chứng cứ nào còn tranh luận tòa sẽ hoãn và cho bên buộc tội, bên gỡ tội thời gian nhất định để thu thập và chứng minh tiếp... Có vụ án xử đến cả năm.
Còn ở Việt Nam, chúng ta dùng mô hình tố tụng thẩm vấn, trình tự nối tiếp theo tiến trình thời gian, điều tra xong xuôi, có kết luận điều tra hoàn chỉnh xong chuyển qua Viện kiểm sát cùng cấp.
Viện kiểm sát sẽ xem lại, nếu ổn thì làm thủ tục truy tố ra tòa, chuyển hồ sơ qua tòa, nếu chưa ổn thì trả hồ sơ lại cho cơ quan điều tra.
Như vậy, hồ sơ vụ án qua đến tòa phải mất thời gian khá lâu. Rồi tòa án lại phải làm một số thủ tục trước khi lên lịch xét xử. Cho nên thời gian kéo dài là vì vậy.
Ví dụ, một bị cáo bị truy tố về tội trộm cắp trong siêu thị có người làm chứng kèm tang vật nhưng luật sư của bị cáo lại trưng ra được đoạn ghi hình cùng khoảng thời gian bị buộc tội thì bị cáo lại đang điểu khiển xe trên xa lộ thì bồi thẩm đoàn sẽ đề nghị bên buộc tội có chấp nhận với chứng cứ bên luật sư đưa ra hay không, nếu chấp nhận thì bị cáo vô tội.
Nếu bên buộc tội không chấp thuận thì bồi thẩm đoàn sẽ cho thời gian nhất định để bên buộc tội cung cấp chứng cứ, tranh luận bác bỏ bằng chứng phía luật sư đưa ra...
- Theo luật gia thì liệu diễn viên Minh Béo còn có cơ hội "thoát tội" nào không?
Luật gia Đặng Đình Thịnh: Khác với Việt Nam, khi bị bắt là gần như lãnh án tù là rất cao, thì ở Mỹ, tỷ lệ bị bắt nhưng sau đó trắng án là khá phổ biến. Lý do thì có một số nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, luật pháp Mỹ tạo điều kiện tối đa cho luật sư gỡ tội cho thân chủ. Nếu một điều luật được bên buộc tội áp dụng hay hành vi bị buộc tội mà gây tranh cãi, chưa thuyết phục bồi thẩm đoàn, thì nguyên tắc dành phần có lợi cho nghi can được áp dụng. Hay nói cách khác, trường phái luật này áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội, nên tỷ lệ bị bắt mà trắng án cao hơn.
Hai là, luật pháp Mỹ còn yêu cầu tôn trọng chặt chẽ các bước tố tụng trong vụ án. Đôi lúc, nghi can trên thực tế có phạm tội nhưng vì các cơ quan không thực hiện đầy đủ trình tự thủ tục, nên buộc tòa phải tuyên vô tội. Trong trường hợp này, nghi can trở thành người "vô tội về mặt pháp lý".
Thứ ba, như đã nói, do việc bắt chỉ là một biện pháp ngăn chặn, nên bị bắt không có nghĩa là tội trạng rõ ràng rồi, mà còn có thể thay đổi sau khi hai bên buộc tội và gỡ tội tranh luận trước tòa.
- Theo thông tin trên các báo nước ngoài thì một viên cảnh sát Mỹ đã đóng vai một thiếu niên để dụ diễn viên Minh Béo đến chỗ hẹn và bắt anh. Chuyện này có vẻ khá lạ với Việt Nam. Luật gia nghĩ gì về việc làm này?
Luật gia Đặng Đình Thịnh: Đúng là tôi chưa từng nghe đến phương pháp phá án tương tự thế này ở Việt Nam, có lẽ có cái gì đó lạ lẫm với chúng ta.
Pháp luật của bang California xem hình phạt giao cấu, hiếp dâm trẻ em là rất nghiêm trọng nên khi có tố giác thì cảnh sát được đóng vai "chìm" để điều tra, củng cố hành vi tội phạm nhưng nếu sắp tới luật sư bào chữa cho Minh Béo chứng minh được cảnh sát đã chủ động dụ dỗ, gạ gẫm để kích thích lòng ham muốn quan hệ tình dục của Minh Béo thì theo pháp luật của bang California, Minh Béo không phạm tội "gặp gỡ trẻ em để dâm ô".
Ở đây, báo chí nước ngoài thông tin có đến ba tội danh bị cáo buộc, theo tôi có thể ít hơn. Ví dụ nhận lời cảnh sát để đến nơi hẹn không phải là một tội danh riêng biệt. Hoặc có ý đồ dâm ô cũng không phải là một tội danh riêng biệt.
Do đó, việc suy đoán mức án vào lúc này nói chung là rất khó. Có thể chúng ta chưa có thể nói gì cụ thể hơn mà phải đợi phán quyết cuối cùng của tòa án.
* Xin cám ơn luật gia!
Theo Ngươi đưa tin
Thành lập Trung tâm trọng tài thương mại Luật gia Việt Nam Sáng 16/3, bà Đỗ Hoàng Yến - Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) đã trao giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài thương mại Luật gia Việt Nam cho đại diện Hội Luật gia Việt Nam. Đây là trung tâm trọng tài thứ 15 được cấp phép thành lập tại Việt Nam. Bà Đỗ Hoàng Yến trao giấy...