Bắc Kinh bác bỏ kêu gọi tự do lưu thông trên không của ASEAN-Nhật
Đúng như dự liệu, không lâu sau khi Thủ tướng Nhật Bản cùng lãnh đạo 10 nước ASEAN ra thông cáo chung yêu cầu bảo đảm quyền tự do lưu thông trên không, Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ lời kêu gọi này.
Các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị ASEAN-Nhật Bản tại Nhật.
Đối với Bắc Kinh, khi nhắm vào vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc vừa thành lập trên biển Hoa Đông, Thủ tướng Nhật đã có lời lẽ “vu khống”.
Trong thông cáo đưa lên mạng tối 14/12, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã bày tỏ “sự bất bình mạnh mẽ đối với lãnh đạo Nhật Bản đã lợi dụng một cuộc họp quốc tế để đưa ra những nhận xét vu khống Trung Quốc”.
Video đang HOT
Theo người phát ngôn Trung Quốc, Nhật Bản đã “mưu toan sử dụng thái độ nước đôi để đánh lừa quốc tế và âm mưu này tất yếu bị thất bại”. Theo Bắc Kinh, chính Tokyo đã đơn phương thay đổi hiện trạng đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chứ không phải là Trung Quốc.
Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt như trên trước thông cáo chung công bố tại Tokyo của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và các lãnh đạo 10 nước ASEAN kêu gọi các nước bảo đảm tự do lưu thông hàng không.
Cho dù thông cáo không nêu dích danh Trung Quốc, nhưng đã ám chỉ rõ ràng quyết định thành lập vùng nhận dạng phòng không của Bắc Kinh vào hạ tuần tháng 11 vừa qua, chồng chéo lên vùng phòng không Nhật Bản và bao gồm cả không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Tokyo quản lý nhưng bị Bắc Kinh tranh chấp.
Cuộc đấu khẩu Trung-Nhật – và ASEAN – diễn ra trong bối cảnh một sự cố hồi đầu tháng 12 này giữa hải quân Mỹ và Trung Quốc trong vùng hải phận quốc tế trên Biển Đông vừa được tiết lộ.
Theo các viên chức hải quân và Quốc phòng Mỹ, chiến hạm USS Cowpens, khi ở trong khu vực có chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc, đã bị buộc phải lèo lái để tránh đụng vào một tàu chiến Trung Quốc. Chiếc này đã lao đến cắt đường tàu Mỹ trước khi dừng lại. Tàu Trung Quốc đã áp sát tàu Mỹ không đầy 500 mét. Hai chiến hạm tuy nhiên đều vô sự.
Theo Dantri
Nhật tăng tối đa sức mạnh quân sự nhằm đối phó Trung Quốc
Nhật Bản sẽ thiết lập một đơn vị quân đội đổ bộ và triển khai thêm máy bay không người lái (UAV), máy bay cảnh báo sớm và các chiến đấu cơ ở khu vực phía tây nam của nước này, nơi Tokyo có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe - Ảnh: Reuters
Các thông tin trên nằm trong dự thảo chương trình quốc phòng trung hạn (5 năm) của Nhật Bản được đem ra bàn thảo vào hôm nay 11.12, theo Reuters.
Bản dự thảo cho rằng Nhật Bản sẽ "phản ứng bình tĩnh và kiên quyết trước việc Trung Quốc bành trướng và tăng cường các hoạt động hải quân, không quân".
Theo bản dự thảo, Nhật Bản lên kế hoạch thành lập một đơn vị quân đội đổ bộ, đảm nhận nhiệm vụ tái chiếm các hòn đảo trong trường hợp bị xâm lược, tăng cường thêm một phi đội chiến đấu cơ F-15 đến căn cứ Naha ở đảo Okinawa.
Tokyo cũng lên kế hoạch triển khai thêm các UAV và các máy bay cảnh báo sớm E-2C tại căn cứ Naha, theo bản dự thảo.
Nhật Bản thường triển khai máy bay cảnh báo sớm E-2C theo dõi khu vực xung quanh quần đảo tranh chấp với Trung Quốc Senkaku/Điếu Ngư.
Bản dự thảo hoàn thiện của chương trình quốc phòng trung hạn 5 năm dự kiến được thông qua vào ngày 17.12 tới.
Trong cuộc họp với các quan chức và chuyên gia an ninh về bản dự thảo ngày 11.12, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố sẽ tăng cường tối đa sức mạnh của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản nhằm đối phó với các nguy cơ đe dọa an ninh nước này, gọi bản dự thảo là một "văn kiện lịch sử" để định hình chiến lược an ninh Nhật Bản.
Theo TNO
Nhật Bản lên kịch bản đối phó vùng phòng không Nhằm đối phó vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông (ADIZ) do Trung Quốc đơn phương áp đặt, Nhật Bản đã xây dựng 3 kịch bản để chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản diễn tập đổ bộ đường không. Ảnh: Getty Images. Báo Sankei Shimbun tiết lộ, Nhật Bản vừa tổ chức cuộc...