Bắc Kạn triển khai chương trình mới hiệu quả và phù hợp
Sau 2 tháng triển khai chương trình mới bắt đầu với lớp 1, Bắc Kạn đang nỗ lực để vừa đảm bảo hiệu quả theo yêu cầu chung, vừa phù hợp với thực tiễn của địa phương.
Giờ lên lớp của cô giáo Hà Thị Huệ, trường Tiểu học Khang Ninh (huyện Ba Bể, Bắc Kạn).
Với đặc thù của tỉnh miền núi khó khăn, nhiều lớp ghép và phòng học tạm, Bắc Kạn đang dồn nhiều nguồn lực, chung sức để đáp ứng việc triển khai sách giáo khoa, chương trình mới.
Bước vào năm học 2020 – 2021, toàn tỉnh Bắc Kạn có 381 lớp 1 với tổng số 6.048 học sinh. Với nguồn lực đầu tư được tăng lên đáng kể, cùng với sự phối hợp lồng ghép đồng bộ các chương trình, chính sách khác nhau, đến nay hệ thống trường lớp học được củng cố, mở rộng, xóa bỏ phòng học tạm, mượn; nâng tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 54,43%.
Năm 2019, Sở GD&ĐT Bắc Kạn đã bổ sung trang thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 (theo CTGDPT 2018) cho 31 trường có cấp tiểu học, gồm 62 máy chiếu dùng chung, 31 máy chiếu, 31 đàn Piano, 31 dàn âm thanh và 31 tủ đựng thiết bị dùng cho phòng âm nhạc, 62 ti vi và 1.048 bộ bàn ghế cho 9 nhà trường.
Nhìn chung, sau hai tháng triển khai dạy học lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, công tác chỉ đạo được thực hiện nghiêm túc, kịp thời và phù hợp với thực tiễn địa phương, việc dạy học trong các nhà trường diễn ra đảm bảo.
Bà Đào Thị Mai Sen, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Kạn đánh giá: Giáo viên đã cơ bản bắt nhịp với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp và kỹ thuật dạy học, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm và những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thời gian tiếp theo; việc học của học sinh lớp 1 đã đi vào nền nếp, nhiều em đã tích cực, chủ động tham gia các giờ học/hoạt động giáo dục.
Là một địa phương miền núi, nhưng huyện Ba Bể đã rất nỗ lực để có sự chuẩn bị đảm bảo, triển khai hiệu quả chương trình và sách giáo khoa mới. Năm học 2020 – 2021, toàn huyện có 15 trường tiểu học (52 điểm trường lẻ). Khối lớp 1 gồm 55 lớp, tổng số học sinh là 880 em, với sự tham gia giảng dạy của 126 giáo viên.
Video đang HOT
Bà Đào Thị Mai Sen, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Kạn
Phòng GD&ĐT Ba Bể đã cho rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp, dồn ghép điểm trường, quy mô lớp học phù hợp, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu giáo viên ở từng môn học, lớp học, cấp học, có kế hoạch điều chỉnh và sắp xếp hợp lý, bổ sung đầy đủ, kịp thời.
Đến nay, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của Ba Bể đảm bảo đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Cơ sở vật chất, phòng học hiện có cơ bản đáp ứng cho việc triển khai khai dạy học 2 buổi/ngày đối với lớp 1.
Năm học này, trường Tiểu học Khang Ninh (huyện Ba Bể) đón 79 học sinh khối 1, chia thành 5 lớp. Công tác chuẩn bị cho việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới được coi là một nhiệm vụ trọng tâm. Nhà trường đã xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán đi tập huấn nội dung chương trình và sách giáo khoa mới do huyện, tỉnh tổ chức; chuẩn bị trang thiết bị, bộ đồ dùng lớp 1 đảm bảo đủ các điều kiện cho giáo viên và học sinh; phân công giáo viên có kinh nghiệm và tâm huyết, thành thạo ứng dụng công nghệ thông tin để dạy lớp 1.
“Bộ sách giáo khoa lớp 1 mới đã đáp ứng được yêu cầu phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh, các chủ điểm rõ ràng, các bài học có tính tích hợp liên môn, có tính kế thừa và đổi mới. Sách có bài dạy kiến thức mới xen ôn tập, cấu trúc sách qua các bài tập rõ ràng giữa phần học chữ cái, vần và luyện tập tiếng việt, kênh hình, kênh chữ phù hợp, sắc nét, gây hứng thú cho học sinh trong học tập, phù hợp với địa phương” – cô giáo Hà Thị Huệ, một giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 của nhà trường đánh giá.
Là phụ huynh có con đang học lớp 1 tại trường, chị Vy Thị Huế cho biết: “Phụ huynh chúng tôi được trao đổi với giáo viên nhiều hơn, thậm chí gọi điện trực tiếp để nói chuyện với giáo viên. Nhờ đó, các bố mẹ cũng được hiểu hơn về việc con em mình học sách giáo khoa mới, chương trình mới. Chúng tôi rất ủng hộ và mong muốn sẽ được đồng hành để việc học của con em được hiệu quả”.
Đối với huyện Bạch Thông, quá trình chuẩn bị và việc triển khai cho đến nay đã cho thấy đảm bảo hiệu quả. Năm học 2020 – 2021 trên địa bàn huyện có 23 lớp 1, đảm bảo tỷ lệ 1 phòng/lớp. 100% giáo viên dạy lớp 1 được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, chuyên vụ trước khi bước vào năm học mới, đáp ứng việc dạy học dạy theo chương trình mới.
Đáng chú ý, các nhà trường đã rà soát bộ thiết bị lớp 1 hiện hành, tận dụng những thiết bị còn sử dụng được, phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong cán bộ, giáo viên; UBND huyện bổ sung kinh phí cho các trường Tiểu học, TH&THCS mua thiết bị dạy học lớp 1 với số tiền 200 triệu.
Trong điều kiện vẫn còn những khó khăn nhất định, sự nỗ lực của địa phương và mỗi nhà trường đã giúp Bắc Kạn triển khai hiệu quả dạy học chương trình mới đối với lớp 1.
TP.HCM gặp khó khăn khi triển khai chương trình, sách giáo khoa mới
Học sinh được học 2 buổi/ngày, khó tiếp cận chương trình, là những vấn đề mà ngành giáo dục TP.HCM đang phải giải quyết.
Trong báo cáo ngày 30/10 về chương trình và sách giáo khoa (SGK) mới sau hai tháng triển khai, ngành giáo dục TP.HCM thừa nhận thành phố có một số khó khăn khách quan và chủ quan khi bắt tay thực hiện chương trình mới.
Học sinh mua SGK đầu năm học. Ảnh: Q.T.
Không thể đảm bảo 100% học sinh học 2 buổi/ngày
Việc tăng dân số cơ học tại một số quận, huyện khiến TP.HCM không thể đảm bảo 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày như yêu cầu của chương trình mới.
Ngành giáo dục thành phố đã ban hành các hướng dẫn chuyên môn, tổ chức tập huấn, trực tiếp đi đến các cơ sở giáo dục tại những địa bàn nhiều khó khăn để hướng dẫn. Những nơi khó khăn về phòng học được hướng dẫn tổ chức dạy 1 buổi/ngày, hoặc trên 5 buổi/tuần.
Trước những ý kiến về chương trình lớp 1 mới nặng, học sinh khó tiếp cận, sở đã chỉ đạo giáo viên lớp một chủ động điều chỉnh tiến độ thực hiện chương trình, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, bám sát thực tiễn học sinh, không nóng vội, không gây áp lực cho các em trong năm đầu cấp.
Sở cũng tổ chức hội thảo lấy ý kiến từ phụ huynh, giáo viên, các nhà quản lý giáo dục từ các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn thành phố.
Ghi nhận ý kiến nhiều phụ huynh, giáo viên, nhà quản lý giáo dục, Sở GD&ĐT TP.HCM đánh giá tình hình triển khai chương trình mới gặp khó khăn trong khoảng 2 tuần đầu tiên. Nguyên nhân là năm học bắt đầu trễ hơn các năm trước 2-3 tuần nên học sinh có thời gian tiếp cận, làm quen môi trường mới ít hơn những năm trước.
Một số giáo viên lúng túng khi triển khai chương trình và SGK mới với nhiều yêu cầu mới cùng một số điểm chưa phù hợp. Những nội dung này đã được Sở GD&ĐT tháo gỡ bằng cách giao quyền tự chủ cho giáo viên, giáo viên chủ động thực hiện chương trình, chủ động sử dụng các ngữ liệu thay thế các ngữ liệu không phù hợp trong SGK.
Theo chương trình mới, SGK chỉ là phương tiện hỗ trợ cho việc dạy và học. Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các trường trang bị tất cả bộ sách trong thư viện để giáo viên tham khảo, đồng thời với các nguồn tư liệu sẵn có, kịp thời chủ động điều chỉnh những ngữ liệu chưa phù hợp.
Ngoài ra, sở cũng khuyến cáo phụ huynh không nên so sánh giữa chương trình mới và chương trình cũ vì những yêu cầu, mục tiêu khác biệt. Giáo viên cũng không nóng vội mà cần bám sát các chuẩn kiến thức, kỹ năng để chủ động điều chỉnh theo thực tế lớp học.
Sở GD&ĐT TP.HCM cũng thừa nhận giá SGK mới cao hơn nhiều lần so với trước đây. Do SGK mới được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, không còn sự bao cấp, trợ giá của ngân sách nên về cơ bản, giá sách cao. Bên cạnh đó, một số cơ sở giáo dục không thực hiện đúng theo quy định, giới thiệu các tài liệu bổ trợ, xuất bản phẩm tham khảo có tính áp đặt, gây hiểu lầm, tạo áp lực cho phụ huynh vào dịp đầu năm học.
Sở GD&ĐT khẳng định có việc thiếu SGK đầu năm học. Nguyên nhân là năm nay triển khai SGK mới, việc chọn sách cũng có thay đổi từ năm học tới nên các đại lý phát hành, nhà sách không dám nhập sách nhiều như mọi năm (hầu hết nhà sách đều không đủ sách hoặc không bán riêng).
Đề xuất xã hội hội hóa dạy 2 buổi/ngày
Với những khó khăn trước mắt, Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất Bộ GD&ĐT có hướng dẫn cụ thể bằng văn bản để tạo cơ sở pháp lý cho các cơ sở giáo dục thực hiện việc xã hội hóa tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, nhất là trong giai đoạn triển khai chương trình mới.
Đồng thời, cần hướng dẫn rõ quy định về thời lượng giáo dục tiểu học thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học để các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch dạy học, bố trí các tiết dạy cho phù hợp giữa các buổi và tổ chức các hoạt động giáo dục sau giờ học chính thức.
Bên cạnh đó, xác định môn tự chọn ở cấp tiểu học là khoản thu thỏa thuận khi thực hiện xã hội hóa tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, xác định bán trú là khâu dịch vụ trong trường học để thực hiện xã hội hóa.
Sở cũng đề nghị điều chỉnh Thông tư 36 của Bộ Tài chính về kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Trước yêu cầu của chương trình mới, nhất là đối với các trường tiểu học không thu học phí, việc nhà trường tự cân đối nguồn kinh phí để tập huấn, bồi dưỡng giáo viên là không phù hợp.
Hà Nội nâng tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày ở cấp trung học cơ sở Năm học 2020-2021, ngành Giáo dục Hà Nội tiếp tục tập trung phát triển mạng lưới trường, lớp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đặc biệt là ở cấp trung học cơ sở để chuẩn bị cho việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6. Ảnh minh...