Bắc Giang: Khởi động các lớp dạy bơi cho học sinh tiểu học
Ngay sau khi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang xảy ra một số vụ đuối nước ở trẻ em, các trường tiểu học, tiểu học và THCS trên địa bàn huyện Lục Nam đã triển khai hoạt động dạy bơi cho học sinh.
Giáo viên hướng dẫn học sinh bài tập khởi động cơ bản trước khi xuống nước. Ảnh chụp tại Trường Tiểu học Đông Phú.
Thời gian tổ chức dạy bơi tập trung từ tháng 4 đến hết tháng 8/2021. Mục tiêu, toàn huyện có 70% học sinh lớp 3, lớp 4 và 100% học sinh lớp 5 biết bơi.
Được biết, hiện nay, từ nguồn kinh phí ngân sách hỗ trợ và xã hội hóa, 38 trường tiểu học trong toàn huyện đã có bể bơi di động hoặc kiên cố. Mỗi khóa học từ 7-12 buổi, thời gian học mỗi buổi từ 60-90 phút. Kinh phí do các trường thỏa thuận với phụ huynh, thực hiện theo Nghị quyết số 10 của HĐND tỉnh, Quyết định số 30 của UBND tỉnh và văn bản thông báo các khoản trường được phép thu từ người học năm học 2020-2021 đã được Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện phê duyệt.
Học sinh Trường Tiểu học Đông Phú đăng ký học bơi tại trường.
Video đang HOT
Tìm hiểu tại Trường Tiểu học Đông Phú được biết, nhà trường vừa khai giảng lớp học bơi cho hơn 200 học sinh. Thầy Nguyễn Văn Tuấn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, thời gian dạy bơi được bố trí vào cuối buổi chiều các ngày trong tuần sau khi học sinh tan học và ngày thứ Bảy, Chủ nhật. Mức học phí thỏa thuận với phụ huynh là 350 nghìn/khóa 15 buổi. Ngoài ra, nhà trường miễn phí cho tất cả học sinh thuộc diện hộ nghèo.
Tương tự, Trường Tiểu học Đông Hưng có 2 bể bơi đang hoạt động tại khu chính thôn Trại Quan và khu lẻ thôn Đông Sơn. Bể có chiều rộng 6,6 m; cao 1,2 m; chiều dài từ 18- 25 m. Trước mắt, trường ưu tiên dạy bơi cho học sinh lớp 4, lớp 5; bố trí theo ca, mỗi lớp không quá 20 em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện yêu cầu các trường bố trí hướng dẫn viên dạy bơi là giáo viên đã trải qua các lớp bồi dưỡng đã được cấp chứng chỉ. Nội dung dạy gồm trang bị kiến thức về bơi cơ bản, thực hành bơi dưới nước. Trong chương trình, các em được hướng dẫn kỹ năng sơ cấp cứu, xử lý khi gặp tình huống nguy hiểm dưới nước, gặp trường hợp người bị đuối nước…
Đến nay các trường học trên địa bàn huyện Lục Nam đã xây dựng kế hoạch chia thành 2 giai đoạn (giai đoạn 1 từ tháng 4 đến hết tháng 5 và từ tháng 6 đến hết tháng 8/2021). Theo đại diện lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, đơn vị sẽ kiểm tra, đánh giá công tác chỉ đạo và tổ chức dạy bơi tại các trường, kết quả được sử dụng vào đánh giá thi đua khi kết thúc năm học 2020- 2021.
Chọn sách giáo khoa lớp 2: Chủ động thích ứng
Từ lớp 2 trở lên, NXB Giáo dục Việt Nam (GDVN) có 2 bộ sách thay vì 4 như lớp 1.
GV và HS Trường Tiểu học Nguyễn Du (thành phố Lào Cai - Lào Cai). Ảnh: Sở GD&ĐT Lào Cai cung cấp
Chia sẻ về quá trình lựa chọn sách cũng như chuẩn bị đội ngũ cho việc giảng dạy, cán bộ quản lý, GV các trường tiểu học đều chung nhận định: Quan trọng là chương trình và yêu cầu cần đạt với HS khi kết thúc năm học. SGK chỉ là tài liệu. Thực tế trong giảng dạy, GV đã tham khảo ngữ liệu từ nhiều bộ sách để HS dễ dàng tiếp thu.
Không ảnh hưởng đến dạy và học
Bà Nguyễn Thị Thúy - Phó Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Lào Cai) cho biết: Năm học 2020 - 2021, nhiều trường tiểu học tại Lào Cai chọn sách từ 3 bộ SGK để dạy học. Có ý kiến cho rằng, mỗi một bộ SGK có triết lý giáo dục khác nhau như vậy khi dạy nhiều đầu sách trong các bộ sách sẽ gây khó khăn về mặt chỉ đạo chuyên môn... Tuy nhiên, Sở GD&ĐT Lào Cai lại quan niệm rằng vấn đề là "gốc" cuối chương trình yêu cầu gì? SGK chỉ là phương tiện để đạt đầu ra của chương trình. Do đó, GV không nặng nề hay phụ thuộc vào bộ SGK nào.
Ông Hà Huy Giáp - Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Bắc Giang) cho hay: Theo thống kê, Bắc Giang có gần 80% trường tiểu học chọn đầu sách từ 3 bộ SGK để triển khai. Số còn lại chọn sách từ 2 bộ SGK. Không có trường nào chọn chỉ một bộ. Như vậy, từ năm học đầu tiên, HS lớp 1 được học kiến thức từ nhiều bộ SGK và GV cũng làm quen với việc dạy học không phụ thuộc vào bộ sách nào.
Tâm thế GV dạy lớp 2 qua khảo sát hoàn toàn không ảnh hưởng bởi đội ngũ này không phải GV lớp 1 tiếp tục dạy lên. Thầy cô là GV được lựa chọn mới để tìm hiểu chương trình, nghiên cứu sách và tham gia tập huấn nên không bị chi phối bởi cách dạy, hay triết lý của bộ SGK cũ. Với SGK mới, GV lớp 2 chỉ cần dạy học làm sao đạt được yêu cầu kiến thức cuối năm cho HS.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng biên tập NXB GDVN, hợp nhất SGK không làm ảnh hưởng đến việc dạy và học của GV và HS cũng như việc lựa chọn SGK. Bởi mỗi cuốn SGK đều bám sát và cụ thể hóa các yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học được quy định trong Chương trình GDPT 2018. Và dù học theo bộ SGK nào khi kết thúc lớp 1, HS đều phải đạt chuẩn tối thiểu đối với HS lớp 1.
Một buổi chọn SGK tại Sở GD&ĐT Lào Cai.
Sẵn sàng với bộ SGK mới
Bà Nguyễn Thị Thúy khẳng định: GV dạy bộ SGK nào không quá quan trọng. Quan trọng là được tập huấn đầy đủ, có phương pháp kĩ thuật dạy học để phát triển phẩm chất năng lực của HS.
Mặt khác, theo kinh nghiệm của giáo dục Lào Cai, cần có sự phối hợp chặt chẽ với các nhà xuất bản để tổ chức hội thảo, tập huấn hỗ trợ cho GV. Các phòng GD&ĐT, nhà trường cũng chủ động tổ chức hội thảo cấp trường, huyện... để hỗ trợ cho GV trực tiếp đứng lớp về phương pháp, kĩ thuật trong quá trình dạy học. Việc hỗ trợ GV có thể theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Từ thực tế địa phương, ông Hà Huy Giáp cho rằng: Dạy học lớp 2 theo Chương trình, SGK lớp 2 mới quan trọng là cho phép GV chủ động trong lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học. Trong trường hợp ngữ liệu, kiến thức không phù hợp, GV có thể tham khảo và lấy từ cuốn sách khác phù hợp đưa vào thay thế.
Cô Nguyễn Lan Hương - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phom Hán (thành phố Lào Cai, Lào Cai) nêu quan điểm: Việc hợp nhất SGK không ảnh hưởng đến hoạt động dạy học lớp 2 bởi GV lớp 1 không theo HS lên lớp 2. Hơn thế, SGK chỉ là phương tiện, còn phương pháp, kĩ thuật dạy học của GV mới giữ vai trò quan trọng. Do đó, thực hiện chương trình mới, GV có thể triển khai dạy học với bất kỳ bộ sách nào.
Cô Phạm Thị Thu Lan - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (thành phố Yên Bái - Yên Bái) cũng khẳng định: GV được chọn dạy lớp 2 đều nghiên cứu kỹ nội dung chương trình mới, nội dung môn học với những yêu cầu cần đạt và SGK. Do vậy, thầy cô hiểu nội dung chương trình theo SGK không phải là "cứng". GV vẫn có thể linh hoạt, chủ động thay đổi trong dạy học. SGK chỉ là một kênh thông tin, GV có thể tham khảo từ nhiều bộ SGK khác để dạy học thêm hiệu quả phù hợp. Ngoài bộ sách nhà trường chọn để giảng dạy, bộ sách khác được mua làm tư liệu nghiên cứu. Thực tế giảng dạy lớp 1, giáo viên vẫn tham khảo ngữ liệu từ bộ sách này. Vì vậy, ngay GV dạy lớp 1 khi đọc SGK lớp 2 khi được hỏi cho biết không bỡ ngỡ trước nội dung, phương pháp, yêu cầu cần đạt...
Theo cô Phạm Thị Thu Lan, sau gần một năm triển khai chương trình mới, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý vững tin với SGK lớp 2 và lớp tiếp theo. Đặc biệt, tại Trường Tiểu học Nguyễn Trãi có 10 GV được chọn dạy lớp 2 được tập huấn kĩ càng và cơ bản đều là GV cốt cán của sở nên vững vàng chuyên môn, kĩ thuật...
Để triển khai hiệu quả Chương trình, SGK lớp 2, GV nghiên cứu bản mềm SGK lớp 2 theo tinh thần đổi mới (Thông tư 32 của Bộ GD&ĐT). Mặt khác, yêu cầu GV soạn giáo án kĩ càng, tổ chức dạy học thực tế... từ đó đúc rút ưu điểm, tồn tại của sách, góp ý cho đồng nghiệp về phương pháp, kĩ thuật. Như vậy, việc dạy học sẽ đạt hiệu quả cao theo yêu cầu cần đạt. - Cô Nguyễn Lan Hương
Bắc Giang: Dừng hoạt động chốt Covid-19, HS hộ khẩu Hải Dương trở lại trường Gần 100 học sinh có hộ khẩu Hải Dương đã trở lại Trường THPT Cẩm Lý (huyện Lục Nam) để học tập sau thời gian nghỉ Tết và phòng dịch Covid-19. Học sinh có khẩu Hải Dương hân hoan trở lại trường sau thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19. Sáng 24/3 thông tin với Báo GD&TĐ, thầy Nguyễn Thanh Bình - Hiệu trưởng...