Bà Trương Mỹ Lan được áp dụng nguyên tắc có lợi khi xét xử
Theo VKSND Tối cao, những hành vi phạm tội xảy ra sau ngày 1/1/2018 bị xử lý theo các điều 353, 206 BLHS năm 2015, có xem xét đến nguyên tắc có lợi cho các bị can.
Ngày 5/3, TAND TP.HCM sẽ đưa ra xét xử vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan. Hơn 80 bị cáo hầu tòa về nhiều tội.
Trong đó bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị đưa ra xét xử về các tội: “Tham ô tài sản”, “Đưa hối lộ”, quy định tại khoản 4 Điều 353; khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, quy định tại khoản 3 Điều 179 BLHS năm 1999.
Theo VKSND Tối cao, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm với những vị trí, vai trò khác nhau, thực hiện nhiều tội phạm xâm phạm về sở hữu, xâm phạm hoạt động của Ngân hàng, hoạt động đúng đắn của Cơ quan Nhà nước. Trong đó có nhiều tội phạm được thực hiện dưới dạng đồng phạm có tổ chức, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn.
Bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội trong thời gian dài, trong khi BLHS có sự thay đổi cơ bản về đường lối xử lý tại thời điểm trước và sau ngày 1/1/2018.
Video đang HOT
VKSND Tối cao cho rằng, theo quy định của BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 và Nghị quyết số 41 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành tương ứng với thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, thì:
Những hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 1/1/2018 bị xử lý theo điều, khoản tương ứng (Điều 179) BLHS năm 1999. Những hành vi phạm tội xảy ra sau ngày 1/1/2018 bị xử lý theo các điều, khoản (Điều 353, Điều 206) BLHS năm 2015, có xem xét đến nguyên tắc có lợi cho các bị can.
Bà Trương Mỹ Lan có hành vi sai phạm diễn ra trong thời gian trước khi BLHS năm 2015 có hiệu lực, nên theo các văn bản pháp luật kể trên, bà Lan sẽ bị áp dụng BLHS 1999 đối với tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, thay vì áp dụng BLHS năm 2015.
Trước đó, như VietNamNet đã đưa, bà Trương Mỹ Lan chia sẻ với luật sư Giang Hồng Thanh rằng, bà tự nguyện mang tất cả tài sản hợp pháp của mình cũng như vận động gia đình, kêu gọi bạn bè giúp đỡ để đảm bảo giải quyết triệt để các vấn đề về tài chính, kinh tế liên quan đến hậu quả vụ án (trong trường hợp Tòa án phán quyết bà Lan có tội và có trách nhiệm bồi thường, khắc phục).
Bà Lan khẳng định, với điều kiện kinh tế, với uy tín và khả năng của bản thân, nếu Tòa án phán quyết bị cáo phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả nào, bà đều sẽ giải quyết được đầy đủ, trọn vẹn.
Theo cáo buộc, từ ngày 1/1/2012- 7/10/2022, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã lập số lượng lớn hồ sơ vay vốn khống để rút ra số tiền đặc biệt lớn. Trong đó, đã chỉ đạo lập khống 368 hồ sơ vay vốn để rút tiền của SCB ra dùng vào các mục đích khác nhau, đến ngày 17/10/2022, còn dư nợ hơn 132 ngàn tỷ đồng không có khả năng thu hồi. Hành vi của bà Lan đã gây hậu quả thiệt hại cho Ngân hàng SCB hơn 64 ngàn tỷ đồng.
Từ ngày 9/2/2018 đến 7/10/2022, bà Lan đã chỉ đạo lập khống hồ sơ vay vốn, chiếm đoạt của SCB hơn 304 ngàn tỷ đồng, gây thiệt hại hơn 129 ngàn tỷ đồng.
Để che giấu thực trạng tài chính đặc biệt yếu kém và các sai phạm của Ngân hàng SCB phát hiện qua thanh tra, để SCB không bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt và tiếp tục được tái cơ cấu, bà Lan trực tiếp gặp gỡ bàn bạc, trao đổi với bà Đỗ Thị Nhàn, Trưởng đoàn thanh tra và chỉ đạo ông Võ Tấn Hoàng Văn, TGĐ Ngân hàng SCB tiếp xúc, đặt vấn đề, trực tiếp đưa tiền cho bà Đỗ Thị Nhàn 5,2 triệu USD và đưa tiền, quà bồi dưỡng các thành viên trong Đoàn thanh tra.
Trên cơ sở đó, bà Nhàn chỉ đạo thành viên trong đoàn báo cáo không trung thực, không đầy đủ các sai phạm của SCB; cố tình che giấu, bưng bít, làm nhẹ để có lợi cho SBC và tiếp tục kiến nghị đề xuất tạo điều kiện cho ngân hàng này được tái cơ cấu. Hành vi của bà Trương Mỹ Lan đã phạm vào tội Đưa hối lộ.
CQĐT đã kê biên 1.237 bất động sản liên quan trực tiếp đến bà Trương Mỹ Lan; kê biên 8 bất động sản của Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh tại tỉnh Quảng Ninh liên quan đến thỏa thuận hợp tác của bà Trương Mỹ Lan với Tập đoàn Tuần Châu, Quảng Ninh.
Có hàng chục tài sản là phương tiện như du thuyền, tàu, ô tô cùng rất nhiều cổ phần của bà Trương Mỹ Lan cũng bị kê biên.
Tỷ phú người nước ngoài gây thiệt hại tài sản "khủng" trong vụ án Vạn Thịnh Phát
Từng được ca tụng là tỷ phú ở nước ngoài với khối tài sản "khủng" là bất động sản, Nap Kee Eric (Chu Lập Cơ, SN 1956, chồng của Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) được sự "săn đón" của nhiều trang mạng.
Song, khi vụ án được Cơ quan CSĐT Bộ Công an điều tra làm rõ, dư luận khá bất ngờ khi Cơ lại là đồng phạm hỗ trợ bà Lan gây thiệt hại hơn 9.110 tỷ đồng.
Đáng lưu ý, Chu Lập Cơ là người sáng lập, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Times Square Việt Nam (tọa lạc phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh) và giữ vai trò cao nhất tại công ty này với 99,26% cổ phần. Năm 2012, để lập hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng SCB nhằm cơ cấu các khoản nợ xấu sau khi hợp nhất 3 ngân hàng thành Ngân hàng SCB (mới), Trương Mỹ Lan đã trao đổi thống nhất với chồng và lãnh đạo Ngân hàng SCB về việc sử dụng tài sản Dự án tòa nhà Times Square ở khu đất 22-36 Nguyễn Huệ và 57-69F Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1 (quyền sử dụng đất thuê và tài sản hình thành trong tương lai gắn liền với đất thuê là cao ốc phức hợp văn phòng, khách sạn, căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại Times Square và quyền tài sản có liên quan) để đảm bảo cho các khoản vay.
Vợ chồng Trương Mỹ Lan - Chu Lập Cơ thời điểm chưa bị bắt.
Là cổ đông chính và giữ vai trò quyết định cao nhất tại Công ty cổ phần đầu tư Times Square, ông Cơ đồng ý thống nhất với vợ. Thực hiện sự chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, ngày 10/12/2012, Chu Lập Cơ đã ký biên bản họp hội đồng cổ đông, quyết định của đại hội đồng cổ đông và biên bản họp hội đồng quản trị vào ngày 12/12/2012 chấp thuận thế chấp tài sản của công ty bảo lãnh vay cho các cá nhân, tổ chức do Lan chỉ định. Sau khi có tài sản đảm bảo vay vốn, Trương Mỹ Lan tiếp tục chỉ đạo các cá nhân tại Ngân hàng SCB, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty cổ phần Đầu tư Times Square lập các hồ sơ vay vốn khống, nhờ người đứng tên các khoản vay và ký khống hồ sơ, thủ tục vay vốn.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, bằng thủ đoạn, phương thức trên, từ tháng 12/2012 đến tháng 12/2014, Chu Lập Cơ giúp Trương Mỹ Lan hợp thức hóa hồ sơ vay vốn khống để giải ngân số tiền vay tại Ngân hàng SCB. Sau đó, họ giải ngân cho 73 khoản vay khống của 67 khách hàng, với tổng số tiền giải ngân là 29.441.281.494.110 đồng, thời hạn vay vốn 5 năm. Toàn bộ số tiền vay vốn được sử dụng cho mục đích riêng của Trương Mỹ Lan.
Đến năm 2017, do phương án vay vốn là lập khống, khoản vay chỉ dùng trả nợ xấu, không có nguồn để thu hồi gốc, lãi nên các khoản nợ đến hạn nhưng không thể trả được nợ. Do vậy, Trương Mỹ Lan thuyết phục chồng ký biên bản họp hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư Times Square để tiếp tục sử dụng tài sản của công ty này thế chấp đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ vay cho 54 khách hàng vay vốn tại Ngân hàng SCB nhằm gia hạn nợ. Tổng dư nợ được đảm bảo là 35.541.552.499.470 đồng.
Tính đến thời điểm ngày 17/10/2022, cơ quan điều tra xác định còn 46 khoản vay của 46 khách hàng còn dư nợ gốc và lãi tổng cộng trên 39.217 tỷ đồng. Sau khi đối trừ giá trị tài sản đảm bảo của các khoản vay mà Chu Lập Cơ đã ký các tài liệu để hợp thức hóa thủ tục vay vốn trên. Theo kết quả định giá của Công ty Hoàng Quân tại thời điểm ngày 30/9/2022 được Ngân hàng SCB chấp nhận có đủ pháp lý để trích lục dự phòng rủi ro được phân bổ cho các khoản vay còn dư nợ nêu trên là 30.100.988.548471 đồng.
Trương Mỹ Lan khai nhận, sau khi hợp nhất 3 ngân hàng thành Ngân hàng SCB (mới), bị can đã trao đổi, thống nhất với chồng và lãnh đạo SCB về việc cho vay để cơ cấu các khoản nợ xấu. Họ thống nhất lấy tòa nhà Times Square làm tài sản đảm bảo để vay 20.000 tỷ đồng của SCB. Kết quả điều tra cho thấy hành vi trên của Chu Lập Cơ phạm vào tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" với vai trò giúp sức cho Trương Mỹ Lan phạm tội, liên đới gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền là 9.116.811.915.677 đồng. Quá trình điều tra, bị can Chu Lập Cơ thành khẩn khai báo, nhận thức rõ hành vi phạm tội
Bà Trương Mỹ Lan bị Nguyễn Cao Trí chiếm đoạt 1.000 tỉ đồng ra sao? Viện KSND tối cao cho rằng đủ cơ sở xác định bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị Nguyễn Cao Trí chiếm đoạt 1.000 tỉ đồng. Theo cáo trạng vụ án liên quan bà Trương Mỹ Lan và Ngân hàng SCB, Nguyễn Cao Trí, 54 tuổi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu...