Bà mẹ có con làm Giám đốc điều hành của YouTube chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con
Nuôi dạy con theo kiểu “ máy bay trực thăng” là khi bạn liên tục loại bỏ các chướng ngại vật để con không phải đối mặt với những thử thách và thất vọng trong cuộc sống.
Việc nuôi dạy con cái là một thách thức, đặc biệt là khi thế giới vừa bước qua đại dịch Covid-19. Esther Wojcicki khẳng định, việc nuôi dạy ba cô con gái của bà chắc chắn cũng không hề dễ dàng.
Esther Wojcicki là một nhà giáo dục, nhà báo và là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất Làm Thế Nào Để Nuôi Dạy Những Người Thành Công. Ngoài ra, bà cũng là người đồng sáng lập Tract – ứng dụng cộng đồng định hướng học tập trực tuyến cho trẻ em đầu tiên tại Mỹ.
Khó khăn là vậy nhưng bà luôn giữ cho mình những “bí quyết” dạy con có 1-0-2. Nhờ đó, cả ba người con của Esther Wojcicki đều lớn lên và trở thành những người có địa vị trong xã hội. Cụ thể, Susan là Giám đốc điều hành của YouTube, Janet là bác sĩ và Anne là người đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của 23andMe. Họ đã vươn lên dẫn đầu những nghề cực kỳ cạnh tranh, những lĩnh vực được thống trị bởi nam giới.
Esther Wojcicki và 3 cô con gái tài năng của mình
Khi viết cuốn sách của Làm Thế Nào Để Nuôi Dạy Những Người Thành Công, Esther Wojcicki đã nhận được rất nhiều câu hỏi về các phương pháp nuôi dạy con cái khác nhau. Nhưng theo bà, điều mà mọi người thực sự muốn biết là: “Phong cách nuôi dạy con kém nhất là gì?”
Dựa trên kinh nghiệm và nghiên cứu của mình, Esther tin rằng “nuôi dạy kiểu máy bay trực thăng” là độc hại nhất.
Nuôi dạy con kiểu “máy bay trực thăng” là gì?
Nuôi dạy con kiểu “máy bay trực thăng” là khi cha mẹ liên tục loại bỏ các chướng ngại vật để con không phải đối mặt với những thử thách, khó khăn trong cuộc sống.
Khi nuôi dạy con kiểu này, cha mẹ dường như đáp ứng mọi yêu cầu của con ngay lập tức mà không phân định rạch ròi được đúng hay sai. Các nghiên cứu chỉ ra rằng điều này làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển, tự kiểm soát, giải quyết vấn đề và tự điều chỉnh xung đột của trẻ.
Các bậc “cha mẹ trực thăng” luôn mong muốn giúp đỡ con, nhưng kết quả nhận được lại trái ngược hoàn toàn so với những gì họ kỳ vọng. Bởi lẽ, họ đã sản sinh ra những đứa trẻ ngại chấp nhận rủi ro, luôn cần sự giúp đỡ và thiếu tính sáng tạo.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Maye Musk – một người mẫu thành công và là mẹ của Elon Musk đồng ý về tác hại của việc nuôi dạy con theo kiểu “máy bay trực thăng”. Theo đó, Maye Musk không bao giờ kiểm tra bài tập về nhà của con mình. Nói đúng hơn thì bà ấy không thể bởi Maye phải làm năm công việc để kiếm sống.
Khi bài tập về nhà của con cần có sự xác nhận của phụ huynh, bà ấy thường yêu cầu con “nhại lại” chữ ký của mình. Đó chính xác là những gì trẻ em cần ngày nay – không bị kiểm soát hoặc bảo vệ quá mức, nhưng được phép tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình.
Cha mẹ phải luôn tìm kiếm sự cân bằng
Mặt khác, cha mẹ không nên nuôi dạy con theo hướng cực đoan. Nghĩa là, bạn không nên đưa trẻ ra ngoài một mình để mua sắm khi chúng 5 tuổi hoặc mong đợi chúng làm bữa tối khi lên 10. Thay vào đó, hãy đưa ra cho chúng những thử thách phù hợp với lứa tuổi.
Mục đích là để họ tự hào về công việc họ làm. Khi đó, những đứa trẻ sẽ xây dựng được các kỹ năng hướng tới sự độc lập và chúng cũng học được cách giúp đỡ mọi người.
Chẳng hạn, con trẻ có thể là nấu ăn dưới sự hướng dẫn của cha mẹ. Những công việc đơn giản như: Rửa rau diếp, cắt một quả cà chua hoặc một quả bơ, thêm nước sốt … chúng hoàn toàn có thể làm được. Nhưng hãy nhớ rằng, nếu con bạn chưa bao giờ nấu ăn, chúng có thể thấy khó khăn để làm bất cứ thứ gì nếu không có người trông chừng.
Ảnh minh họa
Bí quyết đơn giản để nuôi dạy những đứa trẻ thành công
Cả cha mẹ và giáo viên đều có thể biến những đứa trẻ trở thành người suy nghĩ độc lập và tự tin bằng một phương pháp mang tên TRICK. Theo đó, TRICK là viết tắt của Trust (niềm tin), Respect (tôn trọng), Independence (độc lập), Collaboration (hợp tác) và Kindness (tử tế):
- Niềm tin: Niềm tin phải bắt đầu từ các bậc cha mẹ. Khi tự tin vào những lựa chọn của mình, chúng ta có thể tin tưởng để trao quyền cho con cái.
- Tôn trọng: Mỗi đứa trẻ được sinh ra đều là một món quà và trách nhiệm của cha mẹ là nuôi dưỡng những món quà đó. Điều này ngược lại với việc nói cho họ biết trở thành ai, theo đuổi nghề gì và cuộc sống của họ sẽ như thế nào.
- Tính độc lập: Điều này dựa trên nền tảng vững chắc của sự tin tưởng và tôn trọng. Những đứa trẻ thực sự độc lập có khả năng đương đầu với nghịch cảnh, thất bại và buồn chán – tất cả những khía cạnh không thể không đối mặt trong cuộc sống.
- Hợp tác: Hợp tác có nghĩa là làm việc cùng nhau trong gia đình, trong lớp học hoặc tại nơi làm việc. Đối với cha mẹ, điều đó có nghĩa là khuyến khích trẻ đóng góp vào các cuộc thảo luận, quyết định và thậm chí là kỷ luật.
- Tử tế: Lòng tốt thực sự bao gồm lòng biết ơn và sự tha thứ, sự phục vụ đối với người khác và nhận thức về thế giới bên ngoài bản thân bạn.
Ảnh minh họa
Tóm lại, hãy dành cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi và ngừng giám sát con cái quá mức. Hãy để chúng tự mình khám phá và tìm kiếm lý tưởng cho bản thân. Con trẻ rất mong muốn điều đó. Để làm được điều này, hãy bắt đầu bằng cách để con tự đưa ra quyết định về những gì chúng muốn làm vào cuối tuần này, thậm chí có thể lên kế hoạch cho cả gia đình. Hãy tưởng tượng họ sẽ cảm thấy như thế nào khi được trao quyền.
Nhà giáo dục nổi tiếng châu Á chia sẻ: 4 cách đơn giản giúp trẻ tự tin
Đây là những lưu ý để giúp trẻ trở nên tự tin, dũng cảm trước cuộc sống.
Người ta thường nói: Chỉ cần tự tin sẽ giành được 50% thành công. Tự tin là điều hết sức cần thiết để có thể thành công trong cuộc sống, sự nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể luôn đạt được sự tự tin cần thiết trong mọi tình huống. Do đó, tự tin là một trong những kỹ năng quan trọng mà các bậc phụ huynh cần từng bước xây dựng cho trẻ khi còn nhỏ. Sự tự tin sẽ giúp trẻ dám nỗ lực, không ngại thử thách. Trẻ tự tin có khả năng sống độc lập, hòa nhập với xã hội tốt và dễ thành công hơn trong cuộc sống.
Trước tầm quan trọng của việc rèn luyện cho trẻ sự tự tin, Ông Chu Hải Hoành - Phó Chủ tịch hội Tâm lý Âm nhạc quốc gia, Phó Chủ tịch Uỷ ban Âm nhạc và Vũ đạo của Ban chỉ đạo giảng dạy giáo dục đại học của Bộ Giáo dục đưa ra 4 lời khuyên dành cho cha mẹ.
Ông Chu Hải Hoành đưa ra 4 lời khuyên dành cho cha mẹ để rèn luyện sự tự tin cho con.
1. Đừng để trẻ học tập hay làm việc bằng cảm xúc tiêu cực
Nhiều trẻ có những trải nghiệm không tốt khi thực hiện công việc của mình. Chẳng hạn như trước khi đi thi thường bị cha mẹ tạo áp lực: "Con phải được điểm loại A đấy nhé!", "Con không được thua bạn C nhé!". Hay khi trẻ đã cố gắng làm việc nhà mà vẫn bị chê bai: " Quét nhà thôi cũng không sạch thì làm được gì", "Nhìn con làm, cha/mẹ cảm thấy thật bực bội",...
Cha mẹ cần nhớ rằng: Trước, trong và sau khi trẻ thực hiện công việc, không nên phán xét tiêu cực, hãy để trẻ có những trải nghiệm vui vẻ. Để tránh làm tổn thương, cha mẹ nên bao dung với con cái. Dù con làm việc gì cũng nên dành sự động viên chân thành, khẳng định sự nỗ lực của con. Như vậy, trẻ mới tự tin hoàn thành tốt phần việc của mình.
2. Trang bị kiến thức đủ để giúp con không nản chí
Hãy chuẩn bị cho trẻ tâm thế: Muốn làm được điều mình muốn sẽ không hề dễ dàng. Thay vì đợi đến lúc té đau, hãy giúp trẻ hiểu rằng có thể việc đó không thành công ngay lần đầu tiên, thất bại là điều bình thường. Tuy nhiên, vẫn sẽ có cách giúp trẻ hạn chế thất bại bằng việc đọc sách, tìm hiểu kiến thức trên Internet, đọc chỉ dẫn, xem phim ảnh,...
Hãy khuyến khích con trang bị kiến thức để có thể giải quyết mọi việc một cách tốt nhất. (Ảnh minh hoạ)
Chẳng hạn như hãy nói với trẻ rằng: "Muốn đạt điểm cao, ngoài kiến thức trong sách, con cần trang bị kiến thức mở rộng qua Internet", "Muốn xếp lego thành công, con phải đọc kỹ và làm theo tờ hướng dẫn",...
Tuy nhiên, cha mẹ nên cho trẻ tìm hiểu vừa phải để tránh bị "bội thực" trước khi thực hành. Vì sẽ dẫn đến trường hợp trẻ cảm thấy quá sức và không muốn tiếp tục thực hiện. Hãy cùng trẻ tìm hiểu và thực hành từng bước nhỏ để hoàn thiện việc mình muốn. Sau khi thành công, chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy hãnh diện, tự hào và tin tưởng vào bản thân.
3. Không ngắt lời trong quá trình trẻ thực hiện
Trong quá trình trẻ đang trình bày một vấn đề nào đó, có thể là bài tập hay quan điểm cá nhân, cha mẹ tuyệt đối không ngắt lời trẻ. Nếu cha mẹ có hành vi không tốt này sẽ khiến con mất tự tin, bối rối, lo sợ và có nguy cơ mắc lỗi.
Vì vậy, hãy tôn trọng con. Đừng bao giờ ngắt lời khi trẻ đang trình bày vấn đề vì bất cứ lý do gì. Bên cạnh đó, trong khi con chia sẻ, cha mẹ nên tập trung lắng nghe, trao cho con ánh mắt động viên, khích lệ. Như vậy, trẻ sẽ cảm thấy lời nói của mình có giá trị và trở nên tự tin hơn.
Cha mẹ chú ý không nên ngắt lời khi con đang nói. (Ảnh minh hoạ)
4. Hãy bình tĩnh khi trẻ hoang mang
Khi trẻ cảm thấy hoang mang, buồn chán thì việc tìm kiếm sự đồng cảm từ cha mẹ là điều dễ hiểu. Và cảm giác mà trẻ đang đối mặt là một phần tất yếu giúp trẻ trưởng thành. Thế nên, đừng vội tìm cách loại bỏ cảm giác lo lắng ấy mà hãy nhẹ nhàng trò chuyện và thấu hiểu tâm trạng trẻ.
Chẳng hạn, cha mẹ có thể dành cho con lời động viên: "Mẹ biết điều này rất khó...", "Thất vọng là chuyện bình thường mà con" hay "Không phải lúc nào mọi điều cũng theo ý mình muốn". Trẻ có thể khóc và ủ rũ cả ngày vì một vấp ngã nào đó. Nhưng nếu có người sẵn sàng thấu hiểu, trẻ sẽ có thêm động lực tiếp tục vui vẻ cho ngày hôm sau. Đó chính là chìa khóa tạo nên sự tự tin và tính kiên trì cho trẻ.
Cha mẹ cần nhớ rằng, mục tiêu của việc giúp con tự tin khi còn nhỏ chính là bước chuẩn bị cho trẻ có một cuộc sống độc lập khi lớn lên. Thành công hay không phụ thuộc vào việc cha mẹ đủ tỉnh táo để kiềm chế bản năng bảo vệ con và hiểu điều gì tốt cho trẻ. Có thể nói, tình yêu thương nuôi lớn trẻ. Nhưng sự tự tin sẽ chắp cánh cho cuộc đời trẻ. Ai có được cả hai điều đó sẽ có một cuộc đời trọn vẹn.
Nghiên cứu của Đại học Harvard: Đây mới là cách HIỆU QUẢ nhất khiến con THÔNG MINH hơn, thay vì nhồi con vào tỷ lớp học thêm Trí thông minh của trẻ không phải bẩm sinh, và chỉ số IQ càng dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, gia đình. Julie Lythcott-Haims - một nhà giáo dục nổi tiếng người Mỹ, trong một bài phát biểu trên TED đã từng nhắc đến cuộc nghiên cứu kéo dài 75 năm của Đại học Harvard, dựa trên đối tượng...