Bà mẹ “chết lặng” khi nghe bác sĩ nói nguyên nhân khiến con thập tử nhất sinh là do… sữa mẹ
Cô con gái bé nhỏ mới 5 tuần tuổi bỗng dưng bị ốm, nôn nhiều, khóc cả đêm và có cả máu trong bỉm.
Thật sự sẽ chẳng có từ ngữ nào có thể diễn tả được cảm giác khi nghe bác sĩ bảo hãy vào nói lời tạm biệt với con vì cơ thể bé đang dần ngừng hoạt động. Bà mẹ người Úc Deborah Lemke đã từng rơi vào hoàn cảnh như vậy khi cô con gái nhỏ Sienna (5 tuần tuổi) của chị bỗng dưng bị ốm, nôn nhiều hơn bình thường, khóc thét cả đêm và có máu trong bỉm.
Bé Sienna bị nôn liên tục, khóc thét cả đêm và có máu trong bỉm.
Bà mẹ đau khổ kể: “Tôi biết đây đây là những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, vì tôi đã từng có kinh nghiệm 1 lần nuôi con trước đó. Nhưng khi tôi tham khảo ý kiến các bà mẹ khác thì họ lại bảo là không sao đâu, rồi Sienna sẽ ổn. Tôi vẫn không yên tâm một chút nào nên quyết định đưa con đến phòng khám tư.
Tôi đã đến đi khám ở bác sĩ gia đình và bác sĩ nhi khoa, tất cả họ đều nói rằng Sienna có thể bị nhiễm virus. Nhưng một lần nữa, bản năng làm mẹ mách với tôi rằng đó không phải là sự thật. Ngày hôm sau con gái tôi bất động không phản ứng. Tôi vội đưa con đến thẳng phòng cấp cứu của bệnh viện địa phương – nơi các bác sĩ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm và siêu âm.
Tôi thật sự rất muốn nghe câu trả lời chính xác là con tôi bị làm sao, chứ cứ nhìn con bị chọc dò khắp người, trái tim tôi tan nát. Nhưng cuối cùng, không ai có thể cho tôi biết chuyện gì đang xảy ra với Sienna”.
Chị Deboral đã đưa con đi khám ở nhiều nơi nhưng các bác sĩ đều không tìm được nguyên nhân gây nên tình trạng của bé gái.
Hai ngày sau, chị Deborah như muốn sụp đổ khi tình trạng của con ngày càng trở nên tồi tệ. Cân nặng của bé gái giảm nhanh chóng vì bé nôn ói liên tục trong khi các bác sĩ vẫn chưa tìm được nguyên nhân. “Tôi không thể đứng trơ mắt nhìn con ngày một yếu đi, tôi đã yêu cầu các bác sĩ cho chúng tôi được chuyển lên bệnh viện tuyến trên”, bà mẹ cho biết thêm.
5 ngày sau, chị Deborah không thể cho đứa trẻ bú trực tiếp được nữa, chị phải vắt sữa và Sienna nhận sữa mẹ qua ống. Các bác sĩ vẫn đang tiến hành tìm hiểu nguyên nhân nhưng có vẻ như đứa trẻ không còn nhiều thời gian để chờ nữa. “Cùng cực của sự đau đớn là khi bác sĩ nói xin lỗi rằng họ đã không tìm được lý do vì sao Sienna lại ra nông nỗi này. Họ bảo tôi vào nói lời tạm biệt với con gái vì cơ thể của Sienna đang dần ngừng hoạt động”, bà đau đớn nói.
Cuối cùng, hóa ra Sienna bị dị ứng với sữa và đậu nành có trong sữa mẹ.
Nhưng may mắn làm sao khi một bác sĩ quyết định thử nghiệm 1 vấn đề. Đó là chị Deborah áp dụng một chế độ ăn không có đậu nành và sữa trong chế độ ăn hàng ngày của mình, vì có khả năng con gái chị bị dị ứng với các protein này được truyền qua sữa mẹ. Thật may mắn là Sienna đã có phản hồi tích cực. Hóa ra, cô bé bị dị ứng với sữa và đậu nành, và chỉ cần những thành phần này tồn tại một chút trong sữa mẹ cũng đủ khiến cho đứa trẻ gặp nguy hiểm.
“Tôi gần như chết lặng khi nghe tin rằng con tôi bị dị ứng với sữa mẹ, rằng tôi chính là nguyên nhân gây ra nỗi đau này cho con của mình. Chỉ cần một chút bơ phết trên bánh mì trong bữa sáng cũng đủ giết chết Sienna”, chị Deborah chia sẻ.
Video đang HOT
Hiện tại, Sienna đã là một cô bé 2 tuổi xinh đẹp và đáng yêu.
Hiện tại, Sienna đã là một cô bé 2 tuổi xinh đẹp, đáng yêu và chị Deboral đã hoàn toàn loại bỏ sữa và đậu nành trong thực đơn hàng ngày của cô bé. Qua câu chuyện của mình, bà mẹ 2 con muốn nhắn nhủ tới các mẹ đang cho con bú là hãy luôn cẩn thận trong chế độ ăn của mình. Nếu con bạn có gì bất ổn thì hãy đưa con đến các bệnh viện càng sớm càng tốt.
Dị ứng thức ăn là gì?
Dị ứng thức ăn là triệu chứng của hệ miễn dịch cơ thể phản ứng với những thành phần “lạ” có trong thực phẩm. Hiện tượng này thường gặp ở những trẻ có cơ địa dị ứng như: có nồng độ kháng thể IgE trong máu cao hơn bình thường, hoặc mắc các bệnh viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, hen phế quản, mày đay dị ứng.
Các thức ăn hay gây dị ứng là đậu phộng, các loại hạt quả như hạnh nhân, cá, hải sản, trứng (đặc biệt lòng trắng trứng), sữa… Dị ứng sữa là dị ứng thức ăn hay gặp nhất và thường biểu hiện rất sớm ngay từ những tháng đầu đời.
Khi nghi ngờ con bị dị ứng với 1 loại thức ăn nào đó, cha mẹ cần đưa con đi bác sĩ để được điều trị kịp thời (Ảnh minh họa).
Các triệu chứng dị ứng thức ăn
Khi bị dị ứng thức ăn, trẻ thường có những biểu hiện như sau:
- Da: nổi ban đỏ ngứa quanh miệng, trong miệng hoặc phát ban đỏ toàn thân, phù môi, phù quanh mắt, phù mặt.
- Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng.
- Mắt, mũi: ngứa mắt, chảy nước mắt, ngứa mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi.
Trong trường hợp dị ứng nặng: có thể có phù thanh môn, co thắt phế quản dẫn đến khó thở, thở rít, tụt huyết áp. Các triệu chứng này thường xuất hiện và tiến triển nhanh, thậm chí, có thể nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Do vậy, khi nghi ngờ con bị dị ứng với 1 loại thức ăn nào đó, cha mẹ cần đưa con đi bác sĩ để được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, cha mẹ nên loại bỏ thức ăn đó ra khỏi danh sách các món ăn của con.
Nguồn: Kidspot
H.H
Theo toquoc
Bác sĩ nhi chỉ ra 5 sai lầm phổ biến khi chăm sóc da trẻ sơ sinh, chắc chắn cha mẹ nào cũng mắc phải ít nhất 1 lỗi
Da em bé vô cùng mềm mại, mịn mạng nên bố mẹ không cần phải bôi kem dưỡng ẩm - đó là một trong những sai lầm đầu tiên khi chăm sóc da trẻ sơ sinh.
Chắc hẳn ai cũng biết rằng làn da của em bé rất là mỏng manh, thơm tho và vô cùng nhạy cảm. Thế nên, có rất nhều cha mẹ nghĩ rằng vốn dĩ da của con đã như thế nên không cần phải chăm sóc làm gì. Trong khi đó, những cha mẹ khác thì lại cho rằng càng chăm sóc da của con sẽ càng đẹp, vì vậy, họ không tiếc tiền mua sữa tắm, kem dưỡng ẩm... về để chăm sóc da cho con.
Tuy nhiên, có những vấn đề về làn da của em bé mà cha mẹ đã hiều nhầm, trong đó, có 5 sai lầm khi chăm sóc da trẻ sơ sinh phổ biến mà các bác sĩ nhi khoa đã chỉ ra sau đây:
1. Da em bé có rất nhiều độ ẩm
Da của em bé rất mỏng, do đó, nó rất dễ bị mất nước nhanh hơn 5 lần so với da người lớn (Ảnh minh họa).
Da em bé vốn mềm mại, mịn màng, vì vậy, nó thường bị "hiểu lầm" là nó luôn hoàn hảo như thế. Nhưng Tiến sĩ Giselle Adasa, một bác sĩ da liễu nhi khoa đồng thời là thành viên của Hiệp hội Da liễu Philippines, cho biết da của em bé mỏng chỉ bằng 40 - 60% da của người lớn. Do đó, nó rất dễ bị mất nước, khiến da của bé trở nên khô, kích ứng, thậm chí là bị mắc bệnh viêm da.
2. Da em bé không cần phải dưỡng ẩm
Dù da trẻ sơ sinh vẫn cần dưỡng ẩm nhưng cũng không phải dưỡng ẩm quá thường xuyên. Theo hướng dẫn từ Mayo Clinic - một trung tâm y tế học thuật của Mỹ, cha mẹ chỉ nên sử dụng kem dưỡng da hoặc kem dưỡng ẩm cho em bé khi cần thiết. "Nếu da của bé rất khô, hãy thoa một lượng nhỏ kem dưỡng ẩm không mùi loại dành cho em bé vào những vùng da khô. Nếu tình trạng khô vẫn không cải thiện, thì cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao".
Và khi bôi kem dưỡng da hoặc dưỡng ẩm cho bé, cha mẹ nên chú ý bôi cả vào những vùng da ít được thoáng khí như cổ, sau đầu gối.
3. Tắm bằng sữa tắm cho bé hàng ngày
Ai cũng biết sữa tắm là một sản phẩm có khả năng làm mềm và làm dịu da, do đó, từ lâu nó đã trở thành vật phẩm không thể thiếu trong mọi nhà. Và khi có con, các ông bố bà mẹ cũng tìm mua những loại sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh để tắm cho bé.
Song, các chuyên gia khuyên rằng cha mẹ không cần phải dùng sữa tắm trong việc tắm cho con hàng ngày, có thể cách 1 hoặc 2 ngày. Đồng thời, khi lựa chọn sữa tắm, cha mẹ nên lựa chọn loại ít gây kích ứng cho da trẻ sơ sinh, mà tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
4. Sử dụng phấn rôm để chống hăm
Từ lâu, các mẹ đã biết đến việc dùng phấn rôm để chống hăm trong khi thay bỉm cho con. Nó sẽ giữ cho làn da của bé được khô ráo và không bị mẩn ngứa.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Adasa nói: "Với tư cách là một bác sĩ da liễu nhi khoa, chúng tôi khuyên cha mẹ không nên sử dụng phấn rôm nữa, để tránh gây ra hen suyễn. Một khi cơn hen suyễn ở trẻ sơ sinh được kích hoạt, các tình trạng liên quan khác cũng có thể được kích hoạt theo. Nếu cha mẹ vẫn muốn sử dụng phấn rôm thì xin hãy tránh sử dụng nó trong 1 năm đầu đời của trẻ".
Bên cạnh đó, Tiến sĩ Adasa giới thiệu với các cha mẹ một số lựa chọn thay thế an toàn hơn để điều trị và ngăn ngừa hăm tã: thuốc mỡ, kem chống hăm và sáp dưỡng ẩm. Nhưng điều quan trọng là cha mẹ cần lau khô mông và "vùng kín" bé trước khi sử dụng.
5. Chỉ tắm cho con bằng nước sạch là đủ
Mặc dù không nên tắm cho bé bằng sữa tắm hàng ngày, nhưng cũng không có nghĩa là cha mẹ không bao giờ sử dụng sữa tắm nữa, mà chỉ tắm cho con bằng nước. Bác sĩ nhi khoa Jamie Isip-Cumpas khuyên cha mẹ nên sử dụng chất tẩy rửa nhẹ trong khi tắm cho bé. "Hãy tìm những sản phẩm không chứa xà phòng, ít mùi hoặc không có mùi thơm để tắm cho bé. Những chất tẩy rửa này có thể loại bỏ bụi bẩn và mồ hôi nhưng vẫn có khả năng giữ ẩm, ngăn ngừa khô da và không gây kích ứng".
Nguồn: Parents
Theo Helino
Cho con bú có thể giúp ngăn bệnh sốt rét ở trẻ sơ sinh Một nghiên cứu mới đây phát hiện sữa mẹ có thể được xem là một liều kháng sinh tự nhiên giúp ngăn ngừa sốt rét ở trẻ sơ sinh. Sữa mẹ cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe trẻ, đồng thời giúp ngăn ngừa được nhiều bệnh - Ảnh: HOÀNG THẠCH VÂN Sữa mẹ từ lâu được biết đến là thực...