Bà Mạnh Vãn Châu chuẩn bị cho cuộc chiến pháp lý quan trọng
Vụ kiện dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính của Huawei sắp đến giai đoạn quan trọng.
Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei bị bắt tại sân bay Vancouver, Canada vào tháng 12/2018. Bà Mạnh sắp có mặt tại tòa án trong ngày 4/8 (giờ Canada) để cùng luật sư thuyết phục thẩm phán bác bỏ quyết định dẫn độ đến Mỹ.
Luật sư của Mạnh Vãn Châu lập luận gì?
Trường hợp của bà Mạnh, người còn được gọi là “công chúa Huawei” do là con của nhà sáng lập Nhậm Chính Phi, cũng được nêu ra trong các cuộc thảo luận cấp cao giữa những nhà ngoại giao của Mỹ và Trung Quốc trong vài tuần gần đây. Giai đoạn được cho là căng thẳng nhất của cuộc chiến pháp lý kéo dài hơn 2 năm sẽ diễn ra trong 3 tuần tới.
Mỹ cáo buộc bà Mạnh đã lừa đảo ngân hàng HSBC về bản chất thật sự của mối quan hệ giữa Huawei và công ty Skycom. Điều này khiến ngân hàng có nguy cơ vi phạm các lệnh trừng phạt chống lại Iran.
Giám đốc tài chính của Huawei bị bắt tại Canada từ tháng 12/2018
Cho đến nay, các luật sư vẫn tranh cãi về những bằng chứng nào có thể được sử dụng trong phiên điều trần dẫn độ.
Phía bà Mạnh phản bác việc dẫn độ với một số lý do. Đầu tiên, họ cho rằng Mỹ đã nói dối tòa án Canada về bằng chứng. Các luật sư của Huawei đấu tranh để đưa tài liệu chứng minh Mạnh Vãn Châu không lừa dối HSBC về mối quan hệ với Skycom. Tài liệu bao gồm đầy đủ các bài thuyết trình sử dụng trong những cuộc họp năm 2013 cũng như email nội bộ của Huawei.
Luật sư của bà cũng kiện ngân hàng HSBC ở London và Hong Kong để được tiếp cận với các tài liệu nội bộ của ngân hàng này, nhằm giúp bà chứng minh vô tội. Tuy nhiên, thẩm phán tòa án Canada từ chối cho phép sử dụng tài liệu này.
Bà Mạnh Vãn Châu đã sống tại Vancouver, Canada trong hơn 2 năm để chờ phán quyết của tòa.
Các luật sư của bà Mạnh cho rằng vụ việc là vấn đề chính trị và giám đốc tài chính Huawei như một con tốt trong cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc. Họ lập luận rằng cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính trị hóa các quyết định của mình. Ông đã có lúc dường như đề nghị trả tự do cho bà Mạnh Vãn Châu để đổi lấy thỏa thuận thương mại tốt hơn với Trung Quốc.
Video đang HOT
Các luật sư của bà Mạnh cũng tuyên bố các quyền hợp pháp của bà đã không được tuân thủ khi bị “công chúa” Huawei thẩm vấn tại sân bay Vancouver mà không có luật sư. Đồng thời, phía Huawei cho rằng những sự việc diễn ra ở Hong Kong thì Mỹ không có quyền tài phán. Cuối cùng nhóm luật sư lập luận rằng ngay cả khi bằng chứng đó là thật, nó cũng không có giá trị chứng minh cho tội danh lừa đảo đối với bà Mạnh.
Không dễ có kết quả sớm
Bản án có thể được đưa ra vào cuối năm. Nếu bà Mạnh thua kiện, yêu cầu dẫn độ sẽ được quyết định bởi các bộ trưởng của Chính phủ Canada. Sau đó, luật sư của bà Mạnh có quyền kháng cáo. Điều này đồng nghĩa với việc vụ kiện có thể kéo dài thêm 5 năm hoặc hơn.
Nhưng cùng với quy trình pháp lý, các cuộc tiếp xúc ngoại giao cũng như gặp gỡ song phương về vụ việc cũng diễn ra liên tục với sự tham gia của quan chức Mỹ, Trung Quốc và Canada.
Việc bắt giữ giám đốc kinh doanh cấp cao của tập đoàn lớn đã dẫn đến sự phẫn nộ của Trung Quốc. Đây là một trong những cản trở lớn cho quan hệ ngoại giao giữa nước này với Mỹ.
Mỹ đã rất cứng rắn với Huawei dưới thời Tổng thống Trump.
Mỹ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt với công ty Trung Quốc từ thời ông Trump và cách tiếp cận của tổng thống Biden cũng không có gì thay đổi. Vụ việc dẫn đến một cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng khi hai người Canada cũng bị bắt tại Trung Quốc với cáo buộc vi phạm an ninh quốc gia.
Các lãnh đạo của Huawei cũng đã liên hệ với chính phủ Mỹ để thuyết phục thả bà Mạnh. Việc hủy bỏ yêu cầu dẫn độ đòi hỏi CFO của Huawei phải thừa nhận một số hành vi sai trái và những thỏa thuận ngầm với nhóm người Canada. Cả hai điều này đều không đơn giản.
Tuy nhiên, một thỏa thuận cũng có thể là tín hiệu cho thấy cả Mỹ và Trung Quốc đang tìm cách cải thiện mối quan hệ rạn nứt.
'Công chúa Huawei' chưa hẹn ngày về
Phiên xét xử dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu sang Mỹ có thể kéo dài, với những quy trình phức tạp.
Bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc Tài chính Huawei, bị bắt giữ tại sân bay Vancouver, Canada vào tháng 12/2018 khi đang chờ chuyến bay nối tiếp sang Mexico. Người phụ nữ được mệnh danh là "công chúa Huawei" đang chờ phiên tòa xét xử dẫn độ sang Mỹ, dự kiến diễn ra từ tháng 3-5.
Zing có mặt tại buổi trao đổi giữa luật sư Canada Gary Botting với báo chí qua hình thức trực tuyến tại Hà Nội. Ông Botting là luật sư chuyên về dẫn độ tại Canada, đã theo dõi vụ việc của bà Mạnh Vãn Châu từ ngày đầu, tuy nhiên không trực tiếp tham gia vào quá trình tranh tụng. Các quan điểm dưới dây đều là ý kiến chủ quan của ông Gary Botting.
Bị bắt giữ tại sân bay Vancouver, Canada vào tháng 12/2018, bà Mạnh Vãn Châu đã chịu cảnh "giam lỏng" tại thành phố này trong hơn 2 năm. Bà vẫn có thể di chuyển và sống cuộc sống bình thường, thậm chí xa hoa tại Vancouver, nhưng không được rời khỏi thành phố và luôn có vệ sĩ giám sát khi ra ngoài.
Với cáo buộc lừa đảo ngân hàng HSBC vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ, người phụ nữ được mệnh danh "công chúa Huawei" vẫn đang chờ đợi kết cục của mình trong phiên xử dẫn độ, diễn ra trong năm nay.
Tháng 12/2020, Wall Street Journal đưa tin Bộ Tư pháp Mỹ đang đàm phán với bà Mạnh Vãn Châu và đội ngũ pháp lý để đi đến thỏa thuận. Với thỏa thuận này, công chúa Huawei sẽ nhận một số tội danh và hợp tác với chính quyền Mỹ, đổi lại bà có thể được loại bỏ các tội danh này sau quá trình điều tra.
"Tôi sẽ không tin phía Mỹ trong các thỏa thuận đó, bởi những người đưa ra đề nghị chẳng có quyền gì quyết định cả", ông Gary Botting, luật sư Canada chia sẻ.
Dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu có sai luật quốc tế?
Là người quan sát nhiều vụ xét xử về dẫn độ tại Canada, ông Botting cho rằng việc dẫn độ giữa Mỹ và Canada gần như một chiều, trong đó chủ yếu Mỹ là bên đưa ra đề nghị dẫn độ. Canada hầu như luôn chấp nhận đề nghị, tới mức đó đã trở thành "thói quen".
"Nếu như Mỹ bảo Canada nhảy đi, Canada sẽ hỏi lại là 'nhảy cao thế nào'", ông Botting ví von về mối quan hệ giữa hai quốc gia.
Ông Gary Botting, luật sư chuyên về dẫn độ tại Canada trong buổi trả lời trực tuyến.
Vị chuyên gia này cho rằng luật dẫn độ giữa Mỹ và Canada hiện tại là không hoàn hảo, có lợi cho Mỹ rất nhiều. Theo đó, có nhiều hành vi được chấp nhận dẫn độ sang Mỹ nhưng lại không phải là hành vi tội phạm tại Canada.
Ông Botting cho rằng để dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu sang Mỹ, tòa án Canada phải chứng minh được bà đã vi phạm luật pháp của nước này. Nếu như phía Canada cho rằng bà Mạnh không phạm pháp, thì quốc gia này sẽ không có thẩm quyền dẫn độ.
"Theo lịch sử thì việc dẫn độ được tạo ra để phục vụ cá nhân, chứ không phải phục vụ quốc gia. Bên yêu cầu phải đưa ra lí do tốt nhằm thuyết phục bên tiến hành dẫn độ. Về cơ bản, nguyên tắc là bên yêu cầu phải chứng minh cho bên được yêu cầu rằng hành vi cần dẫn độ cũng là một hành vi vi phạm phạm luật bên nước của mình", ông Botting giải thích.
Tuy nhiên, luật sư này cho rằng Canada đơn giản là đã chấp nhận đề nghị dẫn độ của Mỹ mà không điều tra, tìm các chứng cứ liên quan trong 2 tháng đầu tiên. Do đó, ông cho rằng vụ việc có thể coi là vi phạm luật quốc tế.
"Công chúa Huawei" có cơ hội trở về Trung Quốc?
Trong các phiên điều trần diễn ra suốt năm 2020, các luật sư của bà Mạnh Vãn Châu đã tập trung vào những điểm họ cho là sai phạm trong quá trình bắt giữ, thẩm vấn diễn ra cuối năm 2018.
Cụ thể, nhóm luật sư này cho rằng việc bắt giữ bà tại biên giới đã không diễn ra đúng quy trình thông thường. Bà Mạnh Vãn Châu đã bị dừng lại ở nhập cảnh, sau đó đưa vào phòng thẩm vấn như một trường hợp có vấn đề khi nhập cảnh và về sau mới có lệnh bắt giữ.
Ngoài ra, nhóm luật sư của bà Mạnh Vãn Châu cũng xoáy sâu vào một chứng cứ được cho là quan trọng, đó là tập tin PowerPoint mà vị giám đốc tài chính Huawei dùng để thuyết trình trước ngân hàng HSBC. Luật sư của bà Mạnh cho rằng tập tin này đã chỉ rõ mối liên hệ giữa Huawei và Skycom, công ty mà Huawei gọi là đối tác tại Iran.
Bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính Huawei sống tại Canada trong hơn 2 năm qua, và phải đeo vòng theo dõi mỗi khi ra khỏi nhà.
Tuy nhiên, khi Zing đặt câu hỏi liệu việc vi phạm quy trình có đủ thuyết phục tòa án trả tự do cho bà Mạnh Vãn Châu, ông Gary Botting nhận định cơ hội này là không lớn. Vị luật sư này cho rằng cơ hội để phía luật sư bà Mạnh Vãn Châu chứng minh quy trình bắt giữ sai luật trước tòa án là không nhiều, vì việc phối hợp giữa cơ quan cảnh sát Canada (RCMP) và FBI là chuyện bình thường.
Ông Gary Botting kết luận rằng phía bảo vệ bà Mạnh chưa đưa ra được những quan điểm thuyết phục. Do vậy, ông nhận định tình hình vẫn đang khá tiêu cực với bà Mạnh Vãn Châu.
Ông Botting cũng cho rằng bà Mạnh Vãn Châu không nên đi đến một thỏa thuận nhận tội để có thể trở về Trung Quốc. Vị luật sư này thậm chí gọi đây là một "cái bẫy" của Mỹ, bởi khi đã nhận tội thì bà Mạnh Vãn Châu sẽ có hồ sơ tội phạm, và có thể bị bắt, yêu cầu dẫn độ về Mỹ nhiều lần trong tương lai.
Bản thân ông Botting cũng từng bảo vệ cho nhiều khách hàng vướng vào "cái bẫy" này. Trong những trường hợp đó, thân chủ của ông đều được hứa hẹn chỉ phải ngồi tù trong thời gian ngắn hoặc được thả ngay lập tức, nhưng kết cục nhận án tù tính theo nhiều tháng, năm khi chấp nhận dẫn độ tới Mỹ.
"Chính vì vậy, cá nhân tôi khuyến nghị bà Mạnh không nên chấp nhận thỏa thuận", ông Gary Botting cho biết.
Theo quan điểm của ông Botting, các thẩm phán Canada vẫn còn lưỡng lự trong việc đưa ra quyết định có dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu hay không. Do vậy, vụ việc sẽ còn rất lâu mới được giải quyết.
Luật sư nói gì trước phiên toà của 'công chúa' Huawei Mạnh Vãn Châu? Dự kiến phiên toà liên quan đến vụ kiện của Giám đốc tài chính toàn cầu (CFO) của Huawei sẽ diễn ra vào cuối tháng 3 tại Canada, sau 2 năm kéo dài tính từ thời điểm bà Mạnh Vãn Châu bị bắt giữ tại Canada. Luật sư Gary Botting trao đổi trực tuyến từ Canada Ông Gary Botting, một luật sư độc...