Ba không khi dùng dầu ăn
Dầu ăn được sử dụng phổ biến nhưng bạn cần lưu ý không để nhiệt độ nấu quá cao, không tái sử dụng nhiều lần, không để trong chai lọ sắt.
Hiện nay, nhiều gia đình sử dụng dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật để tránh nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch. Tuy nhiên, khi sử dụng dầu ăn, người nội trợ vẫn phải lưu ý một số điều để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Không chiên rán ở nhiệt độ cao khiến dầu bốc khói
Một trong những yếu tố quan trọng nhất cần cân nhắc khi lựa chọn và sử dụng dầu ăn là điểm khói của dầu. Theo Master Class, dầu thường được chiết xuất từ các loại quả, hạt như hướng dương, hạnh nhân, quả óc chó, ô liu, bơ, dừa thông qua quá trình nghiền và ép.
Điểm khói của dầu là nhiệt độ mà dầu bắt đầu cháy và bốc khói, dấu hiệu cho thấy dầu bắt đầu phân hủy. Khi đó, dầu có thể giải phóng các hóa chất khiến thực phẩm có mùi cháy, vị đắng cũng như các gốc tự do gây hại cho cơ thể.
Không tái sử dụng dầu ăn nhiều lần
Video đang HOT
Dùng lại dầu ăn hoặc mỡ là thói quen khá phổ biến nhưng có thể gây ra một số nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe. Rủi ro thường gặp nhất là dầu bị ôi hoặc hỏng, chứa các cặn thức ăn cũ.
Dầu chỉ cần sử dụng một lần là có thể thay đổi thành phần, đặc biệt ở nhiệt độ cao. Việc đun nóng lại dầu ăn sẽ làm tăng sự hiện diện của các chất gây ung thư, tăng tình trạng viêm, giảm khả năng miễn dịch, dẫn tới một số bệnh. Theo Đại học Columbia (Mỹ) đã có nghiên cứu phát hiện ra mối quan hệ giữa phát triển ung thư vú và việc tái sử dụng dầu.
Dùng lại dầu ăn đã chiên rán thường xuyên còn làm tăng nguy cơ vi khuẩn phát triển trong bếp.
Không bảo quản dầu ăn trong chai sắt, nơi có nhiệt độ cao
Đầu bếp người Mỹ R.L. King cho biết: “Dầu chưa mở và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát có thể để được tới 2 năm. Sau khi mở nắp chai dầu, bạn nên sử dụng trong 2-3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, một sản phẩm chất lượng cao có thể để tới 1 năm nhưng cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và đậy kín nắp”.
Nếu bạn để dầu ăn ở nơi có nhiệt độ cao, ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, dầu có thể nhanh chóng bị oxy hóa, biến đổi tính chất, giải phóng các chất độc gây hại. Dấu hiệu nhận biết dầu bị hỏng là có mùi nồng, trông sẫm màu hơn, đục, nhớt có thể có bọt trên bề mặt khi đun nóng.
Ngoài ra, tuyệt đối không để dầu trong chai lọ sắt vì axit béo sẽ phản ứng với gỉ sét và tạo thành muối làm ô nhiễm dầu, gây mùi hôi khó chịu.
Lưu ý: Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến cáo, không đổ dầu ăn xuống bồn rửa. Dầu sẽ nguội đi khi gặp nước trong cống và đông lại gây tắc nghẽn bồn rửa, hệ thống tự hoại hoặc cống rãnh công cộng.
Dầu ăn và mỡ lợn, loại nào tốt hơn?
Dầu và mỡ lợn là những nguyên liệu quen thuộc, giúp món ăn thêm hấp dẫn, thơm ngon, vậy dầu ăn và mỡ lợn loại nào tốt hơn?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, dầu và mỡ lợn là những nguyên liệu quen thuộc, giúp món ăn thêm hấp dẫn, thơm ngon. Dầu chứa nhiều axit béo, không cholesterol, giàu vitamin E, K nên dễ hấp thụ hơn. Mỡ lợn giàu vitamin B, D, khoáng chất, giúp cơ thể hấp thụ thêm canxi.
Cả hai đều là những chất béo tốt cho cơ thể và là nguồn cung cấp năng lượng chính, đặc biệt là trẻ nhỏ. Chế độ ăn thiếu chất béo, trẻ có nguy cơ chậm lớn, biếng ăn, còi xương, ốm vặt.
Hiện mọi người chủ yếu ăn dầu, song sản phẩm này dễ bị oxy hóa. Mặt khác, dưới tác dụng của nhiệt độ cao, dầu có thể bị khét, làm thay đổi bản chất. Do đó, bạn nên giảm lượng dầu để chiên rán, thay thế bằng mỡ.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, bạn cần cân đối lượng dầu mỡ, nếu bắt buộc phải chiên rán thì nên dùng mỡ. Hạn chế thức ăn nhanh như thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói, gà rán.
Dầu ăn và mỡ lợn cái nào tốt hơn là băn khoăn của nhiều người
Tuy nhiên, mỡ lợn có hàm lượng axit béo bão hòa cao, dùng nhiều sẽ bị thừa chất và không tốt cho trẻ. Người bị bệnh tim mạch, đột quỵ cũng không nên ăn. Cách tốt nhất là ăn cân bằng, kết hợp cả dầu và mỡ, chất đạm, bổ sung chất xơ, vitamin, uống đủ nước.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, loại bỏ mỡ lợn ra khỏi thực đơn là sai lầm phổ biến của nhiều người trong những năm qua. So với dầu thực vật, mỡ lợn tham gia và sản xuất màng tế bào thần kinh, mỡ lợn ăn ở mức độ vừa phải cũng giúp bảo vệ thành mạch hiệu quả, giảm nguy cơ mắc tim mạch, nhồi máu cơ tim.
Mỡ lợn còn giúp cơ thể tăng cường hấp thu vitamin A. Thực phẩm này còn góp phần xây dựng tế bào não cho trẻ nhỏ. Một nghiên cứu cho rằng sử dụng mỡ lợn trong chế độ ăn cho trẻ nhỏ còn giúp làm tăng cảm giác thèm ăn ngăn ngừa, điều trị chứng biếng ăn ở trẻ.
Khi chế biến, mỡ lợn chiên ở nhiệt độ cao không bị biến đổi thành các chất có hại như dầu ăn. Chất béo trong mỡ là chất axit béo không no, ít biến đổi thì sẽ ít tạo thành các chất gây ung thư hơn so với dầu ăn. Vì vậy, vị chuyên gia này khuyến cáo các món ăn ở nhiệt độ cao cần sử dụng mỡ lợn.
Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, mỗi gram dầu và mỡ đều cung cấp 9 calo như nhau. Khi ăn kết hợp chất béo thực vật (dầu, vừng lạc) với chất béo động vật (mỡ, bơ) tạo nên sự hỗ trợ, cân đối trong bữa ăn. Bạn không nên chỉ ăn hoàn toàn một loại chất béo nào.
Lưu ý, chất béo đã qua sử dụng như chiên, rán nên bỏ đi, không nên tái sử dụng.
Trên đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn "Dầu ăn và mỡ lợn cái nào tốt hơn?". Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.
Hạ An
4 lợi ích sức khỏe của việc ăn bí đỏ Ăn bí đỏ không chỉ ngon và bổ dưỡng mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Bí đỏ có hàm lượng beta-carotene và các chất chống oxy hóa khác đáng kể, có thể giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính và hỗ trợ các khía cạnh khác của sức khỏe. Sau đây là những lợi ích của việc ăn bí đỏ. Ăn bí...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân

Cảnh giác tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ khi tham dự lễ diễu binh

6 lợi ích khi ăn bơ thường xuyên

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng

7 vị thuốc tốt cho người bị gãy xương

Sau cắt trĩ, người phụ nữ phải nhập viện nhổ đinh 8 lần và bị suy thận

Loại quả Việt được ví như 'ngọc quý' cho sức khỏe, bổ dưỡng đủ đường lại dễ mua

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Tăng thuế để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường

Những dấu hiệu nhận biết mắc bệnh não mô cầu

Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em

Có thể bạn đang đánh răng bằng kim loại độc hại
Có thể bạn quan tâm

Cựu trợ lý của chính trị gia Đức bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc
Thế giới
21:47:59 30/04/2025
Tử vi ngày mới 1/5: Top 3 con giáp đón vận may lớn, tài lộc ngập tràn
Trắc nghiệm
21:47:33 30/04/2025
Ngọc Trinh làm điều đặc biệt cho Vạn Hạnh Mall, loạt nhãn hàng động thái khó ngờ
Sao việt
21:35:17 30/04/2025
Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4
Tin nổi bật
21:31:47 30/04/2025
Họa tiết hoa lá trong tủ đồ mùa hè
Thời trang
21:18:32 30/04/2025
Na tra 2 thu 53k tỷ, hé lộ thời điểm ra mắt phần 3, danh tính đạo diễn gây sốt
Phim châu á
20:55:58 30/04/2025
Tài tử Park Seo Joon cứu sống em nhỏ bị u não, bức thư của người mẹ gây xôn xao cõi mạng
Sao châu á
18:03:47 30/04/2025
Mỹ nữ đẹp đến nỗi AI cũng phải chào thua trong phim Hàn đỉnh nhất hiện tại: Body này có thật trên đời hay sao?
Hậu trường phim
17:49:28 30/04/2025
Xuân Son gửi thông điệp đặc biệt trong ngày 30/4
Sao thể thao
17:38:58 30/04/2025
"Con của mẹ đã sống một cuộc đời đáng sống" - câu chuyện khiến triệu người bật khóc trong bộ phim đáng xem nhất thời điểm này
Phim việt
14:40:11 30/04/2025