Ba đợt khảo sát trực tuyến chất lượng học sinh lớp 12: Làm thế nào mới hiểu quả?
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, học sinh lớp 12 năm nay sẽ tham gia kiểm tra khảo sát chất lượng trực tuyến 3 lần để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Việc khảo sát trực tuyến giúp các nhà trường giảm thời gian, công sức, tài chính trong công tác in sao đề, coi, chấm bài.
Lần đầu tiên Hà Nội tổ chức khảo sát lớp 12 qua mạng.
Trước những băn khoăn của giáo viên, phụ huynh rằng, việc tiến hành khảo sát chất lượng học sinh trực tuyến sẽ không đảm bảo kết quả khách quan, học sinh có thể nhờ sự trợ giúp khác. Thậm chí, học sinh sẽ không có đủ phương tiện để tham gia đánh giá.
Tuy nhiên, Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, hiện nay, việc dạy học, ôn tập, thi trực tuyến đã và đang là hình thức phù hợp trong xu thế chung của cách mạng công nghiệp 4.0 và ngày càng khẳng định nhiều ưu điểm vượt trội như: tiết kiệm thời gian, chi phí và nội dung sinh động. Kỳ kiểm tra khảo sát thông qua phần mềm sẽ giúp cho các nhà trường, cụm trường giảm bớt thời gian, công sức, tài chính trong công tác in sao đề kiểm tra khảo sát, công tác coi, chấm bài khảo sát.
Video đang HOT
Những học sinh hoàn cảnh khó khăn không có đủ phương tiện để tham gia khảo sát (bố trí cho học sinh làm bài khảo sát tại trường, cho học sinh mượn thiết bị nhà trường, huy động sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân có điều kiện tài trợ), đảm bảo cho tất cả học sinh lớp 12 đều được tham dự các lần kiểm tra khảo sát.
Kỳ khảo sát được tiến hành: Lần thứ nhất ngày 29 đến 31/5/2020; Lần thứ hai ngày 19 đến21/6/2020; Lần thứ ba ngày 10 đến 12/7/2020. Mỗi học sinh THPT dự kiểm tra 3 bài, trong đó có 2 bài bắt buộc (các môn Toán, tiếng Anh) và một bài tự chọn Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân). Mỗi học sinh GDTX dự kiểm tra 2 bài, trong đó có 1 bài bắt buộc là môn Toán và một bài tự chọn Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí).
Các bài kiểm tra khảo sát lớp 12 được thực hiện theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Học sinh làm bài khảo sát tại nhà, ngoài giờ học trên lớp.
Ngay sau mỗi lần kiểm tra khảo sát, phần mềm thông báo kết quả bài làm cho học sinh và có phân tích phổ điểm của từng môn đối với từng đơn vị trường học, chỉ ra các câu làm bài bị sai so với đáp án; các tổ, nhóm chuyên môn của từng đơn vị căn cứ vào kết quả khảo sát, phân tích và tìm ra các điểm yếu, hạn chế của học sinh và ngay sau đó có các biện pháp ôn tập củng cố, bổ sung kịp thời kiến thức cho học sinh. Thông qua các lần kiểm tra khảo sát, giáo viên bộ môn nắm được những điểm còn yếu, hạn chế của học sinh và có các biện pháp bồi dưỡng kịp thời để khắc phục những tồn tại, hạn chế.
Cũng theo Sở này, Hà Nội hiện đã xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh phổ thông Hà Nội tự làm bài kiểm tra qua Internet (nhất là đối với học sinh lớp 12) nhằm mục đích giúp học sinh tự kiểm tra, đánh giá năng lực của bản thân trong quá trình học tập; giúp giáo viên kiểm tra, khảo sát, đánh giá chất lượng học sinh, từ đó có biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học, giúp phụ huynh học sinh nắm được năng lực học tập của con em mình.
Để các kỳ khảo sát đạt hiệu quả cao nhất, Sở GD&ĐT đã yêu cầu các trường rà soát công tác chuẩn bị, tổ chức họp cha mẹ học sinh để phối hợp trong công tác bố trí thiết bị, giám sát việc làm bài của học sinh; Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trực tiếp phối hợp với cha mẹ học sinh chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất (máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh, đường truyền kết nối mạng Internet) phục vụ cho kiểm tra khảo sát.
Khảo sát trực tuyến lớp 12: Làm mất thời gian, kết quả có đáng tin cậy?
Theo đánh giá của giáo viên, phụ huynh, kỳ khảo sát trực tuyến dành cho học sinh lớp 12 tại Hà Nội nếu không hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng mất thời gian, kết quả không đáng tin cậy.
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, từ ngày 29/5 - 31/5, học sinh lớp 12 các trường học trên địa bàn Hà Nội sẽ tham gia kỳ khảo sát giống như thi thử Tốt nghiệp THPT do Sở tổ chức, hình thức thi trực tuyến, bài thi trắc nghiệm. Tham dự khảo sát, mỗi học sinh sẽ làm 3 bài kiểm tra, trong đó có 2 môn bắt buộc (Toán, Tiếng Anh) và 1 môn tự chọn Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội.
Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã chỉ đạo các trường bố trí cán bộ giảng viên, giáo viên làm nhiệm vụ giám sát học sinh kiểm tra, đảm bảo chặt chẽ. Tổng hợp kết quả khảo sát của học sinh sau mỗi đợt kiểm tra, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất cho học sinh. Sở GD&ĐT Hà Nội không bắt buộc sử dụng kết quả này, tuy nhiên các trường có thể dùng điểm này làm điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên, không dùng làm điểm kiểm tra định kỳ theo quy định.
Từ ngày 29/5 - 31/5, học sinh lớp 12 tại Hà Nội sẽ tham gia kỳ khảo sát. Ảnh minh họa: Q.A
Sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội ban hành kế hoạch tổ chức các đợt kiểm tra khảo sát trực tuyến đối với học sinh lớp 12, đại diện một số trường THPT tại Hà Nội cho rằng, mục đích của khảo sát thực tuyến là tốt, học sinh có cơ hội làm thêm các bài kiểm tra, nâng kinh nghiệm làm bài... Tuy nhiên, việc tổ chức nhiều lần trên máy tính chưa hẳn đã mang lại kết quả tốt hơn so với các kỳ thi thử tại trường, chia lớp và số báo danh giống thi thật như các năm gần đây.
" Thi khảo sát trực tuyến có nhiều điểm tích cực, giúp học sinh làm quen với các đề thi, giáo viên có thêm tư liệu để đánh giá khả năng của học sinh... Tuy nhiên, Sở nên giao về cho các trường tự tổ chức, hoặc Sở có thể ra đề, tổ chức kiểm tra bằng hình thức thông thường như thi tốt nghiệp THPT thay vì để học sinh tự thi trực tuyến tại nhà. Hơn nữa, kỳ thi của các em cũng là thi trên giấy, không phải thi trên máy tính" - Thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THCS - THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) cho biết.
Một số giáo viên cũng băn khoăn trong việc tổ chức cho hơn 85.000 học sinh lớp 12 tại Hà Nội tham gia khảo sát là con số lớn, trong khi đó các thiết bị không phải em nào cũng đầy đủ về máy tính, điện thoại... Bên cạnh đó, chất lượng đường truyền internet cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm bài của học sinh. Một số giáo viên kiến nghị, Sở GD&ĐT Hà Nội nên tổ chức thi khảo sát toàn thành phố một lần trực tiếp, học sinh đến tận trường để làm bài thi để làm quen với không khí thi cử.
Là giáo viên THPT và tham gia dạy học trực tuyến trong thời gian qua, thầy Trần Mạnh Tùng - Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng: " Sẽ khó khăn cho giáo viên khi giám sát học sinh trong quá trình làm bài do theo hình thức trực tuyến. Học sinh có thể dùng những cách khác nhau để "đối phó", do đó cần đặt ra câu hỏi về tính chính xác của đợt khảo sát. Nếu kết quả không chính xác, giáo viên sẽ gặp khó khăn trong việc tổ chức ôn tập, phân luồng, hướng dẫn học sinh".
Đối với các bậc phụ huynh, nhiều người cũng lo ngại về kết quả của học sinh có đúng thực lực, hay là làm bài theo cách "đối phó", thậm chí nếu lấy thành điểm kiểm tra, sẽ phát sinh tình trạng thi hộ, cho nhau đáp án...
Có con học lớp 12 tại quận Đống Đa, chị Thu Hà cho biết: " Thời gian nghỉ học vì COVID-19, nếu dạy học và tổ chức khảo sát trực tuyến là cần thiết, song hiện nay học sinh đã đi học và cần nhiều thời gian để ôn tập. Theo tôi, không nên tổ chức quá nhiều lần mà chỉ là 1 - 2 lần, kết quả để giáo viên và học sinh cùng tham khảo phục vụ việc bồi dưỡng, ôn tập".
Hà Nội thi thử trực tuyến: Học sinh 'loạn cào cào' vì lỗi hệ thống, nghẽn mạng Hàng loạt sự cố xảy ra trong buổi thi trực tuyến đầu tiên của học sinh lớp 12 tại Hà Nội như: lỗi hệ thống, lỗi phông chữ trong đề thi, nghẽn mạng... Nhấn "nộp bài", hệ thống báo "chưa thi kỳ thi này" Tối 29/5, toàn bộ học sinh lớp 12 các trường THPT trên địa bàn TP Hà Nội làm bài...