Ba bộ trưởng Anh sẽ ủng hộ hoãn Brexit nếu không đạt được thỏa thuận vào tuần tới

Theo dõi VGT trên

Ba bộ trưởng cấp cao trong nội các Thủ tướng Anh Theresa May ngày 23/2 đã ám chỉ họ sẽ đứng về phía phe đối lập và ủng hộ phương án trì hoãn thời hạn Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, nếu các nghị sĩ nước này một lần nữa bác bỏ thỏa thuận Brexit mà bà May đạt được với EU.

Ba bộ trưởng Anh sẽ ủng hộ hoãn Brexit nếu không đạt được thỏa thuận vào tuần tới - Hình 1

Cờ Anh (phía trên) và cờ EU (phía dưới) tại thủ đô London, Anh. Ảnh: AFP/ TTXVN

Trong một bài viết đăng trên báo Daily Mail, các Bộ trưởng Việc làm và Hưu trí Amber Rudd, Bộ trưởng Tư pháp David GaukeBộ trưởng Doanh nghiệp Greg Clark đã gửi đi tín hiệu rằng họ sẽ đứng về phe đối lập trong tuần tới nếu cần thiết để ngăn chặn nguy cơ Anh phải rời EU không có thỏa thuận rõ ràng vào hạn chót 29/3. “Nếu không đạt được đột phá trong tuần tới, phương án tốt hơn sẽ là tìm cách trì hoãn ngày ra đi hơn là tách khỏi EU vào đúng hạn 29/3″. Ba quan chức trên c ảnh báo Brexit không thỏa thuận sẽ là một rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh, an ninh cũng như thống nhất lãnh thổ của Vương quốc Anh.

Tuy nhiên, các bộ trưởng cũng chỉ trích phe cứng rắn về Brexit tại Quốc hội vốn liên tục phản đối các thỏa thuận của Thủ tướng May. Theo các quan chức này, Quốc hội Anh sẽ không bao giờ chấp nhận để nước này rời EU mà không có một thỏa thuận “đỡ lưng”. Và khi Brexit bị trì hoãn, đó sẽ hoàn toàn là lỗi của phe chỉ trích.

Hiện Hạ viện Anh vẫn chưa thể thống nhất được một thỏa thuận Brexit dù chỉ còn 36 ngày trước hạn chót 29/3 khi Anh chính thức rời EU theo luật định. Điều này càng làm dấy lên quan ngại về một kịch bản Brexit không thỏa thuận gây tổn thất lớn cho nền kinh tế lớn thứ năm thế giới khi mọi hoạt động trao đổi thương mại, dòng chảy hàng hóa và dịch vụ đều sẽ bị đình trệ vì việc tái áp dụng các biện pháp thuế quan. Thủ tướng Anh Theresa May vẫn đang tích cực làm việc với EU để có được những “đảm bảo cần thiết” giúp thỏa thuận Brexit đạt được hồi tháng 11/2018 nhận được sự ủng hộ tại Hạ viện trong cuộc bỏ phiếu lần 2.

Minh Ngọc (TTXVN)

Theo Tintuc

Cuộc "ly hôn" lịch sử Anh - EU: nguyên nhân, hậu quả và hệ lụy?

Ngày 13/11/2018 được coi là dấu mốc quan trọng trong lịch sử, khi nước Anh và Liên minh châu Âu đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu. Thỏa thuận đạt được sau 2 năm đàm phán căng thẳng giữa Anh và Liên minh châu Âu.

Dù vẫn còn nhiều rào cản cho tới khi 2 bên đạt được thỏa thuận cuối cùng nhưng đây được xem là tín hiệu tích cực để các bên tiếp tục có những động thái tiếp theo.

Bài viết phân tích khái quát nguyên nhân, nội dung các vấn đề trong đàm phán Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, xây dựng các kịch bản cũng như dự báo về những hệ lụy có thể xảy ra khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.

Vì sao người Anh ủng hộ rời bỏ Liên minh châu Âu?

Anh đề xuất tách khỏi Liên minh châu Âu (EU) Brexit sau 45 năm chung sống (1973-2018). Đây là lời chia tay chưa từng có trong lịch sử hình thành và phát triển của EU. Trong suốt 60 năm hình thành và phát triển (1957 - 2017), EU chỉ kết nạp thành viên mới và chưa từng chứng kiến cuộc "ly hôn" nào. Báo Điện tử Vox (Mỹ) phân tích, Anh rời khỏi EU bởi 5 lý do căn bản sau:

Video đang HOT

Một là, EU đe dọa chủ quyền của Anh: Đây là lập luận phổ biến nhất trong số những người có trí thức ở Anh, nổi bật nhất là 2 chính trị gia Đảng Bảo thủ Thị trưởng London Boris Johnson và Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove. Trong vài thập kỷ qua, một loạt hiệp ước EU bị xem là đã chuyển lượng lớn quyền lực từ các nước thành viên sang cơ quan trung ương của EU ở Brussels (Bỉ). Nhiều quy định của EU như về cạnh tranh, nông nghiệp, bản quyền và luật sáng chế đã lấn át luật của các quốc gia thành viên.

Ngày 25/11/2018, 27 nhà lãnh đạo các nước thành viên EU đã đồng ý phê chuẩn bản hiệp ước dày 585 trang, bao gồm 185 điều khoản, 3 nghị định thư và rất nhiều phụ lục về việc nước Anh rời khỏi EU. Chặng đường tiếp theo là Chính phủ Anh phải đệ trình văn kiện dày 585 trang lên Hạ viện Anh phê chuẩn. Nếu Hạ viện Anh thông qua, coi như nước Anh đã hoàn thành xong thủ tục "ly hôn" Brexit, rút khỏi EU.

Những người phản đối EU cho rằng, cơ quan hành pháp của EU là Ủy ban châu Âu (EC), không đại diện trực tiếp cho các cử tri ở Anh hay ở các nước thành viên khác. Các nhà lãnh đạo Anh có một số ảnh hưởng trong việc lựa chọn các thành viên của EC 5 năm một lần. Tuy nhiên, không ai trong số các thành viên của EC có trách nhiệm với Chính phủ Anh hoặc đại diện cho người Anh tại Nghị viện châu Âu.

Hai là, Anh bị nhiều quy định của EU "bóp nghẹt": Những người phản đối EU như ông Johnson cho rằng, các quy định của EU ngày càng ngặt nghèo, chặt chẽ, thậm chí là khó khả thi và gây phản cảm khi thực thi. Ví dụ như, không được tái chế túi trà, trẻ em dưới 8 tuổi không được thổi bóng bay hay những hạn chế về công suất của máy hút bụi... "Những quy định của EU khiến nền kinh tế Anh bị mất tới 600 triệu bảng Anh (khoảng 880 triệu USD) mỗi tuần", ông Gove lập luận.

Ba là, đồng Euro là một thảm họa: Kể từ khi Anh gia nhập EU vào năm 1973, đã có một nhóm người có tư tưởng chống lại EU. Tuy nhiên, gần đây, số người có tư tưởng chống lại EU tăng mạnh. Đầu tháng 6/2018, nhà kinh tế Andrew Lilicon cho rằng, hiện có gần 130 nghị sĩ Đảng Bảo thủ tuyên bố muốn rời khỏi EU. Cách đây 10 năm, khó có thể tìm thấy hơn 20 người ủng hộ rời EU, trong thời điểm này tại sao người Anh lại quyết liệt ủng hộ Brexit như vậy? Câu trả lời có nhiều nhưng tựu chung là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 đã làm suy yếu nền kinh tế thế giới, trong đó, các nước áp dụng đồng tiền chung châu Âu (đồng Euro) bị ảnh hưởng nhiều hơn cả; Tỷ lệ thất nghiệp tăng trên 20% ở nhiều nước như Hy Lạp và Tây Ban Nha.

Điều này đã gây ra một cuộc khủng hoảng nợ công khổng lồ và đã tác động đến nền kinh tế và đời sống của người dân Anh. Hơn 7 năm sau khi cuộc khủng hoảng nợ công bùng phát, Tây Ban Nha và Hy Lạp đang lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất, tỷ lệ thất nghiệp trên 20%. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, đồng Euro là thủ phạm chính gây ra tình trạng trên. Một lý do xác đáng nữa là nước Anh không sử dụng đồng Euro, vì vậy, có rất ít nguy cơ đồng Euro ảnh hưởng được trực tiếp đến nền kinh tế Anh.

Bốn là, người nhập cư vào sinh sống ở EU tác động tiêu cực đến nước Anh: EU có quy định cho phép công dân các nước di chuyển tự do giữa các nước thuộc EU. Khu vực đồng tiền chung châu Âu gặp khó khăn về kinh tế, công nhân từ các nước EU khác như: Ireland, Italia và Lithuania đã đổ về nước Anh tìm việc làm. Những người ủng hộ Anh rời EU khẳng định, những người nhập cư đến nước Anh đã làm giảm việc làm, tiền lương của người dân địa phương, thậm chí là đã đặt gánh nặng lên các dịch vụ công của nước này.

Năm là, EU yêu cầu đóng góp hàng năm: EU không được thu thuế trực tiếp nhưng liên minh này yêu cầu hàng năm các nước thành viên đóng góp một khoản tiền cho ngân sách trung ương của EU. Hiện tại, Anh đóng góp khoảng 13 tỷ bảng Anh (bằng khoảng 19 tỷ USD) mỗi năm, tương đương khoảng 300 USD/người/năm. Mặc dù, phần lớn số tiền này được chi tiêu cho các dịch vụ ở Anh nhưng những người ủng hộ Brexit vẫn muốn nước Anh giữ lại tiền ở nước mình và Quốc hội Anh là bên quyết định cách thức chi tiêu số tiền đó, thay vì EU.

Cuộc ly hôn lịch sử Anh - EU: nguyên nhân, hậu quả và hệ lụy? - Hình 1

Brexit gây chia rẽ sâu sắc nước Anh và khó khăn trong tương lai của EU

Với tham vọng thúc đẩy nhanh quá trình nhất thể hóa khu vực, EU đã ký kết bản Hiệp ước Lisbon ngày 13/12/2007 và có hiệu lực từ ngày 01/12/2009. Hiệp ước Lisbon được ban hành nhằm tái cấu trúc EU, trong đó có nhiều điều khoản, đặc biệt Điều 50 quy định, các thành viên trong EU có thể tự mình quyết định rời khỏi EU. Chỉ có nước thành viên có ý định rời khỏi EU mới có quyền quyết định thời điểm ra tuyên bố chính thức. Sau khi nhận được đơn, Chủ tịch Hội đồng châu Âu sẽ thông báo cho 27 nước thành viên, tiến hành họp bàn, 2 tháng sau sẽ chính thức tổ chức đàm phán giữa EU và thành viên có ý định rời khỏi EU làm đơn xin ra khỏi EU. Thời gian đàm phán dự kiến sẽ kéo dài trong 2 năm (dự kiến vào ngày 29/5/2019, 2 bên sẽ kết thúc đàm phán).

Brexit gây chia rẽ sâu sắc nước Anh

Điều này hoàn toàn có cơ sở khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 6/2016 cho thấy, 52% dân số Anh tán thành Brexit, 48% dân số phản đối. Điều này phản ánh xã hội Anh đang bị chia rẽ mạnh mẽ đối với việc ở lại hay rời khỏi EU.

Brexit đã chia rẽ đất nước Anh ở khắp các giai tầng xã hội, ở mọi vùng miền, ở cả Chính phủ và Quốc hội Anh. Trong khi, Thượng viện Anh đồng ý Brexit, thì Hạ viện Anh lại có nhiều ý kiến phản đối Brexit. Tầng lớp trẻ tuổi phản đối Brexit, bởi họ muốn nước Anh đẩy mạnh hội nhập vào EU, điều đó sẽ tạo cơ hội cho họ làm việc, phát triển. Còn người già lại muốn Brexit, vì họ e sợ nước Anh phải đóng góp nghĩa vụ lớn hơn cho EU. Các vùng Scotland, Bắc Ailen muốn trưng cầu dân ý để được rời khỏi Liên hiệp Anh và Bắc Ailen. Bởi vì, theo họ tham gia EU sẽ thu được nhiều lợi ích hơn, so với nằm trong sự kiềm tỏa của nước Anh.

Các nhóm lợi ích trong xã hội Anh cũng bị chia rẽ sâu sắc. Nhóm hưởng lợi từ các chính sách thực thi toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế quyết tâm đấu tranh đòi ở lại EU. Ngày 20/10/2018 đã có 670 nghìn người tham gia biểu tình từ Đại lộ Park Lane tại quảng trường Quốc hội Trung tâm London với các khẩu hiệu phản đối Brexit như: "Cho Brexit vào thùng rác ngay lập tức", "Tôi muốn lên tiếng về Brexit", "Phản đối Brexit"... Còn các nhóm lợi ích được hưởng lợi từ các chính sách đi theo chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa biệt lập sẽ xin rời khỏi EU.

Những khó khăn trong tương lai của EU

Hiện nay, EU đang rơi vào cuộc khủng hoảng mô hình liên kết và hội nhập sâu sắc. Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu (2009), do hệ lụy từ cuộc khủng hoảng nợ công của các nước như: Hy Lạp, Ai Len, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia... gây ra. Tiếp đến là cuộc khủng hoảng khủng bố do lực lượng Hồi giáo cực đoan IS (2015 - 2017) gây ra ở rất nhiều nước tại châu Âu như: Pháp, Bỉ, Đức, Anh, Tây Ban Nha... Các cuộc khủng hoảng nhập cư với hàng triệu người từ châu Phi - Trung Đông vượt biên trái phép qua đường biển, đường bộ đổ vào các nước: Đức, Pháp, Italia, Anh, Hy Lạp...

Cuộc ly hôn lịch sử Anh - EU: nguyên nhân, hậu quả và hệ lụy? - Hình 2

Tiến trình đàm phán Brexit và những vấn đề đặt ra

Tiến trình đàm phán

Các cuộc đàm phán về việc nước Anh rời khỏi EU đã chính thức được khởi động từ ngày 19/6/2017. Đến nay, các cuộc đàm phán được tiến hành qua hai giai đoạn sau:

Giai đoạn 1 (bắt đầu từ ngày 19/6/2017 và kết thúc trong tháng 12/2017): Trong giai đoạn này diễn ra khoảng 6 cuộc đàm phán, 2 bên đã xác định xong các nguyên tắc cho việc nước Anh rời khỏi EU.

Giai đoạn 2 (bắt đầu từ tháng 1/2018 đến tháng 3/2019): Trong giai đoạn này, 2 bên tập trung đàm phán về các nội dung có liên quan đến các quan hệ chính trị, kinh tế (thương mại, đầu tư, tài chính...) và các lĩnh vực khác. Tháng 11/2018, hai bên (Anh và EU) đã đạt được các thỏa thuận để bắt đầu tiến trình phê chuẩn của các Hội đồng và Nghị viện hai bên. Việc phê chuẩn này dự kiến sẽ được hoàn thành trước ngày 29/3/2019, thời hạn mà Anh chính thức rời khỏi EU.

Trong quá trình đàm phán, nhiều nội dung được đưa ra tranh luận, cụ thể như:

- Vấn đề xác định biên giới cứng hoặc mềm ở Bắc Ailen. Tiếp đến là việc nước Anh phải đền bù cho EU khoảng từ 50 - 60 tỷ Euro. Đó là các khoản tiền mà nước Anh phải có nghĩa vụ đóng góp hàng năm cho EU, bao gồm tiền thuế, tiền trả lương cho 1 triệu công dân Anh hiện đang sinh sống ở EU...

- Các khung khổ pháp lý, điều khoản, luật pháp, hiệp ước, hiệp định, trách nhiệm nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên sau khi Anh rời khỏi EU, cụ thể là xem xét lại khoảng 12.000 văn bản mà hai bên đã thỏa thuận ký kết.

- Về vấn đề lao động, 3 triệu người EU hiện đang sinh sống, làm việc tại Anh và 1 triệu người Anh ở EU.

- Việc nước Anh có tiếp tục tham gia hay xin ra khỏi thị trường chung châu Âu về Hiệp định thuế quan của EU, những nội dung có liên quan đến thương mại, đầu tư, dịch vụ, tài chính...

- Về các nội dung trong hợp tác an ninh, quân sự, quốc phòng, chống khủng bố, nhập cư...
Rõ ràng, khi được kết nạp vào EU, các nước đã phải chờ đến 10, 15, thậm chí 20 năm mới được xét duyệt và phê chuẩn là thành viên chính thức của EU nhưng khi xin ra khỏi EU, thời gian đàm phán chỉ có 2 năm, như vậy là quá ngắn với một "cuộc chia ly". Vì vậy, 2 bên đã phải đàm phán kéo dài thêm thời gian quá độ 21 tháng (từ 1/4/2019 - 31/12/2020), cùng bàn thảo và đạt được sự đồng thuận cho tất cả các vấn đề trong tương lai.

Kết quả, sau cuộc họp kéo dài 5 giờ ở phố Downing ngày 14/11/2018, Thủ tướng Anh Theresa May đã dành được sự ủng hộ của nội các (vốn đã chia rẽ sâu sắc) với bản dự thảo thỏa thuận Anh rời khỏi Brexit. Theo bà Theresa May, các bộ trưởng trong Chính phủ của Bà đã có một "quyết định tập thể" đồng thuận thông qua thỏa thuận Brexit sơ bộ mới đạt được ở Brussels (Bỉ). Các nhà lãnh đạo EU cũng đã bày tỏ những cảm xúc đặc biệt sau Hội nghị thượng đỉnh ngày 25/11/2018. Chỉ trong vòng nửa giờ, 27 nhà lãnh đạo các nước thành viên EU đã đồng ý phê chuẩn bản hiệp ước dày 585 trang, bao gồm 185 điều khoản, 3 nghị định thư và rất nhiều phụ lục về việc nước Anh rời khỏi EU. Chặng đường tiếp theo là Chính phủ Anh phải đệ trình văn kiện dày 585 trang lên Hạ viện Anh phê chuẩn, khả năng sẽ diễn ra cuộc bỏ phiếu cũng không kém phần khốc liệt ở Hạ viện Anh vào tháng 12/2018.

Nếu Hạ viện Anh thông qua, coi như nước Anh đã hoàn thành xong thủ tục "ly hôn" Brexit, rút khỏi EU. Còn về phía EU, nghị viện 27 nước thành viên cần phải phê chuẩn, sau đó Nghị viện châu Âu phải bỏ phiếu thông qua. Nếu thuận lợi thì coi như các thủ tục của cả hai bên Anh và EU đã hoàn tất việc Anh chính thức rút khỏi EU.

Những hệ lụy khi Anh rời khỏi EU

- Các hiệu ứng tài chính: Việc bỏ phiếu ủng hộ Anh rời khỏi EU sẽ mở ra một thời kỳ bất định cho nền kinh tế Anh đối với các mối quan hệ với châu Âu trong tương lai. Một sự bất định về mặt tài chính, chính trị và thương mại.

Với kế hoạch đã dự kiến, Ngân hàng Anh Quốc sẵn sàng "bơm 250 tỷ bảng Anh" để dập tắt cơn sốt trên các thị trường. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng có thể vào cuộc khi cơn bão lặng đi, để đảm bảo sự vận hành của hệ thống ngân hàng. Có nhiều khả năng là những cá nhân và tổ chức vay tiền của nước Anh trên các thị trường tài chính sẽ được yêu cầu trả lãi suất cao hơn, để bù đắp cho sự bất định này. Các doanh nghiệp khác ở châu Âu có thể cũng sẽ phải chịu số phận tương tự trong bối cảnh này.

- Gia tăng căng thẳng về chính trị và kinh tế: Những người ủng hộ Anh rời khỏi EU tuyên bố, họ muốn thông qua ngay các luật hạn chế quyền tự do đi lại của người dân và quyền lực của Tòa án Tư pháp châu Âu, đồng thời tiến hành các cuộc đàm phán về tương lai quan hệ thương mại và đầu tư với EU, trước khi bắt đầu các thủ tục rời khỏi EU. Điều mà các nước khác của châu Âu đã từ chối, theo lời của Wolfgang Schuble, Bộ trưởng Tài chính Đức: "Ở là ở. Đi là đi." Đủ để khơi dậy những căng thẳng chính trị mạnh mẽ.

- Dấu hiệu biểu lộ một châu Âu đang "hấp hối": Những cuộc trưng cầu dân ý là kết quả của những cuộc chiến nội bộ trong lòng cánh hữu của nước Anh, giữa một bên là những người theo phái tự do và một bên là những người theo chủ nghĩa dân tộc. Những người theo chủ nghĩa dân tộc này trong chiến dịch vận động đã in ảnh một dòng người liên tục những người di dân Syria, cam kết từ chối không để họ nhập cảnh vào Vương Quốc Anh. Sự kiện Brexit đã đưa phe cực đoan và phân biệt chủng tộc nhất của tầng lớp chính trị vào vị trí quyền lực. Tồi tệ hơn, sự kiện Brexit là sự biểu lộ của một châu Âu đang "hấp hối", vì sai lầm của các nhà lãnh đạo.

Triển khai thực hiện một liên minh ngân hàng, thiết lập một chức Bộ trưởng Bộ Tài chính của khu vực đồng Euro, thành lập một thượng nghị viện châu Âu... tất cả những đề xuất mang tính kỹ thuật và thể chế nói trên không xác định được một dự án cho châu Âu. Các nhà lãnh đạo chính trị châu Âu không còn đề xuất, nhằm làm cho châu Âu có sức thu hút, quyến rũ và huy động được các nguồn lực. Họ cũng ngạc nhiên khi phải đối mặt với sự nổi lên của những người theo chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc. Họ là những người phải chịu trách nhiệm và thậm chí sự kiện Brexit dường như không đánh dấu một sự thức tỉnh.

Theo Taichinh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cơn bão sa thải bắt đầu ở Mỹ, 200.000 người sẽ mất việc trong đợt đầu tiênCơn bão sa thải bắt đầu ở Mỹ, 200.000 người sẽ mất việc trong đợt đầu tiên
05:53:34 15/02/2025
Nhìn lại quan điểm của Tổng thống Trump trong đàm phán với Nga về hòa bình UkraineNhìn lại quan điểm của Tổng thống Trump trong đàm phán với Nga về hòa bình Ukraine
22:01:55 16/02/2025
Mỹ đã đổi tên Vịnh Mexico, nhưng thực tế ai đang kiểm soát vịnh này?Mỹ đã đổi tên Vịnh Mexico, nhưng thực tế ai đang kiểm soát vịnh này?
05:28:58 15/02/2025
Ukraine muốn có đội quân 1,5 triệu người nếu không được vào NATOUkraine muốn có đội quân 1,5 triệu người nếu không được vào NATO
23:37:25 15/02/2025
Nga đáp trả "tối hậu thư" của Mỹ về UkraineNga đáp trả "tối hậu thư" của Mỹ về Ukraine
20:47:41 15/02/2025
Nỗi lo của Ukraine và châu Âu từ cuộc điện đàm giữa nguyên thủ hai nước Nga - MỹNỗi lo của Ukraine và châu Âu từ cuộc điện đàm giữa nguyên thủ hai nước Nga - Mỹ
21:23:43 16/02/2025
Bước ngoặt bất ngờ trong lập trường của Mỹ về UkraineBước ngoặt bất ngờ trong lập trường của Mỹ về Ukraine
23:14:03 15/02/2025
Nạn nhân buôn người kể về ký ức kinh hoàng tại hang ổ lừa đảo ở MyanmarNạn nhân buôn người kể về ký ức kinh hoàng tại hang ổ lừa đảo ở Myanmar
14:57:05 16/02/2025

Tin đang nóng

Vụ Kim Sae Ron qua đời ở nhà riêng: Được phát hiện trong tình trạng bất tỉnh ngừng tim, không còn khả năng cứu chữa khi vào bệnh việnVụ Kim Sae Ron qua đời ở nhà riêng: Được phát hiện trong tình trạng bất tỉnh ngừng tim, không còn khả năng cứu chữa khi vào bệnh viện
23:19:37 16/02/2025
Báo Hàn hé lộ độc quyền tháng ngày cuối đời của Kim Sae Ron, xót xa dự định quay lại showbiz tuổi 25Báo Hàn hé lộ độc quyền tháng ngày cuối đời của Kim Sae Ron, xót xa dự định quay lại showbiz tuổi 25
20:11:14 16/02/2025
Sốc: Sao nhí 1 thời Kim Sae Ron qua đời ở nhà riêng, hưởng dương 25 tuổiSốc: Sao nhí 1 thời Kim Sae Ron qua đời ở nhà riêng, hưởng dương 25 tuổi
19:26:44 16/02/2025
Vì sao dân mạng sốc khi Kim Sae Ron qua đời ngay đúng ngày sinh nhật của Kim Soo Hyun?Vì sao dân mạng sốc khi Kim Sae Ron qua đời ngay đúng ngày sinh nhật của Kim Soo Hyun?
21:14:43 16/02/2025
Con gái nuôi Phi Nhung kết hônCon gái nuôi Phi Nhung kết hôn
21:41:31 16/02/2025
Ông chú 40 trêu ghẹo cô gái 17 tuổi, bị phản ứng liền đập vỡ kính quán ănÔng chú 40 trêu ghẹo cô gái 17 tuổi, bị phản ứng liền đập vỡ kính quán ăn
20:12:27 16/02/2025
Kim Sae Ron sống cô độc, liên tục vào viện điều trị 1 vấn đề ngay trước khi qua đờiKim Sae Ron sống cô độc, liên tục vào viện điều trị 1 vấn đề ngay trước khi qua đời
22:52:03 16/02/2025
Sao nam Vbiz và vợ kém 17 tuổi có con thứ 2?Sao nam Vbiz và vợ kém 17 tuổi có con thứ 2?
22:49:43 16/02/2025

Tin mới nhất

Hungary cảnh báo Ukraine trở thành Afghanistan với châu Âu

Hungary cảnh báo Ukraine trở thành Afghanistan với châu Âu

23:32:52 16/02/2025
Hungary, quốc gia thuộc EU và NATO, cảnh báo chiến sự ở Ukraine có thể biến thành Afghanistan với châu Âu, khiến lục địa này kiệt quệ và mệt mỏi.
Ukraine đề xuất để châu Âu tiếp cận "kho báu" nghìn tỷ USD

Ukraine đề xuất để châu Âu tiếp cận "kho báu" nghìn tỷ USD

23:30:41 16/02/2025
Trong khi Ukraine được cho vẫn chưa chấp nhận ký thỏa thuận đất hiếm với Mỹ, Kiev đề xuất cho phép châu Âu tiếp cận trữ lượng khoáng sản hàng nghìn tỷ USD của nước này.
Tổng thống Ukraine tiết lộ quan chức Nga duy nhất ông muốn đàm phán

Tổng thống Ukraine tiết lộ quan chức Nga duy nhất ông muốn đàm phán

22:57:20 16/02/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiết lộ quan chức Nga duy nhất mà ông sẵn sàng đàm phán trong bối cảnh hiện nay.
Châu Âu nhóm họp sau bài phát biểu gây "sốc" của Phó Tổng thống Mỹ

Châu Âu nhóm họp sau bài phát biểu gây "sốc" của Phó Tổng thống Mỹ

22:55:01 16/02/2025
Các ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp sau khi Phó Tổng thống Mỹ J.D Vance có bài phát biểu sốc tại Hội nghị An ninh Munich.
Mỹ sẽ tái tập trung ưu tiên quân sự để đối phó Trung Quốc?

Mỹ sẽ tái tập trung ưu tiên quân sự để đối phó Trung Quốc?

22:51:54 16/02/2025
Trong bài phát biểu tại trụ sở NATO mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh mục tiêu tái tập trung các ưu tiên quân sự để đối phó ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.
Mùa cúm dữ dội và bất thường ở Mỹ

Mùa cúm dữ dội và bất thường ở Mỹ

22:38:23 16/02/2025
Hoại tử não cấp tính xảy ra khi não bị sưng có thể do một số bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả cúm. Các nghiên cứu cho thấy tình trạng này gây tử vong ở khoảng một nửa số ca bệnh.
Trung Quốc tuyên bố "chơi đến cùng" với Mỹ

Trung Quốc tuyên bố "chơi đến cùng" với Mỹ

22:37:22 16/02/2025
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết Trung Quốc sẽ chơi đến cùng nếu Mỹ quyết tâm gây sức ép với nước này mặc dù Bắc Kinh không muốn xảy ra căng thẳng với Washington.
Sau nhôm thép, ông Trump sắp áp thuế với ô tô

Sau nhôm thép, ông Trump sắp áp thuế với ô tô

22:34:16 16/02/2025
Trước đó, ông đã ký sắc lệnh áp thuế 25% đối với tất cả thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ. Mức thuế này cao hơn thuế kim loại nhập khẩu vào Mỹ hiện nay.
Giải pháp của Ấn Độ trước sức ép năng lượng từ Nga và Mỹ

Giải pháp của Ấn Độ trước sức ép năng lượng từ Nga và Mỹ

22:20:33 16/02/2025
Ấn Độ đặt mục tiêu tăng tỷ trọng khí đốt trong cơ cấu năng lượng từ 6,2% hiện nay lên 15% vào năm 2030. Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), tiêu thụ khí đốt của Ấn Độ sẽ tăng gần 60%, đạt 103 tỷ m/năm vào năm 2030.
Ngoại trưởng Ba Lan bình luận về chiến thuật đàm phán của Mỹ liên quan Ukraine

Ngoại trưởng Ba Lan bình luận về chiến thuật đàm phán của Mỹ liên quan Ukraine

22:18:50 16/02/2025
Trong khi đó, ông Keith Kellogg, đặc phái viên của Tổng thống Trump về Ukraine và Nga, tiết lộ rằng Mỹ có thể công bố một kế hoạch hòa bình dành cho Moskva và Kiev trong vòng vài ngày hoặc vài tuần tới.
Hezbollah yêu cầu chính phủ Liban dỡ bỏ lệnh cấm đối với máy bay Iran

Hezbollah yêu cầu chính phủ Liban dỡ bỏ lệnh cấm đối với máy bay Iran

22:17:53 16/02/2025
Sau đó, Bộ Công chính và Giao thông Liban đã tham vấn Thủ tướng và Tổng thống nước này trước khi từ chối cấp phép cho chuyến bay. Quyết định được đưa ra trước khi máy bay cất cánh từ Iran.
Israel và Mỹ khẳng định có cách tiếp cận chung trong vấn đề Gaza

Israel và Mỹ khẳng định có cách tiếp cận chung trong vấn đề Gaza

22:15:00 16/02/2025
Về phần mình, Ngoại trưởng Rubio nhấn mạnh sự cần thiết phải loại bỏ phong trào Hồi giáo Hamas ở Gaza. Ông cũng kêu gọi Chính phủ Liban giải giáp phong trào Hezbollah.

Có thể bạn quan tâm

CSGT xuyên đêm tuần tra, phát cảnh báo trên các tuyến đường mưa trơn trượt

CSGT xuyên đêm tuần tra, phát cảnh báo trên các tuyến đường mưa trơn trượt

Tin nổi bật

23:44:42 16/02/2025
Lực lượng CSGT Hà Nội tuần tra xuyên đêm, phát loa cảnh báo các phương tiện di chuyển trên tuyến đường trơn trượt, sương mù, giúp đỡ các phương tiện gặp sự cố.
Bắt thêm 1 đối tượng trong đường dây lừa đảo qua mạng tại Campuchia

Bắt thêm 1 đối tượng trong đường dây lừa đảo qua mạng tại Campuchia

Pháp luật

23:39:14 16/02/2025
Cơ quan Cảnh sát Điều tra (Phòng Cảnh sát Hình sự) Công an tỉnh Lai Châu đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Lường Thị Kim (SN 1/5/1998, trú tại TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản .
7 động tác khởi động sau khi ngủ dậy tốt cho sức khỏe

7 động tác khởi động sau khi ngủ dậy tốt cho sức khỏe

Sức khỏe

23:24:09 16/02/2025
Điều này sẽ khiến cơ thể không kịp thích nghi, trong khi lưu lượng máu vận chuyển ô-xy đến não còn khá chậm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
Triệu Lệ Dĩnh và tình mới lộ bằng chứng hẹn hò khó chối cãi, nhà trai còn đeo nhẫn cưới mới sốc?

Triệu Lệ Dĩnh và tình mới lộ bằng chứng hẹn hò khó chối cãi, nhà trai còn đeo nhẫn cưới mới sốc?

Hậu trường phim

23:02:43 16/02/2025
Chuyện tình cảm của Triệu Lệ Dĩnh nhận được sự quan tâm từ đông đảo người hâm mộ. Những bằng chứng về mối quan hệ mới của cô liên tiếp được đưa ra.
Vai diễn đỉnh nhất sự nghiệp được cả thế giới công nhận của sao nữ vừa qua đời ở tuổi 25 Kim Sae Ron

Vai diễn đỉnh nhất sự nghiệp được cả thế giới công nhận của sao nữ vừa qua đời ở tuổi 25 Kim Sae Ron

Phim châu á

22:59:08 16/02/2025
Nếu phải chỉ ra vai diễn ấn tượng nhất trong sự nghiệp của Kim Sae Ron, đó có lẽ là ở bộ phim điện ảnh Cô bé nhà bên , một tác phẩm rất xuất sắc thuộc thể loại tâm lý xã hội.
Ca sĩ Hoài Lâm livestream bán hàng, nghệ sĩ Trường Giang lạ lẫm

Ca sĩ Hoài Lâm livestream bán hàng, nghệ sĩ Trường Giang lạ lẫm

Sao việt

22:46:31 16/02/2025
Ca sĩ Hoài Lâm lần đầu livestream bán hàng mưu sinh. Nghệ sĩ Trường Giang lạ lẫm khó nhận ra sau khi giảm cân thành công.
Mỹ Tâm hé lộ màn song ca đặc biệt với Đan Trường

Mỹ Tâm hé lộ màn song ca đặc biệt với Đan Trường

Nhạc việt

22:18:07 16/02/2025
Mỹ Tâm - Đan Trường ngày 1/3 tới mới có sự kết hợp trở lại hứa hẹn bùng nổ trên sân khấu liveshow thiện nguyện Dốc Mộng Mơ - Anh em kết đoàn 2.
Tổng thống Phần Lan tuyên bố cứng rắn về Nga trước đàm phán về xung đột Ukraine

Tổng thống Phần Lan tuyên bố cứng rắn về Nga trước đàm phán về xung đột Ukraine

22:13:13 16/02/2025
Ông đồng thời đưa ra kế hoạch ba giai đoạn cho một tiến trình hòa bình khả thi giữa Nga và Ukraine, trong đó nhấn mạnh Kiev phải bước vào đàm phán từ tư thế mạnh.
'Thiên thần' Victoria's Secret chia sẻ hôn nhân 10 năm với thủ lĩnh Maroon 5

'Thiên thần' Victoria's Secret chia sẻ hôn nhân 10 năm với thủ lĩnh Maroon 5

Sao âu mỹ

21:46:48 16/02/2025
Không chỉ gắn bó trong công việc, Behati Prinsloo và Adam Levine còn thường xuyên chia sẻ những khoảnh khắc gia đình ấm áp.
Quyền Linh hỗ trợ huấn luyện viên yoga đi tìm hạnh phúc sau hai lần đò

Quyền Linh hỗ trợ huấn luyện viên yoga đi tìm hạnh phúc sau hai lần đò

Tv show

21:36:25 16/02/2025
Hai huấn luyện viên yoga cùng hoàn cảnh đổ vỡ hôn nhân, được Quyền Linh mai mối tại chương trình Bạn muốn hẹn hò .