Ba bộ phận trên cơ thể cần giữ ấm kết hợp ăn uống, tránh nguy cơ đột quỵ trong mùa Đông
Giữ ấm vùng đầu, cổ, bụng và lòng bàn chân, kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ khi thời tiết rét đậm rét hại.
Giữ ấm vùng đầu, cổ là rất cần thiết trong mùa Đông lạnh giá. (Nguồn: The Times of India)
Mùa Đông, đặc biệt khi trời giá rét, là mùa có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao. Nhiệt độ thấp và chênh lệch nhiệt độ lớn khiến mạch máu co lại và huyết áp tăng cao, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Một nghiên cứu của Anh cho thấy cứ nhiệt độ thấp hơn 1C sẽ có thêm 200 trường hợp nhồi máu cơ tim mỗi ngày. Người già và những người có tiền sử bệnh tim mạch vành đặc biệt nhạy cảm với thời tiết giá lạnh.
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, nên tuân theo nguyên tắc “che chắn” vào mùa Đông, tức là bảo vệ các bộ phận quan trọng của cơ thể để tránh bị tiếp xúc với gió và lạnh, từ đó có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Vùng đầu, cổ
Giữ ấm đầu và cổ bằng cách trùm mũ, quàng khăn không chỉ giúp bạn tránh tiếp xúc với gió lạnh mà còn hạn chế nguy cơ bị ho do cảm lạnh.
Với người già, người đang mắc tiền sử tim mạch hoặc đang bị huyết áp cao, việc giữ ấm đầu, cổ rất cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.
Bụng
Video đang HOT
Bụng là nơi giữ nguồn năng lượng chính của con người, vì thế vào mùa Đông nên giữ ấm bụng, đặc biệt không để gió lạnh lùa qua rốn. Giữ ấm rốn có thể bảo vệ nội tạng khỏi gió lạnh, giúp tăng cường sức tiêu hóa của lá lách và dạ dày, tránh bị nhồi máu cơ tim.
Lòng bàn chân
Lòng bàn chân là nơi cuối cùng của hệ tuần hoàn trong cơ thể con người, cách xa tim nhất và tập trung nhiều huyệt đạo.
Nếu lòng bàn chân tiếp xúc với gió lạnh, ẩm ướt sẽ khiến các mạch máu ngoại vi co lại, tăng huyết áp, thậm chí sinh ra mảng xơ cứng động mạch và cục máu đông, gây nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Nên mang giày và tất ấm, không nên đi chân trần hoặc dép lê khi ra ngoài trời rét.
Một số lưu ý khác
Ngoài việc giữ ấm cơ thể, duy trì chế độ ăn nhiều thực phẩm tính nóng cũng có lợi cho sức khỏe. Để giữ thân nhiệt ổn định, chống cảm lạnh, nên tiêu thụ thêm protein từ các loại thịt như thịt bò, thịt cừu.
Ngoài ra, nên bổ sung các loại củ như cà rốt, khoai lang, ngưu bàng, khoai tây, khoai mỡ… vào thực đơn hằng ngày do chúng rất giàu chất xơ và vitamin, chống cảm lạnh và cân bằng cholesterol.
Y học cổ truyền tin rằng, thực phẩm màu đỏ nuôi dưỡng trái tim. Vì thế, để tránh đột quỵ, nên ăn chà là, cà chua, cà rốt, anh đào do rất giàu chất chống oxy hóa, có thể bổ sung khí huyết và tốt cho tim mạch.
Ngoài ra, các loại rau họ cải như súp lơ xanh, bắp cải… cũng hỗ trợ ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu, xơ cứng động mạch, nên được thêm vào chế độ ăn hằng ngày.
Để tránh nguy cơ đột quỵ, các chuyên gia cũng khuyến khích nên đi lại, vận động thường xuyên để lưu thông khí huyết và tuần hoàn, giúp duy trì sức khỏe mạch máu.
Uống nước trước khi ngủ có ngừa đột quỵ?
Không ít ý kiến cho rằng, uống một cốc nước trước khi đi ngủ sẽ tránh cô đặc máu, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ, điều này có đúng?
Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng, chưa có nhiều thông tin khoa học rõ ràng chứng minh uống nước trước khi đi ngủ tránh cô đặc máu, giúp giảm và phòng tránh nguy cơ đột quỵ.
Tuy nhiên, nước rất cần thiết với cơ thể, cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động.
Cơ thể con người bị mất nước, máu sẽ cô đặc hơn, tổng khối lượng máu trong cơ thể giảm xuống, nguy cơ đột quỵ cũng cao hơn. Nếu không bổ sung nước kịp thời, cơ thể sẽ tự điều chỉnh bằng việc cung cấp máu tới bộ phận quan trọng nhất là tim, từ đó có thể xuất hiện các cơn đau cơ.
Thực tế, đột quỵ do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm bệnh lý, lối sống không lành mạnh, tuổi tác, tiền sử gia đình.
Bạn không nên nghĩ rằng chỉ cần uống nước trước khi ngủ có thể ngừa đột quỵ mà quên bảo vệ sức khỏe, tầm soát cùng lối sống lành mạnh.
Mỗi người nên bổ sung đủ 2-3 lít nước mỗi ngày, trong đó trước khi đi ngủ 30 phút đến 60 phút nên uống 150-200 ml, sau khi ngủ dậy bạn cũng nên uống một cốc nước ấm.
Lợi ích ngăn ngừa đột quỵ không quá rõ ràng, nhưng bổ sung nước có thể mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Trong đó nước ấm vào cơ thể sẽ giúp màu dễ dàng lưu thông, cải thiện tâm trạng, giúp dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
Nhiều người cho rằng, uống một cốc nước trước khi đi ngủ sẽ tránh cô đặc máu, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ. (Ảnh minh họa)
Lợi ích nước mang lại cho cơ thể
Theo các chuyên gia, khi cơ thể đủ nước, mọi hoạt động sống sẽ được đảm bảo. Con người lại có thể sinh hoạt khỏe mạnh như được tiếp thêm năng lượng.
Nước có chức năng bảo vệ tủy sống, mô và khớp, giúp duy trì độ ẩm trong các mô và hoạt động như một nhân tố bôi trơn cho các khớp.
Nước còn hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Nhờ có nước nên miệng bạn lúc nào cũng ẩm ướt. Nước bọt được tiết ra chứa các enzyme tham gia vào quá trình phân hóa thức ăn, giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn khi xuống dạ dày.
Nếu uống nước đầy đủ, hệ bài tiết của bạn sẽ hoạt động trơn tru, chất thải được bài tiết thông qua các con đường như tuyến mồ hôi, tiểu tiện và đại tiện. Trong đó các cơ quan như gan, thận và ruột sẽ tận dụng nước để bài tiết chất thải. Ngoài ra nước còn giúp tránh hiện tượng táo bón.
Đối với mẹ bầu, nước rất cần thiết bởi nếu có đủ nước sẽ hạn chế nguy cơ bị táo bón thai kỳ và đủ sữa cho con bú sau sinh.
Nước còn đem lại hiệu quả trong những trường hợp cần cải thiện vóc dáng. Khi bạn uống nước sẽ có cảm giác no lâu, nhất là khi áp dụng điều này trước bữa ăn sẽ giúp bạn hạn chế lượng thức ăn bạn cần nạp vào cơ thể, từ đó tránh được tình trạng tăng cân.
Nước giúp điều hòa nhiệt độ cho cơ thể, thúc đẩy hoạt động trao đổi chất, từ đó tăng cường được khả năng hấp thu các dưỡng chất thiết yếu.
Nước cũng giảm tỷ lệ hình thành sỏi thận vì nước sẽ giúp thể tích nước tiểu qua thận gia tăng, từ đó làm loãng hàm lượng muối khoáng tại đây khiến chúng ít có cơ hội kết tụ thành sỏi thận.
Nước có khả năng củng cố hệ miễn dịch, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Điển hình như khi bạn gặp một số vấn đề ở thận, khi uống nước sẽ giúp loại bỏ các chất độc tích tụ tại các cơ quan này.
Ngoài ra nếu bạn đang bị xoang, ho, sổ mũi bạn cũng nên uống nhiều nước để loại bỏ bớt các vi khuẩn, dịch đờm khiến bạn khó chịu.
9 thực phẩm nên thêm vào chế độ ăn uống để giảm nguy cơ đột quỵ Bổ sung những loại thực phẩm lành mạnh như các loại rau lá xanh, quả mọng, cà chua, dầu ô liu,... vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đột quỵ là nguyên nhân gây ra tình trạng khuyết tật đứng thứ ba và là nguyên...