Bà bầu ăn trứng gà cần lưu ý gì?
Trứng giúp phát triển thai nhi, có não khỏe, cung cấp năng lượng nhưng ăn 2 quả trứng mỗi ngày sẽ đặt phụ nữ có thai trong trạng thái “nạp” quá lượng cholesterol khuyến nghị.
Được xếp vào danh mục những loại “siêu thực phẩm” cần thiết cho thai phụ, trứng gà là nguồn cung cấp rất nhiều loại chất dinh dưỡng cho cả mẹ lẫn bé trong quá trình mang thai bao gồm chất béo, khoáng chất, protein, vitamin A và D.
Lợi ích của trứng gà
Phát triển thai nhi: Mỗi tế bào của bào thai đang phát triển được tạo thành từ protein. Trong khi đó, trứng có chứa đúng lượng protein cần thiết cho sự phát triển của bào thai mỗi ngày. Vì vậy, sử dụng trứng với số lượng vừa đủ sẽ rất hữu ích.
Xây dựng cho trẻ một hệ thống thần kinh và não bộ khỏe mạnh: Trứng có chứa acid béo omega-3, lutein, kẽm và choline, rất cần thiết cho sức khoẻ của não và sự tăng trưởng tổng thể. Nó cũng giúp ngăn ngừa sự xuất hiện các khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.
Cân bằng lượng chất béo bão hòa trong cơ thể mẹ: Các chuyên gia khuyên nên ăn một đến hai quả trứng mỗi ngày sẽ giúp cân bằng lượng chất béo bão hòa trong cơ thể thai phụ nếu họ có mức cholesterol binh thường. Với những người có mức cholesterol cao, nên tránh ăn lòng đỏ.
Cung cấp năng lượng: Thai phụ nên “nạp” thêm ít nhất 200-300 calories mỗi ngày so với bình thường nhằm mục đích nuôi dưỡng cả mẹ lẫn bé. Và mỗi quả trứng đã cung cấp 70 calories, chiếm 1/3 mức năng lượng tối thiểu cần “nạp” thêm.
Hạn chế các tình trạng bệnh liên quan đến thiếu vitamin D: Trong thời kỳ mang thai, hàm lượng vitamin D trong trứng đặc biệt quan trọng bởi vitamin D là loại không có sẵn trong quá nhiều thực phẩm và thai phụ không thể dễ dàng bổ sung chúng, dẫn đến tình trạng thiếu Vitamin D. Tình trạng này trong thai kỳ có thể dẫn đến nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường ở mẹ cao hơn, tỷ lệ thở khò khè và bệnh truyền nhiễm ở trẻ sơ sinh cao hơn.
Hạn chế các dị tật bẩm sinh: Tương tự như omega-3 và cholin, folate trong trứng cũng là yếu tố quan trọng trong thời kỳ mang thai đối với sự phát triển bình thường của ống thần kinh, thông qua đó góp phần làm thấp làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Quản lý cân nặng của thai phụ: Tình trạng thừa cân béo phì rất phổ biến ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển. Những thai phụ thừa cân trong quá trình mang thai có nguy cơ cao xuất hiện các biến chứng sản khoa. Protein chất lượng cao được tìm thấy trong trứng đã được chứng minh là tốt cho sức khỏe và góp phần cải thiện cân nặng của thai phụ thông qua việc làm tăng cảm giác hài lòng của thai phụ đối với phần ăn của mình.
Video đang HOT
Với những giá trị dinh dưỡng nổi bật như vậy, trứng thực sự cần được bổ sung vào chế độ ăn của thai phụ.
Trứng cũng đem đến một số nguy cơ bên cạnh nhưng lợi ích của mình. Ảnh: T.H.
Lưu ý khi bà bầu ăn trứng
Tuy nhiên, trứng cũng đem đến một số nguy cơ bên cạnh nhưng lợi ích của mình.
Lòng đỏ trứng có 185-213 miligam cholesterol. Trong một ngày, người lớn nên tiêu thụ ít hơn 300 miligam cholesterol. Ăn hai quả trứng mỗi ngày sẽ đặt một phụ nữ có thai trong trạng thái “nạp” quá lượng cholesterol khuyến nghị. Trong khi đó, ngoài trứng, chúng ta còn rất nhiều loại thực phẩm khác có chứa cholesterol trong bữa ăn hàng ngày.
Hơn nữa, một phụ nữ bị thừa cân hoặc có mức cholesterol cao trong thời kỳ mang thai có thể tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nếu ăn trứng mỗi ngày. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo hạn chế lòng đỏ trứng trong phần ăn chỉ còn 3-4 lần mỗi tuần. Do đó, lựa chọn tốt nhất là ăn lòng trắng trứng nếu bạn muốn ăn nhiều hơn một quả mỗi ngày.
Bên cạnh đó, trứng sống hoặc trứng không đảm bảo vệ sinh có thể là nguy cơ gây lây nhiễm salmonella. Mặc dù salmonella không gây hại trực tiếp cho trẻ nhưng có thể khiến thai phụ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt, đau đầu.
Ăn trứng sẽ giúp da con trắng?
Trứng đóng vai trò trong việc hình thành nên các tế bào của thai nhi, bao gồm da của trẻ. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu được công bố rộng rãi khẳng định rằng ăn trứng trong thai kỳ sẽ giúp da của trẻ trắng hơn cũng như chưa có nghiên cứu nào khẳng định trứng có khả năng ảnh hưởng đến sắc tố da của thai nhi.
Nhiều người cũng cho rằng ăn trứng con sẽ rất thông minh. Thực tế, trứng gà có chứa omega-3, choline, kẽm, lutein và folate giúp xây dựng cho trẻ một hệ thống thần kinh khỏe mạnh và hạn chế các dị tật bẩm sinh. Bên cạnh đó, choline cũng được chứng minh là có khả năng giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn.
Theo news.zing.vn
Món ăn bổ dưỡng cho bà bầu
Cháo cá chép, gà ác hầm thuốc bắc, trứng gà ngải cứu... giúp bà bầu an thai và tốt cho thai nhi phát triển.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, ngải cứu kết hợp với trứng gà để ôn kinh, an thai cho thai phụ có các biểu hiện của chứng hư hàn như sắc mặt nhợt nhạt, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng đau, mỏi gối, hay hồi hộp, khó thở, chán ăn, dễ sảy thai,...
Cách chế biến món ăn này rất đơn giản: 20 g ngải cứu rửa sạch với 2 quả trứng gà luộc bóc bỏ vỏ. Cho ngải cứu và trứng gà vào nồi đổ thêm nước đun to lửa cho sôi rồi hạ lửa đun tiếp chừng 1-2 giờ là được, thêm gia vị vừa ăn.
Cá diếc chứa nhiều chất dinh dưỡng, được dùng làm thực phẩm để tẩm bổ cho thai phụ với tác dụng kiện tỳ hành khí, hòa vị, chỉ ẩu.
Cách chế biến: Dùng 2 con cá diếc mổ bụng rửa sạch, bỏ hết nội tạng cùng với 15 g tía tô, 6 g sa nhân và 6 lát gừng tươi, cho vào nồi đổ thêm nước hầm nhừ tầm 2-3 giờ là dùng được. Nêm gia vị cho vừa ăn, chia làm vài phần sử dụng trong ngày.
Thịt chim bồ câu rất giàu dinh dưỡng, dễ hấp thu và dễ tiêu hóa hơn các loại thịt gia cầm khác, vì vậy rất thích hợp với phụ nữ mang thai. Ngoài nấu cháo, chị em có thể hầm bồ câu cùng hạt sen, đậu xanh, tổ yến để đa dạng thực đơn.
Cháo cá chép là một trong số các món ăn bổ dưỡng cho bà bầu có tác dụng an thai, lợi sữa. Trong thịt cá chép có nhiều protein và các axit amin, chất béo cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Gà ác hầm hạt sen và thuốc bắc là món ăn có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn và vô cùng bổ dưỡng, đặc biệt thích hợp với mẹ bầu đang mang thai những tháng đầu, bị ốm nghén. Thịt gà ác có thành phần dinh dưỡng cao gồm protein, các chất béo có lợi, chất khoáng... khi được nấu cùng các vị thuốc bắc như nhân sâm, táo đỏ, kỷ tử, ý dĩ, hoài sơn... có công dụng chữa chán ăn, suy nhược cơ thể, bổ máu. Ngoài ra, việc kết hợp gà ác cùng hạt sen giúp mẹ bầu chữa mất ngủ, an thần rất tốt.
Rau má trứng gà là một món ăn ,bài thuốc dưỡng thai, làm cho mẹ khỏe, con khi ra đời ít bị mụn nhọt, rôm sảy.
Cách chế biến: Rau má một nắm (giã dập nát), gừng tươi 3 lát mỏng, đun sôi, chắt lấy một cốc, đập một lòng đỏ trứng gà, khuấy đều, uống ấm (lúc đói), tuần ba lần.
Theo Vnexpress
Mẹ bầu ăn trứng ngỗng vào tháng này, con sinh ra sẽ khỏe mạnh, thông minh và xinh xắn Trứng ngỗng là thực phẩm giàu dinh dưỡng đặc biệt đối với bà bầu. Nhưng bà bầu nên ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy là tốt nhất? Vì sao bà bầu nên ăn trứng ngỗng? Trứng ngỗng nặng gấp 4 lần trứng gà. Trứng ngỗng có chứa tới 13,5% protein, 13,2% lipid và rất nhiều vitamin A, vitamin B1, Vitamin B2, các...