Australia rút ngắn thời gian đợi với người tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ ba
Australia vào ngày 12/12 thông báo nước này sẽ rút ngắn thời gian chờ đợi cho những người tiêm vaccine COVID-19 mũi bổ sung.
Thời điểm này, số ca mắc biến thể Omicron tại Australia đang gia tăng.
Một cơ sở xét nghiệm COVID-19 tại sân bay Sydney, Australia. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin rằng Australia từng tuyên bố tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ ba cho tất cả công dân trên 18 tuổi đã tiêm đủ 2 liều vaccine trước đó 6 tháng.
Video đang HOT
Nhưng trước thực trạng số ca nhiễm biến thể mới Omicron tăng, Bộ trưởng Y tế Greg Hunt nhận định rằng khoảng cách giữa mũi vaccine COVID-19 thứ hai và thứ ba sẽ rút ngắn còn 5 tháng.
Bộ trưởng Hunt nêu rõ: “Mũi vaccine COVID-19 thứ ba được tiêm từ 5 tháng trở đi sau khi tiêm mũi thứ hai sẽ đảm bảo khả năng bảo vệ cơ bản mạnh mẽ hơn và kéo dài hơn, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng virus lây lan. Dữ liệu từ Israel cho thấy mũi vaccine COVID-19 thứ ba góp phần giảm tỷ lệ lây nhiễm trong lứa tuổi phù hợp, và giảm tình trạng bệnh nặng ở những trường hợp trên 40 tuổi, đồng thời giảm tỷ lệ tử vong ở nhóm trên 60 tuổi”.
Australia sẽ sử dụng cả hai loại vaccine Pfizer và Moderna trong chương trình tiêm bổ sung của nước này. Australia là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm vaccine hàng đầu thế giới với 90% dân số trên 16 tuổi đã tiêm đủ 2 liều.
Vào ngày 12/12, Australia ghi nhận 1.556 ca mắc COVID-19 mới. Tính đến nay, Australia ghi nhận 229.000 trường hợp mắc COVID-19 và 2.100 trường hợp tử vong.
Omicron là biến thể đáng quan ngại thứ năm của virus SARS-CoV-2 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên. WHO đánh giá Omicron mang nhiều nguy cơ khiến người từng mắc COVID-19 tái nhiễm cao hơn so với các biến thể khác. Omicron có 32 đột biến trên protein gai, vốn là nơi virus xâm nhập tế bào con người.
Sân bay Sydney 'chốt' bán với mức giá 17 tỷ USD
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, liên danh các nhà đầu tư, do công ty IFM Investors đứng đầu, đã đạt được thỏa thuận mua lại sân bay Sydney, bang New South Wales, Australia, trị 23,6 tỷ AUD (17 tỷ USD).
Quang cảnh tại sân bay Sydney, bang New South Wales (Australia). Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thông báo từ sân bay Sydney cho biết, Hội đồng quản trị công ty Southern Cross Airports Corporation Holdings Ltd - đơn vị quản lý của sân bay Sydney, đã đồng ý chào bán sân bay với giá 8,75 AUD/cổ phiếu (6,3 USD/cổ phiếu), ấn định theo mức giá của phiên giao dịch chứng khoán cuối tuần trước. Sau khi đạt được thỏa thuận về mức giá, Southern Cross Airports Corporation Holdings Ltd và các đối tác sẽ bắt đầu triển khai các thủ tục mua bán và chuyển nhượng cổ phần.
Mặc dù, mức giá 8,75 AUD/cổ phiếu được xem là cao gần gấp đôi so với mức giá 4,75 AUD/cổ phiếu tại được giao dịch trên thị trường chứng khoán vào tháng 7/2021, thời điểm liên danh các nhà đầu tư chào mua sân bay Sydney. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng đây vẫn là con số khiêm tốn nếu so với mức giá 9,69 AUD/cổ phiếu, được thiết lập vào cuối năm 2019, trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Nhiều chuyên gia nhận định các nhà đầu tư muốn tận dụng thời điểm hiện tại, khi giá trị vốn hóa sân bay lớn nhất Australia sụt giảm vì dịch COVID-19 và kỳ vọng giá sẽ tăng trở lại sau khi các nước dỡ bỏ giãn cách xã hội.
IFM Investors là công ty quản lý cơ sở hạ tầng thuộc sở hữu của một nhóm quỹ hưu trí phi lợi nhuận tại Australia. Hiện tại IFM đang nắm giữ cổ phần tại 9 sân bay khác của Australia, bao gồm sân bay Melbourne (bang Victoria), Brisbane (bang Queensland), Perth (bang Tây Australia) và Adelaide (bang Nam Australia). Tập đoàn cũng là nhà quản lý của hơn 133 tỷ USD tài sản hạ tầng trên toàn cầu.
Do cơ cấu sở hữu nhiều cơ sở hạ tầng hàng không trọng yếu của Australia, nên việc IFM Investors thâu tóm sân bay Sydney đã vấp phải sự giám sát chặt chẽ từ Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia (ACCC). Kể từ tháng 10/2021, ACCC bắt đầu rà soát thương vụ nói trên và yêu cầu giải trình từ hai bên (mua-bán). Ngoài ra, theo quy định hiện hành, thương vụ cũng sẽ phải chờ sự đánh giá và chấp thuận của Liên minh châu Âu và Ủy ban Đánh giá Đầu tư nước ngoài của Australia thông qua.
Liên danh các nhà đầu tư mua sân bay Sydney nhấn mạnh họ đầu tư với tư cách đại diện cho hơn 6 triệu thành viên thuộc quỹ hưu trí Australia và thương vụ mua bán trên sẽ đảm bảo quyền sở hữu đa số cổ phần tại sân bay lớn nhất Australia. Bên cạnh đó, họ cho rằng đây là một lợi ích lâu dài đối với bang New South Wales và ngành vận tải công cộng.
Sân bay Sydney, cửa ngõ chính vào Australia, đã phải vất vả "chống chọi" với dịch bệnh COVID-19 trong hơn 18 tháng qua. Trước dịch COVID-19, khoảng 4 triệu khách đi qua sân bay Sydney mỗi tháng, nhưng đến thời điểm hiện nay con số này đã sụt giảm hơn 90% do hầu hết các chuyến bay đều bị tạm dừng và Chính phủ Australia đã ra lệnh đóng cửa biên giới quốc tế từ tháng 3/2020.
Các chuyên gia nhận định nhà đầu tư mua lại sân bay Sydney hoàn toàn có cơ hội thu hồi vốn sớm. Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), đại diện cho gần 300 hãng hàng không trên toàn thế giới, lượng hành khách toàn cầu sẽ vượt qua mức trước dịch COVID-19 vào năm 2023.
Tỷ lệ mắc COVID-19 tại Chile cao nhất trong hơn 3 tháng Bộ Y tế Chile ngày 2/11 cho biết, tỷ lệ xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 chiếm 3,2% trong tổng số các mẫu xét nghiệm PCR được thực hiện trong 24 giờ qua ở nước này và là mức cao nhất được ghi nhận trong hơn 3 tháng qua. Điều này làm dấy lên lo ngại về khả năng bùng phát một...