Áp lực tặng quà có giá trị cho người thân
Em vô cùng áy náy, mỗi lần gặp cháu lại thấy ngại ngùng. Em không biết nên chọn quà gì tặng cháu cho tương xứng…
Chị Thanh Tâm thân mến!
Nhà em chỉ có 2 anh em. Bố em bệnh nặng mất từ lúc em mới 1 tuổi, mẹ em quyết định ở vậy nuôi 2 con lớn khôn. Năm em 12 tuổi thì mẹ em cũng ra đi, để lại 2 anh em bơ vơ nuôi nhau.
Rồi thì chúng em cũng vượt qua giai đoạn khó khăn, nỗ lực học hành, có nghề nghiệp ổn định. Anh trai em thay bố mẹ gánh vác việc nuôi dạy, chăm sóc em. Và anh lấy chị dâu sau khi đã lo đám cưới trọn vẹn cho em. Có lẽ vậy, em sẵn sàng làm mọi điều vì anh trai mình.
Nhưng vợ chồng em chỉ góp công được thôi vì chồng em làm thợ xây, còn em làm y tá ở bệnh viện huyện, tài chính gia đình rất eo hẹp. Lúc chị dâu sinh hai cháu, em một tay chăm sóc đến khi chị hết ở cữ mới thôi.
Mỗi lần các cháu ốm, bao giờ em cũng cùng chị dâu đưa các cháu đi bệnh viện khám, về nhà lại cùng chị chăm cho đến khi các cháu mạnh khoẻ. Lần anh của em bị tai nạn lao động, chồng em nghỉ việc gần nửa năm vừa chăm sóc anh, vừa cùng anh tập vật lý trị liệu.
Hồi cháu gái lớn đi lấy chồng, vợ chồng em cũng tích cóp được 1 chỉ vàng tặng cháu, 1 chỉ vàng dành để chúc mừng anh chị. Gần đây, các cháu dọn ra ngoài thuê nhà ở riêng. Bác bên ngoại cho cháu cái máy giặt, anh con trai một bác khác cho cháu cái điều hoà trong khi vợ chồng em lại chưa có món gì tặng cho cháu.
Video đang HOT
Vì mấy năm nay lương của em bị giảm sút, mà các con tốt nghiệp ra trường, vợ chồng em cũng phải hỗ trợ một chút vốn ban đầu nên trong nhà không còn đồng nào. Em vô cùng áy náy, mỗi lần gặp cháu lại thấy ngại ngùng. Em không biết nên chọn quà gì tặng cháu cho tương xứng, chị có thể tư vấn giúp em được không?
Không phải vật chất mà sự hiện diện và tình yêu thương của người thân mới là điều quý giá nhất
Hoà thân mến!
Qua câu chuyện, có thể thấy tình cảm sâu đậm và trách nhiệm lớn lao mà em dành cho gia đình, đặc biệt là tình cảm của em với người anh trai đã thay cha mẹ nuôi nấng, chăm sóc em từ nhỏ.
Vì vậy, nỗi băn khoăn của em về việc chưa có món quà xứng đáng để tặng cháu cho thấy áp lực không cần thiết mà em đang tự đặt lên mình. Em biết không, giá trị của món quà không nằm ở vật chất, mà ở ý nghĩa và tình cảm chân thành.
Em có thể chọn món quà mang ý nghĩa tinh thần cho cháu gái. Một bức thư viết tay hoặc cuốn album ảnh lưu giữ những kỷ niệm từ khi cháu còn bé đến nay. Những kỷ vật mang giá trị tinh thần thường tạo ra cảm giác ấm áp và gắn kết gia đình mạnh mẽ, giúp cháu cảm nhận được tình yêu thương của cô chú.
Em cũng có thể tiếp tục góp sức vào cuộc sống hằng ngày của cháu như từ trước đến nay em vẫn làm với gia đình của anh chị mình. Em là một y tá giàu kinh nghiệm, chắc chắn có thể giúp cháu trong việc chăm sóc sức khỏe hoặc tư vấn khi cháu cần.
Sự đồng hành của cô chú có giá trị lâu dài và giúp cháu cảm thấy yên tâm, được hỗ trợ dù không nhất thiết phải là vật chất.
Nếu em vẫn muốn tặng một món quà thì đồ sinh hoạt thiết yếu như một bộ ấm trà hoặc một bộ ga gối có thể là lựa chọn phù hợp. Những món quà này dù giá trị vật chất không lớn nhưng vẫn thể hiện sự quan tâm của em đến cuộc sống mới của cháu.
Đôi khi, chỉ cần một lời chúc mừng chân thành, sâu sắc là đủ để cháu cảm thấy hạnh phúc và ấm áp. Em có thể tổ chức một bữa ăn gia đình, chia sẻ những lời chúc từ tấm lòng của mình để chúc mừng cháu trên con đường tự lập.
Thay vì áy náy về giá trị của món quà, hãy nhớ rằng những gì em đã làm cho cháu từ trước đến nay, sự chăm sóc và tình cảm chân thành của em chính là món quà lớn nhất mà cháu có thể nhận được. Đôi khi, không phải vật chất mà là sự hiện diện và tình yêu thương mới là điều quý giá nhất mà chúng ta có thể trao tặng cho nhau.
Mỗi lần trở về nhà sau chuyến đi dài, chồng tôi lại bừng bừng sức sống khiến tôi phải cắn răng chi cả trăm triệu cho anh
Tôi không biết có nên để chồng tiếp tục đam mê này hay là ép anh ở nhà.
Chồng tôi là một người nhanh nhẹn, thông minh, hào phóng nhưng anh ấy lại yêu thích du lịch đến mức nó trở thành phần không thể thiếu trong cuộc sống. Mỗi năm, không cần biết tài chính gia đình đang khó khăn hay thoải mái, anh đều dành ra ít nhất 100 triệu để thực hiện chuyến đi đến 4 địa điểm khác nhau, có khi là ra cả nước ngoài.
Tôi cũng yêu thích du lịch, nhưng tôi luôn có những lo lắng về tài chính và tương lai. Tôi muốn có một khoản tiết kiệm cho con cái và cho chính tương lai của hai vợ chồng. Tôi đã cố gắng thảo luận với chồng, gợi ý rằng chúng ta nên cân nhắc việc chi tiêu sao cho hợp lý hơn, đặc biệt là trong những thời điểm kinh tế không ổn định. Nhưng mỗi lần như vậy, câu trả lời của anh luôn là: "Em thích tiết kiệm thế nào thì làm, còn việc du lịch của anh thì em đừng bàn tới, anh có mỗi thú vui đó, nếu anh không được đi du lịch thì anh không còn động lực kiếm tiền nữa".
Chứng kiến người bạn đời của mình sống hết mình với đam mê, tôi không khỏi cảm thấy mâu thuẫn. Trong tôi vừa trân trọng tình yêu mãnh liệt ấy, lại vừa lo sợ cho những bất trắc có thể xảy đến. Hồi chưa có con thì chúng tôi cũng đi cùng nhau, lúc đó tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Nhưng khi có con, mọi thứ thay đổi. Chúng tôi từng đưa cả con đi du lịch cùng nhưng rất vất vả vì thay đổi môi trường, các con dễ ốm, người mệt nhọc là tôi. Tôi phải ở lại khách sạn với con, chăm sóc chúng, còn chồng vẫn thoải mái tự do đi khám phá các địa điểm, tối mới trở lại. Tiền phát sinh thêm cũng nhiều. Cho nên từ sau 2 lần đó, tôi bỏ cuộc, để mặc chồng đi du lịch một mình.
Ảnh minh họa
Gần đây, chồng tôi lại đang lên kế hoạch đi Brunei. Anh nói đã đi khắp trong nước rồi, năm nay anh muốn ra nước ngoài. Chuyến đi này ước tính hết khoảng 40 triệu.
Tháng trước, tôi vừa phải bỏ ra 50 triệu đóng tiền mua gói học thêm ở trung tâm cho các con, giờ chồng lại lấy 40 triệu đi du lịch, hồi tháng 3 và tháng 6, chồng đã đi 2 chuyến hết 25 triệu rồi, tiền tiết kiệm chẳng còn lại là bao mà từ giờ tới cuối năm còn nhiều thứ phải chi tiêu.
Tôi phải thừa nhận rằng, sau mỗi chuyến đi, khi trở lại, chồng tôi trông đầy sức sống, hào hứng làm việc, giúp đỡ tôi mọi thứ, tiền bạc kiếm ra cũng đưa cho tôi hết. Tôi cho ăn uống thế nào thì anh sẽ ăn thế, không kêu ca nửa lời. Cho nên tôi không biết có nên để chồng tiếp tục đam mê này hay là ép anh ở nhà, lo nghĩ cho quỹ tiết kiệm của gia đình?
Cưới 5 năm chưa dám đẻ vì nghèo, tôi muốn đi trữ trứng nhưng phí quá đắt Câu hỏi "đẻ con ra lấy gì nuôi" khiến tôi lấy chồng 5 năm vẫn chưa dám sinh; vì đã có tuổi, tôi nghĩ đến chuyện trữ trứng, nhưng khi biết giá tiền thì lại nản. Tôi năm nay 34 tuổi, kết hôn được 5 năm. Hai vợ chồng đều là dân ngoại tỉnh lên Hà Nội lập nghiệp, dù bản thân mong...