Áp dụng lối sống tối giản trong chi tiêu và thanh lọc hơn 100 món cho tủ quần áo, cô gái Hà Nội nhận ra nhiều bài học bổ ích
Đối với Anh Phương thì tối giản là suy nghĩ kỹ trước khi bỏ tiền mua một món đồ dựa trên sự hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về bản thân và món đồ đó.
Anh Phương (hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội) thường gọi bản thân là một người theo chủ nghĩa “ mua sắm tỉnh thức”.
Đối với Phương thì cách mua sắm này đơn giản là luôn suy nghĩ kỹ trước khi mua một món đồ dựa trên sự hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về bản thân và về món đồ đó.
Anh Phương (hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội) đã áp dụng việc tối giản trong mua sắm được 1 năm.
” Trước đây, mình thường xuyên cảm thấy tự ti về những bộ trang phục chọn mặc. Tủ quần áo luôn chen chúc và ngổn ngang, nhưng tuyệt nhiên chưa một lần mình cảm thấy đủ. Vòng luẩn quẩn của việc mua sắm, không hài lòng rồi lại mua sắm có lẽ sẽ cứ tiếp diễn nếu như không tình cờ đọc được cuốn sách “Một cuốn sách về chủ nghĩa tối giản”.
Mình đã quyết tâm dành nguyên một ngày để thanh lọc toàn bộ tủ đồ. Chứng kiến số lượng quần áo không còn dùng đến lên tới hơn 100 món, mình biết mình không thể để tình trạng này tái diễn “, Anh Phương chia sẻ.
1. Động cơ thay đổi xoay quanh 4 lí do chính
Đây là những điều đã giúp Anh Phương kiên định với thói quen mua sắm này trong suốt hơn 1 năm. Thực chất, việc mua sắm có rất nhiều cám dỗ. Các thương hiệu và cửa hàng thời trang luôn có nhiều chiêu trò marketing và bài trí sản phẩm để thuyết phục “xuống tiền” mua một món đồ.
Vậy nên, cách Anh Phương áp dụng là luôn phải tự hỏi bản thân vì sao muốn thay đổi và kết nối với những lí do đó. Hiểu được vì sao chọn “mua sắm tỉnh thức”, mới có động lực mạnh mẽ để theo đuổi hành trình này một cách bền vững và lâu dài.
2. Lợi ích của việc “mua sắm tỉnh thức”
3. Các bước “mua sắm tỉnh thức” cho tủ đồ cá nhân
Thoạt nghe có vẻ đơn giản, nhưng phương pháp này không phải là điều muốn là có thể thực hiện được ngay. Để có thể theo đuổi hành trình này một cách bền vững, Anh Phương cần có cho mình sự chuẩn bị nhất định, bắt đầu từ việc xây dựng một tủ đồ cá nhân thực sự phù hợp với phong cách và lối sống.
Bước 1: Xác định phong cách muốn hướng tới để lựa chọn đồ
Phong cách cá nhân là cách để những bộ trang phục thường ngày được cất lên tiếng nói về cá tính của bản thân người mặc. Với những ai không có quá nhiều kiến thức về thời trang như Anh Phương thì phải cân nhắc trả lời những câu hỏi sau để từng bước xác định được phong cách cá nhân:
- Từ trước đến giờ, cảm thấy là chính mình nhất khi mặc bộ trang phục nào?
- Điều gì ở bộ trang phục đó làm bản thân cảm thấy tự tin?
- Đâu là hình mẫu mặc đẹp trong mắt mình?
Phong cách bạn lựa chọn hay mẫu người mặc đẹp không nhất thiết phải nổi tiếng. Đó có thể là ai đó gần gũi trong cuộc sống hay thậm chí là một nhân vật trong phim, miễn là bản thân cảm thấy yêu thích và kết nối với hình ảnh. Ba nàng thơ lớn của Anh Phương chính là Audrey Hepburn, Jane Birkin và Camille Yolaine.
Bước 2: Phân nhóm tủ đồ dựa trên lối sống
Video đang HOT
Lối sống ảnh hưởng rất nhiều tới việc xây dựng tủ đồ. Đặc biệt là tới cách phân nhóm quần áo, xác định số lượng cho từng loại và tiêu chí lựa chọn sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh và phong cách.
Anh Phương hiện đang làm việc trong một công ty về công nghệ, vậy nên trang phục đi làm sẽ khác với một người làm việc tại ngân hàng.
” Mình ít khi đi chơi ở những nơi quá sang trọng nên số lượng cho hạng mục đó chỉ cần đủ cho vài dịp đặc biệt. Đây chính là những ảnh hưởng cụ thể của lối sống tới việc hoạch định tủ đồ. Trước khi chính thức bắt tay vào việc mua sắm, mình sẽ dành thời gian để phân quần áo cần có thành các nhóm lớn và ước tính số lượng cho từng nhóm. Điều này sẽ giúp mình xác định rõ thế nào là đủ và mua sắm một cách có định hướng để phục vụ tất cả các nhu cầu “.
Anh Phương phân quần áo cần có thành 5 nhóm lớn:
- Quần áo đi làm
- Quần áo đi chơi bình thường
- Quần áo đi chơi sang chảnh
- Quần áo thể thao
- Quần áo mặc ở nhà
Bước 3: Thanh lọc tủ đồ cũ
Tủ đồ của Anh Phương trước và sau khi dọn dẹp.
Giờ là bước khó khăn và muốn né tránh nhất. Tuy nhiên, Phương cho rằng đây là bước quan trọng, không thể trốn tránh và bỏ qua bước này trong hành trình xây dựng tủ đồ cá nhân. Quy trình dọn dẹp của mình bao gồm:
- Lôi hết ra, không sót một món đồ nào
Cần phải lôi hết những món đồ đang có ra khỏi tủ hay kho chứa đồ và tập trung tất cả về một chỗ. Điều này sẽ giúp bản thân có một cái nhìn toàn cảnh về toàn bộ quần áo đang sở hữu.
- Quyết định giữ hay bỏ
Phương sẽ lần lượt cầm lên từng món đồ và quyết định cho món đồ đó vào nhóm “bỏ”, “giữ” hay “phân vân”. ” Mình chọn giữ lại những món đồ chất lượng vẫn tốt và phù hợp với phong cách đang hướng tới. Những món đồ đã sờn cũ hay quá lâu chưa đụng tới, hãy mạnh dạn để chúng vào nhóm “bỏ”. Với những món đồ bạn vẫn còn phân vân thì có thể để riêng chúng sang một bên để quyết định sau” , Anh Phương chia sẻ.
- Tổng kết và sắp xếp
Sau cùng, Phương sẽ sắp xếp quần áo được giữ lại gọn gàng vào tủ. Với những món đồ không dùng đến nữa có thể gấp vào những túi riêng.
Bước 4: Lên danh sách những món đồ cơ bản cho từng hạng mục kèm theo tiêu chí và ngân sách
Danh sách mà Anh Phương đã lập.
Dọn dẹp xong, Anh Phương đã có một tủ đồ vơi đi khá nhiều. Phương tiếp tục mở lại bảng phân loại ở bước 2 để lên danh sách những món đồ cơ bản và cần thiết nhất cho từng mục kèm theo tiêu chí đánh giá và mức giá mong muốn.
Những tiêu chí cần làm rõ bao gồm phom dáng, chất liệu, màu sắc. Càng cụ thể, việc mua sắm sẽ càng dễ dàng và hiệu quả.
Bước 5: Mua sắm tỉnh táo theo đúng kế hoạch đề ra
Nhờ có danh sách đã lập ở trên sẽ giúp Phương mua sắm tỉnh táo hơn và không sa đà vào những món đồ không phù hợp như một thói quen.
Một vài lưu ý Anh Phương muốn gửi gắm:
- Hãy ưu tiên sắm những món đồ cơ bản theo danh sách đã vạch ra trước khi mua thêm bất kỳ món đồ nào khác.
- Nếu có thể, hãy luôn luôn đến cửa hàng và hạn chế tối đa việc mua sắm online. Chỉ khi mua trực tiếp mới cảm nhận được chất liệu, phom dáng và giảm thiểu rủi ro mua phải một món đồ không ưng ý.
- Với những món đồ đinh, ưu tiên đầu tư về chất lượng dù cho mức giá có thể nhỉnh hơn một chút. Đây đều là những món đồ sẽ sử dụng nhiều và lâu dài, vậy nên đừng thỏa hiệp về chất lượng để đổi lấy giá cả.
- Cùng một món đồ cơ bản, hãy ưu tiên món đồ chất lượng hơn dù có thể đắt hơn thay vì một món đồ rẻ mà chất lượng thấp.
- Để ý tới những cửa tiệm vintage hoặc các shop bán đồ secondhand. Nếu những món đồ cơ bản trong phong cách hướng tới là sơ mi trắng, quần jeans, trench coat hay blazer thì nên tìm kiếm những shop quần áo bán đồ vintage hay secondhand bởi theo Anh Phương đánh giá, phom dáng, chất lượng và giá cả tại những cửa hàng này đều tốt hơn so với đa số các cửa hàng online khác.
Bài viết ghi theo thông tin nhân vật chia sẻ – Ảnh: NVCC
Marie Kondo hướng dẫn 5 quy tắc vàng để tiết kiệm chi phí và mang lại sự thư thái, vui vẻ
Rồi bạn sẽ thấy tất cả không đơn thuần chỉ là việc dọn dẹp không gian sống, sự thư thái, nhẹ nhõm chúng ta nhận được sau đó còn có ý nghĩa hơn nhiều.
Từ nhà bếp tới tủ quần áo hay văn phòng làm việc, bất cứ sự lộn xộn ở không gian nào cũng khiến chúng ta cảm thấy nặng nề, bí bách. Sự bừa bộn, cho dù là nhẹ cũng có hại cho sức khỏe tinh thần của con người.
Với lối sống tối giản, bạn có thể dễ dàng phá bỏ "gông cùm" mà tất cả những thứ lộn xộn ấy đè nặng lên chúng ta. Chuyên gia tổ chức người Nhật Marie Kondo, tác giả của cuốn sách "Phép màu thay đổi cuộc sống của việc dọn dẹp" thực sự là cứu cánh giúp những người muốn đi theo chủ nghĩa tối giản có được định hướng đúng đắn.
Marie Kondo
Theo Marie, cho dù là một chiếc cốc uống cà phê hay món đồ trang sức, bạn đừng bao giờ giữ lại nếu nó không có khả năng "khơi dậy niềm vui" cho chúng ta.
Tuân theo nguyên tắc ấy, sau đây là những quy tắc giúp bạn sống như một người theo chủ nghĩa tối giản. Rồi bạn sẽ thấy không đơn thuần chỉ là việc dọn dẹp không gian sống, sự thư thái, nhẹ nhõm và vui vẻ chúng ta nhận được sau đó còn có ý nghĩa hơn nhiều.
1. Loại bỏ những món đồ trùng lặp
Hầu hết mọi người chỉ cần 1 bộ đế lót ly hay 1 bộ cốc đo lường. Nếu bạn đang sở hữu nhiều món đồ trùng lặp nhau, hãy đặt tất cả các bản sao vào một chiếc hộp, sau đó cất hộp ở vị trí khuất tầm nhìn trong vòng 1 tháng.
Sau 30 ngày, nếu không có nhu cầu mở hộp ra, nghĩa là bạn không cần dùng đến những món đồ đó. Hãy đem tặng hoặc bán lại để giải phóng không gian căn nhà.
2. Thực hiện thử thách 333 đối với quần áo
Quần áo là một trong những món đồ khó khăn để quyết định vứt bỏ, nhất là đối với phụ nữ. Tuy nhiên nếu muốn sống tối giản thì buộc lòng bạn phải loại bỏ bớt tủ đồ của mình.
Hãy thực hiện thử thách 333 để tìm ra thứ mà bạn cần bỏ đi. Đầu tiên, bạn hãy chọn lựa ra 33 món đồ hoặc ít hơn, bao gồm cả quần áo thể thao, đồ trang sức và các phụ kiện khác. Riêng nhẫn cưới và quần áo ngủ không được tính trong danh sách này.
Sau đó bạn hãy đóng hộp tất cả các món đồ còn lại, cất vào một góc riêng. Chúng ta cần cố gắng sử dụng 33 món đồ đó trong suốt 3 tháng.
Nếu bạn có thể vượt qua 90 ngày mà không mở hộp thì hãy loại bỏ số quần áo ấy ra khỏi tủ.
3. Thực hiện thử thách 100 món đồ
Thử thách 100 món đồ là phương pháp tiếp cận tích cực đối với những người muốn sở hữu lối sống tối giản. Danh sách 100 thứ này thuộc về các món đồ cá nhân, không bao gồm đồ dùng cần thiết cho hộ gia đình như tủ lạnh, bồn rửa...
Thử thách không giới hạn thời gian cũng không đưa ra danh sách món đồ cụ thể, mỗi người có thể tự điều chỉnh và thay đổi trong quá trình thực hiện. Đó thực sự là một cam kết không dễ dàng, bạn buộc lòng phải giới hạn đồ đạc của mình trong con số 100.
Tuy nhiên nhiều người theo đuổi nó đã thấy rằng ít đồ đạc hơn khiến chúng ta tận hưởng một cuộc sống chất lượng và có tính xây dựng hơn. Số lượng đồ đạc giảm đi, chúng ta sẽ có xu hướng tập trung vào chất lượng và giữ gìn bảo quản tốt hơn.
4. Quy tắc "1 vào 1 ra"
Không có gì sai khi bạn mua những món đồ mới bằng số tiền mình tự kiếm được. Tuy nhiên để đảm bảo sự tối giản thì bạn nên loại bỏ 1 món đồ cũ trước khi mua 1 sản phẩm mới.
Không nhất thiết món đồ cũ và mới phải giống nhau, bạn có thể mua 1 đôi giày mới nhưng loại bỏ đi 1 chiếc khăn cũ.
5. Đánh giá lại những món đồ mang giá trị tình cảm
Một trong những thử thách khó thực hiện nhất đối với mọi người chính là dọn dẹp các món đồ có giá trị tình cảm. Chúng tạo ra kết nối cảm xúc với bạn nhưng lại không phù hợp với nguyên tắc dọn dẹp và lưu trữ tối giản.
Trường hợp này bạn hãy nhờ cậy đến người xung quanh, đề nghị họ giúp đánh giá xem món đồ ấy có thực sự cần giữ lại hay không ngoài giá trị tình cảm.
Sau khi thu được kết luận, bạn có thể tặng những món đồ mình từng yêu quý cho người khác để chúng tiếp tục có ích với đời.
Một vài lưu ý khác
Bên cạnh những quy tắc chính như trên, sau đây là một vài lưu ý khác để chúng ta tối giản lối sống của bản thân:
- Chuyển tới một ngôi nhà có kích thước nhỏ hơn, tiết kiệm chi phí cho nhà ở.
- Giảm kích thước tủ lạnh, giá tiền mua tủ lạnh sẽ rẻ hơn lại tốn ít điện năng và dễ kiểm kê thực phẩm.
- Sử dụng hộp đựng thực phẩm có thể tái sử dụng nhiều lần để giảm thiểu tối đa túi nilon.
- Sử dụng đồ nội thất tích hợp chức năng như ghế đẩu có khoang lưu trữ. Bạn chỉ phải mua 1 món đồ thay vì 2, tiết kiệm tiền mà nhà cửa lại gọn gàng.
- Đầu tư vào chất lượng sản phẩm, giúp tiết kiệm tiền về lâu về dài.
- Tối giản trên mạng xã hội, chỉ tham gia những nền tảng thực sự mang lại giá trị cho bạn hoặc giúp chúng ta kết nối với người nhà, bạn bè thân. Hãy xóa bỏ các ứng dụng, nền tảng còn lại, bạn sẽ không mất thời gian, tâm trí vào những thứ lộn xộn vô nghĩa nữa.
Thực hiện thành công thử thách bỏ mua sắm online trong 2 tháng, tôi rút ra 4 bài học đắt giá về cách tiêu tiền Sau thử thách không mua sắm online trong 2 tháng tôi nhận ra bài học lớn nhất trong chi tiêu, sự điều độ mới là quan trọng nhất. Để nói chính xác thì tôi có niềm yêu thích với việc mua sắm trực tuyến. Những chiếc váy độc đáo, dép da, ví và sách ảnh hay tạp chí luôn là những mặt hàng...