[ẢNH] Những đại kỵ khi ăn mít cần biết để tránh “mang họa”
Với nhiều hàm lượng dưỡng chất, mít là loại trái cây đem lại nhiều tác dụng hữu ích cho cơ thể con người. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách, mít có thể gây bệnh nghiêm trọng.
Tránh ăn mít vào buổi tối, không ăn khi đói… là những đại kỵ cần biết khi ăn mít để tránh ‘mang họa’.
Mít là loại trái cây quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Không chỉ thơm ngon, mít còn chứa nhiều chất quan trọng như vitamin C, canxi, kali, sắt… và các dưỡng chất thiết yếu khác. Do đó, mít được xem là loại trái cây đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người
Tốt cho mắt và da: Mít chứa nhiều vitamin A, một loại chất dinh dưỡng có tác dụng rất lớn trong việc duy trì sức khỏe của đôi mắt và làn da
Loại quả này có tác dụng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng và bệnh quáng gà
Bổ sung mít vào khẩu phần ăn hàng ngày giúp xương thêm chắc khỏe
Nguyên nhân là do, trong mít rất giàu magiê, một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hấp thụ canxi và kết hợp với canxi để giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến bộ phận này
Không chỉ giúp sáng mắt, đẹp da và chắc khỏe xương, bổ sung mít vào khẩu phần ăn với lượng hợp lý mỗi ngày còn giúp cơ thể chống lại ung thư
Video đang HOT
Nguyên nhân là do, bên cạnh vitamin C, mít còn rất giàu các chất dinh dưỡng thực vật như ignans, isoflavones và saponins. Đây là những loại chất có đặc tính chống ung thư và chống lão hóa
Mít cũng chứa nhiều chất sắt, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và kiểm soát việc giúp lưu thông máu trong cơ thể
Đối với những người ăn kiêng, mít là loại trái cây tuyệt vời để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt mà không sợ bị béo phì
Tuy nhiên, khi ăn mít, chúng ta cần lưu ý một số điều sau để tránh mang bệnh
Mít là món ăn thơm ngon nhiều người yêu thích, nhưng nếu bạn đang đói mà ăn mít thì sẽ khiến hàm lượng đường trong máu đột ngột tăng cao, gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cách tốt nhất bạn chỉ nên ăn mít sau khi đã ăn cơm khoảng 1-2 tiếng để đảm bảo sức khỏe
Các chuyên gia cho biết, để đảm bảo sức khỏe, bạn không nên ăn mít vào buổi tối
Ăn mít vào buổi tối có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vì mít chứa hàm lượng chất xơ cao (đặc biệt là hạt mít), sẽ gây chướng bụng, khó tiêu, ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn
Mít là loại quả có rất nhiều dinh dưỡng và vitamin. Nhưng loại quả này cũng chứa nhiều đường nên không tốt cho gan, dễ gây nóng trong người
Những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng, nên cẩn thận khi ăn trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít. Nếu ăn mít thì những người này cũng chỉ nên ăn một lượng nhỏ, khoảng 3 – 4 múi mít/ngày
Để đảm bảo sức khỏe, bệnh nhân mắc tiểu đường không nên ăn mít
Nguyên nhân là do, người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn “kiêng chất đường”. Trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào được cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến khó kiểm soát hàm lượng đường trong máu, có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn
Bệnh nhân suy nhược cơ thể: Người có sức khỏe yếu nên tránh những trái cây chứa nhiều đường như mít và xoài, bởi khi hấp thụ những loại hoa quả này có thể dễ gây đầy bụng, khó chịu, khiến tim làm việc nhiều, có nguy cơ cao tăng huyết áp
Nếu ăn, những người có sức khỏe yếu nên ăn mít với lượng vừa phải, đồng thời ăn kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể
Đừng chủ quan với mờ mắt
Đôi mắt là "cửa sổ tâm hồn", cũng là phương tiện giúp chúng ta nhìn ngắm thế giới. Nhưng khi thị lực bỗng dưng yếu đi và bạn không thể nhìn rõ đồ vật, bạn nhất thiết phải kiểm tra để sàng lọc nguyên nhân gây mờ mắt.
Bởi nếu chủ quan, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội phát hiện và điều trị kịp thời những căn bệnh tiềm ẩn ở mắt cũng như ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm về sau.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới mờ mắt chúng ta cần cảnh giác. Ảnh: IrisVision
Những nguyên nhân phổ biến gây ra mờ mắt
Các chuyên gia nhãn khoa cho biết ngoài các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị và tiến trình lão hóa tự nhiên, có nhiều nguyên nhân khác khiến mắt bị mờ đi đột ngột. Trong đó, nguyên nhân phổ biến là từ một bệnh lý về mắt. ơn cử, bệnh đục thủy tinh thể làm xuất hiện những vùng mờ đục che phủ phần thủy tinh thể trong mắt, gây cản trở quá trình truyền hình ảnh tới não thông qua dây thần kinh thị giác và dẫn tới mờ mắt.
Bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác ảnh hưởng đến hoàng điểm - bộ phận của mắt giúp chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh sắc nét, nên khi bệnh tiến triển sẽ khiến thị lực mờ dần. Một số bệnh mắt khác cũng gây mờ mắt gồm cườm nước, viêm mống mắt, bong võng mạc, tắc tĩnh mạch võng mạc, trầy xước giác mạc, viêm giác mạc do vi khuẩn.
Mờ mắt cũng có thể là do một bệnh lý khác không phải từ mắt. Chẳng hạn, bệnh nhân tiểu đường cũng có triệu chứng mờ mắt khi nồng độ đường huyết tăng cao, do tình trạng này gây ra những thay đổi trong thủy tinh thể ở mắt. Khoảng số bệnh nhân đa xơ cứng cũng có thể gặp triệu chứng mờ mắt. Một số bệnh tác động trực tiếp đến sức khỏe não bộ - gồm u não, bệnh nhược cơ, đau nửa đầu - cũng khiến bệnh nhân gặp phải tình trạng mờ mắt.
Ngoài ra, mờ mắt cũng có thể là hệ quả của thói quen sinh hoạt bất lợi cho "cửa sổ tâm hồn", chẳng hạn như hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số (do liên tục vào màn hình điện tử trong thời gian dài), hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc trị sốt rét chloroquine.
Theo các chuyên gia, tùy thuộc vào nguyên nhân mà tình trạng mờ mắt có thể xuất hiện ở một hoặc hai mắt, cũng như có thể có hoặc không có triệu chứng kèm theo. Tuy vậy, một số dấu hiệu thường gặp bao gồm: nhạy cảm với ánh sáng, khô và đau mắt, căng và mỏi mắt, đỏ mắt, ngứa, tiết dịch mắt, nhức đầu và buồn nôn, xuất hiện chấm đen trước mắt, nhìn thấy 2 hình ảnh cùng lúc, có dấu hiệu tổn thương mắt...
Cần làm gì khi có triệu chứng nhìn mờ?
Các chuyên gia khuyến nghị mọi người cần lập tức đến bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra nếu thấy mắt đột nhiên mờ đi và kèm theo những triệu chứng nghiêm trọng như đau đầu dữ dội, khó nói chuyện, khó nhìn, liệt mặt, phối hợp kém và suy yếu phần cơ ở mặt hoặc các chi. Thông thường, bệnh nhân được kiểm tra thị lực tại chỗ bằng bảng Snellen, nhằm đánh giá mức độ nhìn thấy chữ hoặc số nào đó từ một khoảng cách nhất định. Các bác sĩ có thể tiến hành thêm một số cách kiểm tra khác gồm dùng đèn khe và dùng kính soi đáy mắt. Sau khi kiểm tra mắt, bác sĩ tiếp tục rà soát tiền sử bệnh về mắt của người bệnh và gia đình họ.
Tùy vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân. ơn cử, đối với người bị mờ mắt do các tật khúc xạ, giải pháp đơn giản là đeo kính hoặc phẫu thuật bằng laser để khắc phục. Nếu mờ mắt do cườm nước, thì cần dùng thuốc nhỏ mắt và phẫu thuật để điều trị dứt điểm cườm mắt. Còn nếu mờ mắt thứ phát do một bệnh lý khác, bệnh nhân cần ưu tiên chữa trị bệnh lý hiện có, nhằm tăng cơ hội hồi phục thị lực.
Biện pháp phòng ngừa mờ mắt
ịnh kỳ khám mắt để phát hiện kịp thời các bệnh lý về mắt.
eo kính râm khi đi dưới trời nắng để bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia cực tím trong ánh nắng, đồng thời ngăn chặn nguy cơ mắt tiếp xúc với khói bụi và nhiễm khuẩn. Nếu phải làm công việc nguy hiểm như tiếp xúc với hóa chất độc hại, bạn cũng cần đeo kính bảo vệ mắt.
Hạn chế dùng các thiết bị có màn hình trong thời gian dài. Còn nếu đặc thù công việc phải sử dụng những thiết bị này, bạn nên giữ khoảng cách an toàn cho mắt, có thể dùng kính chặn ánh sáng xanh.
Lựa chọn những thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, beta-carotene, kẽm, lutein, zeaxanthin và axít béo omega-3. Lý do, những dưỡng chất này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt do tuổi tác.
Không hút thuốc, bởi khói thuốc cũng là một nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh thị giác.
Kiểm soát nồng độ đường huyết ở mức lành mạnh, vì lượng đường trong máu quá cao có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ ở võng mạc.
Ba loại quả màu vàng bổ dưỡng Mít, dứa, chuối giàu dinh dưỡng, tác dụng thanh nhiệt, giải khát trong mùa hè, có thể làm thuốc chữa bệnh. Mít Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, cho biết mít là loại quả màu vàng có thể ăn được cả múi, hạt. Múi mít vị ngọt, mùi thơm, tác dụng giải khát, giã...