Anh chính thức ký nghị định thư tham gia CPTPP
Ngày 16/7, tại một cuộc họp cấp bộ trưởng ở Auckland, New Zealand, các nước thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( CPTPP) đã chính thức phê duyệt Anh tham gia hiệp định.
Các container tại cảng Felixstowe ở Anh tháng 10/2021. Ảnh minh họa: Reuters
Chính phủ Anh cũng thông báo nước này đã chính thức ký nghị định thư tham gia CPTPP sau gần 2 năm đàm phán. Theo đó, Anh trở thành thành viên mới đầu tiên và quốc gia châu Âu đầu tiên tham gia CPTPP kể từ khi hiệp định này được ký kết năm 2018. Đây cũng sẽ là hiệp định thương mại lớn nhất của Anh kể từ khi nước này rút khỏi Liên minh châu Âu (EU). Bộ trưởng Badenoch đánh giá thỏa thuận là “cú hích lớn cho các doanh nghiệp Anh”, mở ra cơ hội giao thương với thị trường hơn 500 triệu dân và tiếp cận khu vực rộng lớn hơn.
Chính phủ Anh cho biết CPTPP sẽ giúp giảm thuế quan đối với các mặt hàng xuất khẩu của Anh sang các nước thành viên của khối. Thỏa thuận dự kiến có hiệu lực vào nửa sau năm 2024.
Trong khi đó, Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins nhận định sự tham gia của các nền kinh tế lớn trong CPTPP sẽ giúp kết nối Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, qua đó củng cố hệ thống thương mại dựa trên luật lệ trong khu vực.
Dự kiến bộ trưởng các nước CPTPP nhóm họp trong ngày 16/7 để thảo luận hàng loạt vấn đề, trong đó có việc xúc tiến xem xét các đơn xin gia nhập mới và đánh giá lại nội dung thỏa thuận.
CPTPP có 11 thành viên gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Sự tham gia của Anh sẽ nâng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khối từ 12% lên 15% GDP toàn cầu, tương đương khoảng 15.700 tỷ USD.
Nhiều người thiệt mạng sau trận mưa lịch sử tại New Zealand
Ngày 28/1, Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins cho biết 3 người đã thiệt mạng và 1 người mất tích khi mưa xối xả chưa từng thấy gây ngập lụt nghiêm trọng tại Auckland, thành phố lớn nhất cả nước.
Mực nước sông Maitai ở Nelson, New Zealand, dâng cao do mưa lũ ngày 17/8/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu họp báo sau chuyến thị sát một số cộng đồng ngập lũ, Thủ tướng Hipkins nêu rõ qua khảo sát cả bằng đường bộ và bằng trực thăng, ông đã nhận thấy thiệt hại trên diện rộng. Ngoài thiệt hại về người, mưa lũ còn tàn phá đáng kể một số khu vực. Điều này đòi hỏi các nỗ lực rất lớn để thực hiện công tác khắc phục hậu quả. Thủ tướng cũng đã gửi lời chia buồn tới gia đình của các nạn nhân thiệt mạng do mưa lũ.
Ngoài ra, Thủ tướng Hipkins cho biết hầu hết nước lũ đã rút vào chiều cùng ngày, song dựa trên các dự báo sẽ có thêm các trận mưa, ông khuyến cáo người dân nên ở nhà để đảm bảo an toàn.
Cùng ngày, cảnh sát Auckland xác nhận đã tìm thấy thi thể của 2 người tại các khu vực ngập lũ riêng rẽ ở vùng ngoại ô miền Bắc New Zealand. Nạn nhân thứ 3 thiệt mạng sau khi một vụ sạt lở đất vùi lấp một ngôi nhà gần thành phố này. Trường hợp vẫn đang mất tích là một cư dân bị nước lũ cuốn trôi tại một cộng đồng ở phía Nam Auckland.
Thành phố Auckland đã trải qua ngày ẩm ướt nhất trong lịch sử hôm 27/1. Lũ quét đã nhanh chóng nhấn chìm nhiều tuyến đường tại thành phố này. Theo Cơ quan Khí tượng Thủy văn New Zealand, MetService, lượng mưa đo được tại sân bay Auckland trong vòng 24 giờ tính từ sáng 27/1 (giờ địa phương) đạt mức cao kỷ lục 249mm. Sân bay lớn nhất New Zealand này đã phải tạm thời đóng cửa khi ở một số cổng đến và đi, nước ngập tới mắt cá chân. Tới chiều 28/1, cổng nội địa đã được mở trở lại, song dự kiến các chuyến bay quốc tế chỉ có thể nối lại hoạt động vào ngày 29/1.
New Zealand ký thỏa thuận thương mại 'đầy tham vọng' với EU Thỏa thuận này cũng bao gồm một phần về phát triển bền vững, lần đầu tiên cho một hiệp định thương mại của EU. EU là đối tác thương mại lớn thứ 3 của New Zealand, nhưng thương mại song phương chỉ dưới 9 tỷ euro vào năm ngoái. Ảnh: EC Theo hãng tin AFP, Liên minh châu Âu (EU) và New Zealand...