Ấn tượng món “Canh bồi măng lửa rau ngót rừng” Buôn Đôn
Buôn Đôn không chỉ lừng danh với những câu chuyện săn bắt, thuần dưỡng voi rừng một thời mà còn được biết đến là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về nguồn nguyên dược liệu, rau rừng đa dạng từ rừng khộp.
Từ đó tạo nên sự phong phú trong ẩm thực của cộng đồng các dân tộc anh em Êđê, M’nông, Lào nơi đây. Trong đó có thể kể đến là món “ Canh bồi măng lửa rau ngót rừng”.
Anh Y Danh Niê trổ tài nấu “ Canh bồi măng lửa rau ngót rừng” cho khách du lịch.
Canh bồi măng lửa rau ngót rừng là một trong những món ăn truyền thống của người dân ở khu du lịch Buôn Đôn. Để làm được món canh này đúng “chuẩn vị Buôn Đôn” đòi hỏi người chế biến phải chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu cần thiết và có bí quyết nấu.
Anh Y Danh Niê, buôn Jang Lành, xã Krông Na (huyện Buôn Đôn), cho biết: Với người dân sống bên bìa rừng, rừng khộp không chỉ đóng vai trò là lá phổi xanh của Buôn Đôn mà nơi đây còn là nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào theo mùa. Có những loại rau hoặc cá chỉ có ở rừng khộp mà không nơi nào có. Đặc biệt là đầu mùa mưa này măng lửa bắt đầu mọc và phát triển rất nhanh. Sở dĩ người dân ở đây gọi là “măng lửa” bởi sau khi đốt thực bì những cây le trở nên trơ trụi và xơ xác, đến khi gặp thời tiết thuận lợi, mưa xuống chúng bắt đầu nhú măng và tươi xanh trở lại. Thời điểm này bà con vào rừng bẻ măng, hái rau ngót rừng làm các món ăn truyền thống trong đó có “ Canh bồi rau ngót rừng”.
Nguyên liệu làm món “Canh bồi măng lửa rau ngót rừng” bao gồm măng lửa, rau ngót rừng, một ít gạo đã được ngâm, lá yao, lá keo rừng, xương sườn heo và gia vị cần thiết như củ nén (hành tăm) muối, ớt, bột ngọt. Tất cả các nguyên liệu làm sạch, để tiết kiệm thời gian nấu, phần xương sườn thịt heo được đem hầm trước cho nhừ. Phần gạo ngâm được giã nhuyễn với lá yao (một loại lá tạo màu được dùng trong các món canh bồi của cộng đồng người Tây Nguyên) – đây là một trong những nguyên liệu giúp cho món này lên màu đẹp mắt. Khi phần thịt trong xương đã đến độ chín cũng là lúc bắt đầu bỏ măng lửa đã luộc sẵn vào, tiếp đó cho rau ngót rừng. Khi thấy măng với rau ngót chín cho phần bột gạo đã hòa tan với nước.
Để nồi canh chín đều và không bị vón cục khâu này đòi hỏi người nấu phải chú ý điều chỉnh lửa vừa phải và liên tục khuấy đều tay, đồng thời nêm gia vị. Theo anh Y Danh, điều quan trọng nhất khi làm món này phải làm sao cho có độ cay của ớt mới ngon. Đồng thời trước khi bắc nồi canh xuống không quên bỏ thêm lá keo rừng để tạo mùi thơm đặc trưng – đây chính là bí quyết để nấu món này ngon. Thường món canh bồi rau ngót rừng này được ăn với cơm nóng hoặc dùng không như món súp thông thường.
Chị Lê Tú Anh – khách du lịch đến từ Hà Nội chia sẻ: “Trong thời gian 3 ngày lưu trú tìm hiểu cuộc sống của bà con tại vùng đất Buôn Đôn tôi đã có nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị, nhất là được khám phá ẩm thực trong văn hóa của người dân Buôn Đôn. Trong số các món ăn, tôi đặc biệt ấn tượng về món “Canh bồi măng lửa rau ngót rừng”, có vị ngọt của xương hòa quyện với măng, mùi thơm của lá keo rừng và vị cay nồng của ớt… tạo cho tôi cảm giác vừa ngon, vừa lạ miệng. Món ăn này không chỉ phản ánh mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên nơi đây mà còn thể hiện sự gắn kết cộng đồng. Nhiều nguyên liệu kết hợp lại với nhau tạo nên một món ăn ngon, đậm vị mang bản sắc riêng. Tôi rất thích điều đó! Không những tôi mà những người bạn nước ngoài đi chung với tôi cũng rất hứng thú và hy vọng sẽ có dịp trở lại nơi đây”.
Trước đây các món ăn truyền thống của người dân chỉ phục vụ các bữa ăn trong gia đình, tuy nhiên do thị hiếu của khách du lịch nên giờ đây những món ăn dân dã đó đã trở thành đặc sản hấp dẫn thu hút khách du lịch mỗi khi có dịp đặt chân lên mảnh đất Buôn Đôn.
Những đặc sản ngon "quên sầu" ở Mộc Châu
Thịt trâu gác bếp, cá suối, cải mèo, ốc đá... là những đặc sản hấp dẫn du khách khi có dịp ghé thăm thiên đường nghỉ dưỡng Mộc Châu.
Mộc Châu cách Hà Nội khoảng 200 km về phía tây, nơi đây vốn nổi tiếng là thiên đường nghỉ dưỡng của miền Bắc với bầu không khí quanh năm se lạnh cùng khung cảnh nên thơ và nền ẩm thực đặc sắc. Đến với Mộc Châu những ngày, bạn đừng quên thưởng thức những món ăn đậm chất núi rừng mang hương vị riêng có dưới đây.
Thịt bê chao
Video đang HOT
Nhiều người nói vui rằng nếu đến Mộc Châu mà chưa ăn bê chao thì chưa phải đã đến đây. Món bê chao làm say lòng du khách được làm từ con bê non, chọn phần thịt loại ngon, đầy đủ nạc, mỡ, bì và xắt thành từng miếng con chì, đem chần qua nước sôi để thịt bê bớt hôi sau đó ướp gia vị gồm sả, gừng, dầu hạt điều, sa tế... trong khoảng 5 đến 10 phút cho ngấm đều rồi chao qua dầu sôi.
Vàng thơm màu sắc bát mắt, giòn rụm của món bê chao Mộc Châu (Ảnh: I.T).
Thịt bê, sau khi qua sơ chế bước đầu được chia thành từng miếng nhỏ, bỏ ướp gia vị: sả, gừng, mắm tiêu, ớt, rồi chao qua dầu nóng. Món ăn mềm, ngọt vị bê non, không ngấy, không béo, ăn một lần, lại muốn ăn nhiều lần tiếp.
Bê chao Mộc Châu phải được thưởng thức khi còn nóng mới thơm ngon tròn vị. Phần thịt vàng ươm do được chao qua chảo dầu sôi, thịt ngọt, mềm khó tả. Phần bì phồng rộp, lấm tấm đốm trắng, giòn tan, lại dai dai vương vấn, đặc trưng của thịt bê. Bát tương sóng sánh chấm kèm, rau thơm hợp vị, thử hỏi còn gì tuyệt vời hơn?
Cá suối nướng
Cá suối nướng Mộc Châu cũng làm thổn thức nhiều du khách, tuy nhỏ, nhưng có thể thưởng thức cả phần thịt lẫn phần xương.
Cá suối nướng ở Mộc Châu là món ăn khoái khẩu của nhiều du khách đến với Mộc Châu (Ảnh: I.T).
Cá được bắt từ dưới suối trong mát ngọt lành, sau khi qua sơ chế rửa sạch, mổ bỏ mật ruột, rồi đem qua ướp cùng gia vị các loại như mắc khén, rau thơm, gừng, xả, ớt... rồi kẹp chặt trong hai thanh tre, đem nướng trên bề mặt than củi khoảng chừng 15 phút, để nhỏ lửa cho cá chín vàng đều. Cá suối nướng sẽ tăng thêm thập phần hợp vị nếu đem chấm với mắm tỏi hoặc tương ớt cay.
Thịt trâu gác bếp
Món ăn này thường được thấy trong những dịp đặc biệt của người Thái đen như lễ tết, cưới hỏi, cỗ bàn... Ít có vị khách nào khi có dịp đến Mộc Châu lại không mua một ít thịt trâu gác bếp về làm quà. Đơn giản bởi món ăn đã trở thành thương hiệu gắn liền với mảnh đất du lịch nổi tiếng này.
Thịt trâu gác bếp nướng, chấm cùng chẳm chéo là món ngon thiết khách của đồng bào Thái ở Mộc Châu (Ảnh: I.T).
Khi thưởng thức, thịt trâu được xé nhỏ miếng thường được dùng làm món nhậu chính uống cùng với rượu ngô. Đây là món ăn được chế biến hoàn toàn tự nhiên, không có sự can thiệp của chất bảo quản mà vẫn có thể dự trữ được cả tháng trời.
Nậm pịa
Là một món ăn đặc sản Mộc Châu, nậm pịa khá đặc biệt bởi mùi vị và màu sắc. Không phải vị khách nào khi du lịch cũng đủ dũng cảm để thưởng thức món ăn này, tuy nhiên đây lại là món ăn yêu thích của người dân vùng cao.
Nguyên liệu để tạo ra nậm pịa bao gồm tiết đông, sụn, đuôi, thịt, bạc nhạc, lục phủ ngũ tạng như lòng, dạ dày, gan và phần ruột non có chứa phân non của bò hoặc dê. Khi ăn thường kèm với hoa chuối, lá bạc hà... Nậm pịa là mồi nhậu thứ thiệt cho phái mày râu ở bản cao trong các phiên chợ ngày lạnh.
Mùi vị đặc biệt của món nậm pịa cũng thu hút nhiều thu khách (Ảnh: I.T).
Cá hồi
Dường như việc ăn cá hồi Mộc Châu vào ngày lạnh đã trở thành cái thú vui. Món gỏi, món xông khói, hay chả... cạnh bên một bát nước chấm cay nồng mù tạt là thực đơn phổ biến trong những ngày này. Du khách vừa thưởng thức, vừa xuýt xoa vị cay vừa xộc lên mũi, lại thấy cơ thể ấm hẳn lên, dồi dào sinh lực.
Cá hồi món ngon không nên bỏ lỡ khi đến Mộc Châu (Ảnh: I.T).
Cá hồi Mộc Châu có mức giá trung bình từ 200.000 - 250.000 đồng/suất ăn.
Ốc đá suối Bàng
Món ăn đặc sản này cũng kén chọn thời gian, vì ốc đá ở suối Bàng thường chỉ xuất hiện từ tháng 4 đến cuối tháng 8, khi thời tiết trở nên ẩm ướt. Những tháng còn lại khó khăn hơn trong việc săn bắt, do chúng vùi mình trong những lớp lá dày hoặc nằm im dưới mặt đất.
Bạn nên thử Ốc đá suối Bàng trên đường rong chơi Mộc Châu (Ảnh: I.T).
Ốc sau khi được bắt về, không được xào ngay, vì nó chiết xuất ra nhiều nhớt. Ốc suối ở đây thường được nấu thành canh, hay chỉ đơn giản luộc với xả ớt, chấm mắm ớt. Khêu con ốc nhỏ ẩn mình trong lớp vỏ, bỏ vào miệng, gợi vị cay cay nơi đầu lưỡi, giòn giòn, ngọt mát lan dần xuống cuống họng. Cái ngon giòn của ốc đá suối Bàng Mộc Châu là như thế đấy, không tanh, mà có vị hăng, thơm ngọt của lá rừng.
Khoai sọ mán
Canh khoai sọ mán dẻo thơm, bùi béo là một món đặc sản rất lạ ở Mộc Châu (Ảnh: I.T).
Loại khoai dẻo thơm này được người Dao trồng từ lâu và được coi là một trong những loại đặc sản lạ ở vùng Mộc Châu này. Cách chế biến khoai sọ mán rất lạ, cũng rất đơn giản. Người ta hấp khoai trong nồi cơm, chiên, hoặc hầm với xương là ngon nhất.
Cải mèo
Cải mèo Mộc Châu tuy hơi đắng nhưng lại là món khoái khẩu của nhiều du khách và là món ngon thiết khách của người dân địa phương. Rau cải mèo được trồng nhiều ở Mộc Châu bởi khí hậu mát mẻ nơi đây thích hợp cho việc sinh trưởng, phát triển của cây, chỉ cần tưới nước và ít bị sâu bệnh. Thức rau sạch đặc sản này được chế biến thành các món khác nhau như nhúng lẩu, nấu canh, xào thịt bò, gà hay đơn giản luộc lên để phục vụ thực khách.
Chè xanh
Những đồi chè xanh trải dài ngút tầm mắt không chỉ tạo nên cảnh đẹp cho du khách đến tham quan, chụp ảnh và ghi dấu kỷ niệm mà còn mang đến giống chè ngon đặc sản, là mặt hàng xuất khẩu mang lại nguồn thu chính cho rất nhiều hộ dân ở đây. Những giống chè đặc sản ngon nức danh như San Tuyết, Bát Tiên, Ô Long... đều góp mặt trên vùng chè này. Mỗi loại mang đến hương vị riêng cho người dùng, giá dao động từ 200.000 đến 500.000 đồng một kg.
Dạo đồi chè Mộc Châu một sáng sương giăng lãng đãng, nhâm nhi chén trà nóng hổi, thanh dịu và chuyện trò cùng người dân địa phương là trải nghiệm thú vị cho bất kỳ du khách nào (Ảnh: I.T).
Theo Dân Việt
5 đặc sản hấp dẫn không thể bỏ qua khi du lịch Đức Là một nước châu Âu, phong cách ẩm thực của Đức mang đậm nét phương Tây, nhất là trong thời hiện đại, nhiều món ăn nhanh - dễ thực hiện và có thể mang đi dễ dàng rất phổ biến. 1. Món Currywurst Đây là món ăn truyền thống phổ biến và đặc trưng nhất tại Berlin - thủ đô nước Đức. Trong...