An toàn thực phẩm tại bếp ăn trường học
Ngộ độc tại bếp ăn tập thể trường học vẫn tiếp tục xảy ra. Tại Hà Nội, từ năm 2010 đến 2021, xảy ra 27 vụ ngộ độc thực phẩm với tổng số 640 người mắc, trong đó có tám vụ tại bếp ăn tập thể trường học (chiếm 47,1%).
Ảnh minh họa.
Hiện nay, dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, nên hầu hết các tỉnh, thành phố đã cho học sinh đi học trực tiếp và tổ chức ăn bán trú tại trường. Trong khi đó, hệ thống trường học ở nước ta vừa trải qua thời gian nghỉ dài để phòng, chống dịch Covid-19, có nhiều xáo trộn về nhân lực và cơ sở vật chất. Thời điểm hiện tại, thời tiết chuyển từ mùa xuân sang mùa hè, không khí nóng ẩm không tốt cho bảo quản thực phẩm.
Vì vậy, công tác an toàn thực phẩm trong bếp ăn trường học càng phải được chú trọng để bảo đảm sức khỏe cho học sinh, khi mà các kỳ thi kết thúc năm học và cuối cấp đang đến gần. Với bất kỳ lý do gì, việc để học sinh sử dụng thực phẩm không bảo đảm an toàn là không thể chấp nhận. Chịu trách nhiệm đầu tiên phải là nhà trường bởi đây là đơn vị cam kết với phụ huynh học sinh trước khi cho con em tới trường. Sau đó là trách nhiệm của đơn vị cung cấp thực phẩm và sự kiểm tra, kiểm soát của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng.
Mới đây, Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng và bắt đầu triển khai mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm tại 100% bếp ăn tập thể của 215 trường tiểu học thuộc 10 quận, huyện và làm cơ sở để nhân rộng trên địa bàn. Với mô hình này, Hà Nội đặt ra mục tiêu, 100% bếp ăn tập thể trường tiểu học được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, ký cam kết trách nhiệm bảo đảm an toàn; niêm yết công khai địa chỉ nguồn gốc nguyên liệu chế biến thực phẩm tại bảng tin nhà trường.
Ngoài ra, 100% người lãnh đạo quản lý, người chế biến, người kinh doanh, cô nuôi tại các trường tiểu học xây dựng mô hình được bồi dưỡng kiến thức về an toàn; 100% bếp ăn tập thể trường tiểu học được kiểm tra, giám sát theo quy định và thành lập tổ tự giám sát an toàn thực phẩm.
Bên cạnh những giải pháp cụ thể này, thời gian tới đề nghị các cơ quan chuyên môn cần tiếp tục tập trung rà soát quy trình chuẩn, từ nguyên liệu đầu vào, quy trình chế biến, quy trình bếp ăn một chiều, yếu tố con người…, nhất là xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc thực phẩm tận nơi sản xuất và cung cấp thực phẩm; đồng thời xử lý nghiêm những vi phạm để răn đe.
Trang bị kiến thức an toàn giao thông cho trẻ em
Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ đã chú trọng lồng ghép tuyên truyền, giáo dục kiến thức về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em (TNTTTE) trong kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Qua đó, giúp các em từng bước hình thành thói quen, ý thức tốt, tự tin hòa nhập cộng đồng sau này. Trong chuỗi nội dung kiến thức phòng, chống TNTTTE, Trung tâm phối hợp lồng ghép tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, giúp các em bảo vệ an toàn tính mạng bản thân và người cùng tham gia giao thông.
Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ lồng ghép trang bị kiến thức Luật Giao thông đường bộ cho trẻ em trong các buổi sinh hoạt.
Em Kim Hoài Hận cho biết: "Chúng em được các cô, chú trang bị kiến thức về an toàn giao thông (ATGT) qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, với các hình ảnh, video clip giới thiệu tín hiệu, biển báo trên đường hay các tình huống vi phạm Luật Giao thông đường bộ để nhận biết và phòng, tránh. Em luôn tuân thủ quy định về ATGT mỗi khi lưu thông trên đường".
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố, giai đoạn 2021-2030, thành phố đề ra mục tiêu kiểm soát, giảm thiểu TNTTTE, nhất là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông (TNGT), đảm bảo tính mạng và sức khỏe trẻ em. Hằng năm, giảm 5-10% trẻ em tử vong và bị thương do TNGT đường bộ; 90%-95% trẻ em từ 6-16 tuổi biết các quy định về ATGT đường bộ. Đồng thời, thành phố cũng đề ra các giải pháp để phòng, chống TNGT cho trẻ em. Trong đó, tăng cường vận động toàn xã hội, cộng đồng, người dân sử dụng các trang thiết bị an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông như: mũ bảo hiểm, thắt đai an toàn, ghế ngồi an toàn. Cung cấp kiến thức, kỹ năng, quy định về ATGT cho cha mẹ, trẻ em tại trường học, cơ sở nuôi dưỡng và cộng đồng. Nhân rộng các mô hình ATGT đường bộ cho trẻ em; cổng trường an toàn; can thiệp giảm thiểu nguy cơ TNGT đường bộ cho trẻ em tại khu vực tập trung đông trẻ em; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định ATGT trẻ em. Sở phối hợp các sở, ngành chức năng tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức về phòng, chống TNTTTE; phổ biến các kiến thức, kỹ năng cũng như nâng cao năng lực về phòng, chống TNTTTE cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác trẻ em; phối hợp các cấp, ngành hoàn thiện tiêu chuẩn, tiêu chí ngôi nhà an toàn, trường học an toàn, cộng đồng an toàn phòng, chống TNTTTE...
Cô giáo TP.HCM hướng dẫn cách dạy trẻ vào lớp 1 tại nhà trong thời gian giãn cách xã hội Trò chuyện cùng cô Hoàng Thị Tuyết Nhung, giáo viên trường tiểu học Lý Cảnh Hớn (Quận 5, TP. HCM) để biết thêm về những "hành trang" quan trọng mà mẹ cần trang bị cho con trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 này. Trẻ bước vào học lớp 1 là khoảng thời gian "chuyển giao" vô cùng quan trọng. Nếu như ở bậc...