Ăn toàn rau đậu vẫn bị gút hành hạ, vì sao?
Bạn đọc Trần Văn T. (48 tuổi; quận Bình Thạnh, TP HCM), hỏi: “Tôi bị gút (gout) nên không dám ăn thịt, mỗi bữa chỉ dùng cơm với đậu và rau xào nhưng bệnh vẫn hành hạ cả tuần nay. Tôi phải làm sao?”.
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, trả lời: Nguyên tắc ăn uống khi bị gút là tránh dùng các thức ăn có nhiều đạm, mỡ. Có thể kể đến các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản, bánh ngọt có kem, bơ, đồ ăn chiên, xào…
Đậu là một trong những loại thức ăn giàu đạm nên phải hạn chế trong thời gian bị cơn gút cấp, chứ không phải cứ ăn chay là sẽ đỡ bệnh. Trong nhóm thức ăn thực vật, các loại rau mầm, măng, dọc mùng… cũng cần hạn chế.
Người bị gút nên hạn chế ăn rau mầm (ảnh minh họa từ Internet)
Người bị gút có thể ăn một số loại đạm an toàn hơn như trứng, gà, vịt, cá nước ngọt… với số lượng ít. Ngoài ra, cần tăng cường ăn rau, trái cây, uống nhiều nước (2-2,5 lít/ngày) để giúp đào thải uric acid qua đường tiểu. Các loại rau lợi tiểu như họ cải, bồ ngót, rau má, mã đề… là tốt nhất.
Trong những ngày bị gút hành hạ, cần hạn chế vận động để giảm sự phóng thích các tinh thể muối urat vào khớp (muối urat chính là do uric acid kết tủa mà thành). Nên chườm lạnh vào chỗ đau để giảm sưng và bớt kích thích mô viêm.
Khi qua đợt đau, nên lưu ý giảm tiêu thụ đạm và tập thể dục thường xuyên để giảm nguy cơ tái phát.
Video đang HOT
Chan món canh mẹ nấu, cơ thể bé gái suýt ngừng phát triển, bác sĩ mắng té tát
Người mẹ khi biết đã ngã ngửa
Con cái là tài sản quý báu của cha mẹ, vì vậy, họ luôn làm những điều tốt nhất chỉ mong con luôn mạnh khỏe và khôn lớn. Và dinh dưỡng là một bước không thể thiếu trong quá trình khôn lớn của đứa trẻ. Thế nhưng liệu cha mẹ đã bổ sung dinh dưỡng cho con đúng cách chưa?
Bát canh suýt ngăn cản sự phát triển thể chất của trẻ
Thời điểm này trong năm, không khí trở nên lạnh dần, một số bà mẹ thường hay bổ sung dinh dưỡng cho con mình bằng các món soup, canh nóng khác nhau. Mẹ bé Linlin - một gia đình tại Trung Quốc - cũng không ngoại lệ. Mỗi ngày cô thay đổi các lượng thực phẩm trong món ăn để con nạp nhiều loại dinh dưỡng khác nhau và giúp con phát triển thể chất cũng như chiều cao.
Thời gian gần đây, bé thường xuyên bị ho, yếu người và đau nhức xương khớp. Cả nhà lo lắng liền đưa con vào bệnh viện kiểm tra ngay. Kết quả cho thấy, chức năng lá lách và dạ dày của đứa trẻ đặc biệt kém đi.
Nghi ngờ có điều gì trong thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe của Linlin, bác sĩ hỏi thăm và nhận ra rằng, chính nước dùng trong bát soup Linlin ăn hằng ngày đã chứa nhiều dầu mỡ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Nếu để lâu, những lớp dầu mỡ này theo thức ăn, bám vào cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí, có thể gây ra nhiều loại bệnh như bệnh gout.
Vậy ngoài nước dùng, các loại thực phẩm nào cần tránh để hạn chế nạp dầu mỡ vào cơ thể?
Thực phẩm nội tạng động vật
Các thực phẩm này chứa nhiều cholesterol, hormone và các chất có hại. Khi trẻ ăn chúng trong thời gian dài, chúng sẽ làm tăng lipid máu, gây dậy thì sớm và các vấn đề sức khỏe khác.
Hải sản
Hải sản thật sự tốt cho sức khỏe, nhưng nếu lạm dụng chúng, trẻ sẽ vô tình nạp quá nhiều axit uric, gây ra bệnh gout.
Thức ăn nhanh
Trẻ em đặc biệt thích các loại thức ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán, harmburger,... Thế nhưng, đây là loại đồ ăn dễ tích mỡ thừa nhất. Một khi không kiểm soát thói quen ăn uống này, hệ thống nội tiết trong cơ thể của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, gây tiết hormone sinh dục sớm và gây ra tình trạng dây thì sớm cho trẻ. Nhiều nhà nghiên cứu phát hiện rằng, trẻ em thường xuyên ăn đồ chiên rán có nguy cơ trưởng thành sớm gấp 2,5 lần so với trẻ em bình thường.
Kèm theo đó, thông thường, lượng dầu sẽ được tái sử dụng để tiết kiệm chi phí cho các nhà hàng, quán ăn. Nhưng ăn dầu đun nóng nhiều lần có thể gây hại lâu dài đến sức khỏe.
Vậy cha mẹ có thể chuẩn bị cho các buổi ăn của trẻ vào những ngày không khí se lạnh?
Cháo và các loại canh
Đây là món ăn cơ bản không thể bỏ qua. Cha mẹ có thể thay đổi các thực phẩm có lợi bên trong bát cháo như củ cải trắng, rau ngót, thịt,...
Thịt chim bồ câu
Loại thịt này giàu huyết sức tốt và ít chất béo giúp trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng và tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Những sai lầm khi điều trị gout khiến bệnh ngày càng nặng hơn Gout không phải là bệnh khó điều trị. Tuy nhiên, có rất nhiều người xem nhẹ bệnh, không tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ hoặc tự ý dùng thuốc gây hậu quả nghiêm trọng, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân gout điều trị tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM...