Ăn thịt lợn nên hạn chế ăn 4 bộ phận bẩn nhất kẻo “vui miệng” quá lại hại thân
Thịt lợn là loại thực phẩm rất dễ mua ngoài chợ và các bộ phận của con lợn cũng được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, có một số phần trên con lợn lại được khuyến cáo không nên ăn vì chúng chưa chắc đã được làm sạch sẽ khi đến tay người mua.
Với mức sống của người dân ngày càng nâng cao thì chúng ta sẽ thường quan tâm đến việc cân bằng đủ các loại thực phẩm đa dạng trong mâm cơm hàng ngày. Do đó, thịt gà, vịt, cá, lợn, bò… cũng trở thành những nguồn nguyên liệu quen mặt để chế biến thường xuyên.
Trong số đó, các sản phẩm từ thịt lợn thường được nhiều người ưa chuộng hơn vì hàm lượng đạm tương đối cao mà giá thành lại rẻ. Vậy nhưng, nó cũng là loại thịt dễ nhiễm vi khuẩn, giun sán và ngấm chất hóa học trong quá trình chăn nuôi. Đặc biệt, những phần nội tạng trên con lợn lại chẳng hề sạch sẽ chút nào. Tốt nhất, bạn đừng nên ăn quá nhiều 4 bộ phận sau từ lợn để cơ thể được an toàn.
1. Cổ lợn
Ai cũng biết phần thịt cổ lợn có chứa nhiều hạch bạch huyết, là cơ quan thải độc nên có thể tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, độc tố, ăn vào không hề tốt cho sức khỏe. Nhưng nhiều người bán hàng vì muốn che mắt người mua đã trộn thịt cổ lợn với phần thịt nạc khi bán hoặc rao bán với giá rẻ để đẩy hàng nhanh. Nếu chúng ta không biết mà ăn phải thì rất dễ tích trữ vi khuẩn và virus trong cơ thể.
2. Phần nhân trắng bên trong cật lợn
Cật lợn thường được nhiều bà nội trợ mua về thái mỏng rồi xào lên ăn hoặc nấu với cháo. Nhưng phần nhân trắng bên trong quả cật lợn lại chính là tuyến thượng thận của lợn, khi ăn vào có thể gây buồn nôn, chóng mặt, tức ngực, khó thở.
Video đang HOT
Đặc biệt, mùi của phần nhân này còn rất hôi và khó ngửi nên bạn cần chú ý loại bỏ thật sạch trước khi mang ra chế biến.
3. Phổi lợn
Phổi là cơ quan hô hấp của con lợn nên nó lưu giữ khá nhiều bụi bẩn lẫn chất độc từ không khí bên ngoài. Trong phổi có nhiều phế nang nên càng khiến chất bẩn dễ được lưu giữ lại. Thêm nữa, loài lợn còn có thói quen hít thở sát đất nên không chỉ đem theo bụi bẩn thông thường mà phổi lợn còn ẩn chứa nhiều kim loại nặng từ lòng đất.
Để làm sạch phổi lợn hiệu quả nhất, bạn không nên chế biến cả miếng mà hãy thái thành từng lát mỏng, chần qua với nước sôi rồi tiếp tục nấu chín. Bước này sẽ giúp lọc các chất độc hại trong những nang phổi hiệu quả hơn.
4. Gan lợn
Chẳng riêng gan lợn mà nhiều loại gan động vật khác cũng đều chất chứa khá nhiều vi khuẩn. Nguyên nhân là do gan chịu trách nhiệm thải độc của cơ thể nên nó thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại. Nếu ăn lâu dài có thể làm tăng cao nguy cơ mắc ung thư nội tạng.
Ngoài ra, việc ăn nhiều gan lợn cũng có thể làm tăng lượng cholesterol nạp vào cơ thể nên dễ gây ra các vấn đề tim mạch khi lớn tuổi. Do đó, tốt nhất thì bạn nên hạn chế ăn gan lợn để bảo vệ sức khỏe cơ thể.
Bộ phận bẩn nhất trên cơ thể lợn, ăn vào càng nhiều càng lắm vi khuẩn gây hại sức khỏe
Nhiều người không thể ngờ thịt cổ lợn chứa rất nhiều hạch bạch huyết, mà các hạch này chứa mầm bệnh, nhiều vi khuẩn và virus, ký sinh trùng...
Thịt cổ lợn chứa rất nhiều hạch bạch huyết, mà các hạch này chứa mầm bệnh, nhiều vi khuẩn và virus, ký sinh trùng... dù nấu ở nhiệt độ cao cũng không diệt được, nếu ăn phải hạch không những có mùi hôi khó chịu mà còn có thể trực tiếp truyền bệnh vào cơ thể.
Cổ lợn cũng chứa một số lượng lớn tuyến giáp, nơi tiết ra hormone thyroxine. Nếu hấp thu quá nhiều hormone thyroxine thì con người sẽ bị ảnh hưởng tới nội tiết và tới việc chuyển hóa trong cơ thể, tạo ra triệu chứng buồn nôn, nôn mửa.
Vì có giá rẻ nên nhiều người bán hàng thường xay chung thịt này với các loại thịt ngon để bán giá cao hoặc bán cho nhà hàng để làm các món như nem, bánh bao, nhân các món nhồi... Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe, chị em nên tự tay chọn thịt tươi, nguyên miếng và không mua thịt xay sẵn và các món chế biến sẵn từ thịt mà không rõ nguồn gốc của chúng.
Ngoài ra, 2 bộ phận khác cũng không nên ăn:
Gan lợn
Gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên chính bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.
Để giảm độc tố của gan nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố còn tích tụ lại.
Tuy vậy, nếu bạn thường xuyên ăn gan lợn thì nên hạn chế dần đi vì nó hoàn toàn không phải thực phẩm tốt lành cho sức khỏe.
Óc lợn
3 bộ phận chứa nhiều chất độc hại của lợn - Ảnh 2.
Mặc dù óc lợn được xem là món ăn bổ dưỡng, vì chứa canxi, phốt pho, sắt và một số thành phần khác. Nhưng ngược lại, thành phần cholesterol lại rất cao.
Thông thường một cái não lợn nặng 100g chứa khoảng 3000mg cholesterol. Chỉ cần ăn một cái óc lợn cũng phải "nhịn" tất cả những chất chứa cholesterol khác ít nhất 10 ngày.
Vì vậy, hãy cân nhắc khi ăn óc lợn và nên ăn bao nhiêu là đủ.
Nấu thịt ở nhiệt độ thấp sẽ tốt hơn cho tim Theo một nghiên cứu mới, nấu thịt đỏ ở nhiệt độ cao có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Cũng giống như trứng và cà phê, vai trò của thịt đỏ trong chế độ ăn lành mạnh đang bị tranh cãi, với nhiều nghiên cứu khuyên nên ăn thịt bò, thịt lợn và thịt cừu ít hơn...