Ăn táo mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ và bệnh tiểu đường
Ăn táo mỗi ngày mang đến nhiều lợi ích, bao gồm cải thiện sức khỏe đường ruột, giảm nguy cơ về các vấn đề sức khỏe như đột quỵ, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim và một số bệnh ung thư.
(Ảnh: iStock)
Táo là một trong những loại trái cây được ưa chuộng nhất trên thế giới nhờ vị ngon và quan trọng hơn là mang lại những lợi ích sức khỏe đã được các nhà khoa học chứng minh.
Táo chứa nhiều chất dinh dưỡng và đa dụng. Bạn có thể ăn táo tươi nguyên quả, chế biến chúng thành các món tráng miệng hoặc thêm chúng vào các món ăn mặn để có vị ngọt tự nhiên.
Nhà dinh dưỡng người Anh Eli Brecher cho biết: “Táo là loại trái cây giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin C cùng với đồng, vitamin K và vitamin E.”
Một quả táo cỡ trung bình (200g) cung cấp 104 calo, 28g carb, 5g chất xơ, vitamin C (10% nhu cầu hằng ngày), đồng (6%), kali (5%), vitamin K (4%).
Ăn một quả táo mỗi ngày là thói quen tuyệt vời để có trái tim khỏe mạnh vì pectin trong táo giúp giảm cholesterol, polyphenol có tác dụng hạ huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ.
Sau đây là 4 lý do thuyết phục bạn nên bổ sung táo trong chế độ ăn uống hằng ngày của mình.
Cải thiện sức khỏe đường ruột
Táo rất giàu chất xơ. Một quả táo cỡ trung bình chứa 5g chất xơ, tương đương khoảng 18% nhu cầu hàng ngày của phụ nữ và 12% nhu cầu hàng ngày của nam giới.
Chất xơ không chỉ giúp bạn no lâu hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm cải thiện tiêu hóa, điều hòa lượng đường trong máu tốt hơn và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Video đang HOT
Ăn táo cả vỏ mới nhận được trọn vẹn lợi ích sức khỏe của loại trái cây này. (Ảnh: iStock)
Một số chất xơ trong táo có nguồn gốc từ chất xơ hòa tan được gọi là pectin. Chất này sẽ làm giảm cholesterol máu và kiểm soát mức đường huyết.
Pectin cũng hoạt động như một chất prebiotic, nuôi dưỡng lợi khuẩn trong ruột, hỗ trợ sức khỏe đường ruột và tiêu hóa nói chung.
Để tận dụng đầy đủ lợi ích của chất xơ từ táo, bạn cần ăn cả vỏ táo bởi việc gọt vỏ có thể làm giảm hàm lượng chất xơ tới 50%. Do đó, bạn cần lựa chọn táo đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để có thể ăn được cả vỏ táo.
Giàu chất chống oxy hóa chống lại bệnh tật
Táo rất giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là quercetin, một loại flavonoid giúp chống viêm và bảo vệ tế bào của bạn khỏi bị tổn thương do các gốc tự do gây ra.
Các đặc tính bảo vệ này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh Alzheimer và hen suyễn.
Quercetin cũng được nghiên cứu rộng rãi về các đặc tính chống ung thư. Các nghiên cứu phát hiện ra rằng ăn một hoặc nhiều táo mỗi ngày có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư ở đại trực tràng, phổi, tuyến tiền liệt, vú, cổ tử cung và ruột kết.
Thúc đẩy sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Ăn táo đều đặn mỗi ngày cũng có thể làm giảm cholesterol xấu, duy trì cholesterol ở mức có lợi cho cơ thể, từ đó giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, tim mạch, đột quỵ.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y sinh American Journal of Clinical Nutrition năm 2020 đã chứng minh ăn táo mỗi ngày có thể làm giảm mạnh mức cholesterol.
Ăn táo mỗi ngày có thể làm ngăn ngừa đột quỵ. (Ảnh: iStock)
Các nhà nghiên cứu từ Anh và Italy đã yêu cầu 40 người tham gia ăn 2 quả táo mỗi ngày trong 8 tuần. Kết quả cho thấy mức cholesterol của họ giảm mạnh, mạch máu của họ cũng khỏe mạnh hơn.
Riêng đối với huyết áp, 3 nghiên cứu lớn thực hiện trong 8 năm đã phát hiện ra rằng ăn ít nhất 4 quả táo mỗi tuần có thể giảm 9% nguy cơ tăng huyết áp.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Táo chứa đường, nhưng phần lớn lượng đường trong táo là fructose. Fructose có trong trái cây có ít tác động đến lượng đường trong máu.
Ngoài ra, chất xơ trong táo có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường. Điều này có nghĩa là đường đi vào máu chậm và không gây ra sự gia tăng đột ngột lượng đường trong máu.
Đáng chú ý, polyphenol là hợp chất thực vật có trong táo, có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate và làm giảm lượng đường trong máu.
Nghiên cứu cho thấy rằng ăn một quả táo mỗi ngày giúp giảm 28% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Ngay cả việc chỉ ăn vài quả táo hàng tuần cũng có tác dụng tương tự./.
Chế độ ăn keto có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2?
Theo một nghiên cứu mới đây của Úc cho biết chế độ ăn keto có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.
Chế độ ăn keto là chế độ ăn ít carbohydrate, nhiều chất béo có thể không lành mạnh như bạn nghĩ, về lâu dài nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Theo một nghiên cứu mới đây của Úc cho biết chế độ ăn keto có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Gần đây, chế độ ăn nhiều chất béo và ít carbohydrate - như chế độ ăn keto- đã trở nên thịnh hành với những lời hứa hẹn giúp mọi người giảm cân trong thời gian ngắn hơn và có tác dụng lành mạnh đối với sức khỏe.
Tuy nhiên, tất cả có thể không đúng - một nghiên cứu gần đây do Tiến sĩ Barbora De Courten và Robel Hussen Kabthymer, Đại học Monash Úc dẫn đầu, được công bố vào năm 2024, nêu rằng việc tuân theo chế độ ăn kiêng như chế độ ăn keto có thể giúp giảm cân thực sự nhưng nó cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 về lâu dài.
Chế độ ăn ít carbohydrate và bệnh tiểu đường: Mối liên hệ là gì?
Nghiên cứu dài hạn, được tiến hành với 39.000 người lớn được theo dõi, tuân theo mô hình mà chế độ ăn ít carbohydrate như chế độ ăn keto và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể liên quan.
Có một quan niệm phổ biến rằng khi chúng ta cắt giảm carbohydrate khỏi chế độ ăn, điều đó sẽ dẫn đến sức khỏe trao đổi chất được cải thiện. Tuy nhiên, nghiên cứu nêu rằng những người theo chế độ ăn ít carbohydrate, nhiều protein và nhiều chất béo có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 20%.
Theo Giáo sư Barbora de Courten, đồng trưởng nhóm nghiên cứu, giải thích trong một thông cáo báo chí rằng tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao có thể dẫn đến tăng cân và cũng dẫn đến tình trạng kháng insulin - một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường loại 2.
Chế độ ăn ít carbohydrate có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường như thế nào?
Mối liên hệ này phức tạp hơn vẻ bề ngoài. Nghiên cứu chứng minh rằng khi mọi người thay thế carbohydrate trong chế độ ăn uống của họ bằng chất béo bão hòa và ít chất xơ hơn, họ sẽ đẩy mình vào nguy cơ thừa cân hoặc béo phì cao hơn và ít hoạt động thể chất hơn.
Sự khác biệt về chỉ số khối cơ thể cũng đóng vai trò rất lớn trong chế độ ăn ít carbohydrate và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Giáo sư Barbora de Courten giải thích thêm rằng loại carbohydrate cũng đóng vai trò rất lớn. Cách tốt nhất cho sức khỏe tổng thể nói chung là thiết kế một chế độ ăn uống cân bằng để có lợi ích về mặt dinh dưỡng.
Các loại carbohydrate như đường tinh luyện, nước ngọt, bánh mì trắng, gạo trắng, nước ép có thể được thay thế bằng các loại carbohydrate chưa qua chế biến giàu chất xơ.
Các loại thực phẩm như bơ, các loại hạt, dầu ô liu và cá béo như cá hồi rất giàu chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa - chúng cực kỳ lành mạnh và được khuyến nghị cho một chế độ ăn uống cân bằng.
Thuốc điều trị tiểu đường giá rẻ có tiềm năng chống lại tác động của lão hóa Quá trình lão hóa sinh học chậm lại và não bộ có sự cải thiện về chức năng nhận thức trên mô của động vật thử nghiệm sau khi dùng metformin, nhóm nghiên cứu viết trên tạp chí Cell. Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết metformin (một loại thuốc dễ tiếp cận, giá rẻ được sử dụng để điều trị và...