Ăn rau trị bệnh
“Đói ăn rau, đau uống thuốc” là lời dạy của người xưa, nhưng nếu biết công dụng của lá rau vườn nhà thì chúng cũng trở thành thuốc.
Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi hướng dẫn nhiều cách dùng rau trị bệnh trong dân gian. Nếu da dẻ xấu xí, nổi mụn, kém vẻ mịn màng thì hãy dùng rau đắng. Những món dễ dùng là cháo cá rau đắng, lẩu mắm. Rau đắng được ăn sống sẽ tăng cường hoạt tính đẩy bệnh ra khỏi cơ thể… Nếu tiểu tiện khó khăn, tiểu buốt, tiểu ra sỏi, ngày uống thuốc sắc từ 12g rau đắng phơi khô.
Người bị huyết áp cao nên dùng rau cần tây. Mỗi ngày dùng một cây tươi, thái nhỏ, đun nước và chia làm nhiều lần để uống trong ngày. Khi dùng thuốc này nên kèm theo một máy đo huyết áp để nắm rõ tình hình… lên xuống! Nhưng người xưa cũng nhắc kỹ: “Chỉ uống “thuốc” đến khi có kết quả thì ngưng, không nên kéo dài”.
Rau cải cúc thường dùng để nấu canh, nhúng lẩu lại là vị thuốc chữa ho. Nếu là người lớn ho lâu ngày, chỉ cần dùng thường xuyên món canh cải cúc như: cải cúc nấu thịt nạc, nấu cá thát lát… Riêng trẻ em, khi bị ho cần thái nhỏ 6g cải cúc cho vào chén nhỏ, thêm chút đường trắng, hấp trong nồi cơm, lấy nước cho bé uống sẽ thấy dịu cơn ho.
Chữa ho hen, cảm cúm còn có rau tần dày lá. Dùng từ năm – bảy lá rửa sạch ngâm muối, sau đó nhai và ngậm sẽ thấy cơn ho, cảm dịu dần. Hiện nay, trên thị trường đã có thuốc ho làm từ loại rau này. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là các loại lá chữa ho chỉ có công dụng khi bệnh vừa mới phát, vi khuẩn còn “thường trú” vùng hầu họng. Những trường hợp ho, cảm lâu ngày, vi khuẩn đã “di cư” xuống phế quản, phổi (nghe tiếng ho có âm vang, sau cơn ho đau rát, có hoặc không kèm sốt) nên đi khám bệnh để dùng kháng sinh.
Trong các loại rau thơm, rau tía tô thường được dùng để cuốn tôm thịt, ăn bún thịt nướng, bún ốc, nấu cà. Rau này còn dùng để chữa ho, trừ đờm, tê thấp…, mỗi ngày sắc từ 3 – 10g lá và hạt tía tô uống. Nếu ăn cua, cá bị đau bụng, nôn mửa thì giã lá tía tô tươi vắt lấy nước uống, nếu không có lá tươi thì dùng 10g lá khô sắc nước uống (công thức sắc thuốc: dưới 30g lá thuốc thì cho vào khoảng 200 – 300ml nước, nấu còn 1/3).
Rau má thường được dùng làm nước giải khát, nấu canh ăn cho mát… Nhưng nếu sau khi sinh thiếu sữa cho con thì đây là vị thuốc lợi sữa. Cách dùng đơn giản, chỉ cần nấu canh ăn là thấy ngay công dụng. Rau má còn có công dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu… Bà đẻ bị sót nhau thì dùng rau ngót, lặt độ 40g rau ngót, rửa sạch giã nát, thêm nước đun sôi để nguội, vắt lấy 100ml nước. Chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau khi uống chừng 15 – 20 phút, nhau sẽ ra. Theo GS Đỗ Tất lợi thì vị thuốc này còn có công hiệu cho cả những người chậm hành kinh. Trẻ em bị tưa lưỡi, khóc không bú được, chỉ cần giã 5 – 10g lá rau ngót tươi, vắt lấy nước, thấm vào bông gòn quấn vào tay rơ lưỡi, lợi và vòm miệng, hai ngày sau là bú được. Rau đay dùng để nấu canh cua, nấu cùng mướp và tôm khô cũng… lợi sữa.
Nếu tuần đầu tiên sau khi sinh, ăn hàng ngày 150 – 200g vào mỗi bữa ăn chính, các tuần lễ sau, ăn hai lần, mỗi lần 200 – 250g sẽ thấy lượng sữa tăng. Tỷ lệ chất béo trong sữa cũng tăng hơn mức trung bình.
Trong trường hợp đau khổ vì ách tắc giao thông tại “cửa sau” hãy dùng rau mồng tơi. Nếu muốn tăng tốc thì chấm với mè rang vàng trộn muối. Rau húng quế thường hiện diện trong dĩa rau ăn kèm phở, bánh xèo. Miền Nam còn lấy hạt của húng quế để ăn cho mát, gọi là hạt é. Cho khoảng 6 – 10g hạt é vào nước chờ nở rồi trộn đường và nước hoa bưởi ăn để nhuận tràng.
Rau ngổ ngoài việc làm gia vị giúp thức ăn dậy mùi còn dùng làm thuốc. Người dân dùng rau ngổ để chữa những trường hợp ăn uống không tiêu, đầy tức bụng, mỗi ngày dùng thuốc sắc từ 12 – 20g rau ngổ. Có cùng công dụng với rau ngổ là rau răm. Rau răm có công dụng kích thích tiêu hóa, kém ăn, giảm bớt tính hàn lạnh của món ăn. Vì thế, khi ăn nghêu, sò, ốc, hến, rau trộn gỏi, nên gắp thêm ít rau răm để… ấm bụng và ngừa đi tiêu ra nước.
Video đang HOT
Theo PNO
Tác dụng bất ngờ của Cây Gấc và cây Vông nêm
Gấc là một loại cây dạng dây leo, tái sinh hàng năm lá mọc so le hoa màu vang nhạt, hoa đực hoá cái riêng biệt quả hình bầu dục, có nhiều gai mềm màu đỏ, chứa nhiều hạt bao quanh là lớp áo màu đỏ.
Các bộ phận dùng làm thuốc là rễ, hạt, màng gấc. Màng gấc dùng chiết dầu giàu sinh tố A chữa các trường hợp trẻ em chậm lớn khô mắt quáng gà, bôi lên các vết bỏng, vết thương cho mau lành phòng ung thư cho ngươi xơ gan giảm tác hại của tia xạ giảm tác hại của các chất độc lên phôi thai.... Hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và đại tràng, làm thuốc giảm đau trong các trường hợp chữa mụn nhọt, bị chấn thương, sang độc, sưng vú, trĩ sưng đau. Lưu ý: Không ăn, uống hạt gấc sống, tránh bị ngộ độc.
Các bài thuốc thường dùng:
Chữa viêm thanh quản, khàn hay mất tiêng, cổ họng đau rát:
Hạt gấc 5 hạt (sao giòn, khử thô), giá đậu xanh sống 5g, xạ can 5g, đường phèn 5g- ngâm trong nước sôi 200ml trong 10 phút, chắt nước uống, 3 lần/ngày, 3-5 ngày.
Chữa phong, tê thấp, sưng chân
Rễ gấc (cạo bỏ lớp ngoài) 40g, hạt gấc 50hạt (giã nát) - ngâm rượu 30-40 độ - 500ml, trong 5 ngày, bôi ngoài da 2 lần/ngày (tác dụng tốt như mật gấu).
Chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em, làm tăng cân tốt, nâng cao sức đề kháng, quáng gà, mắt mờ,khô da,vết thương lâu lành, giúp người già thêm cứng cáp:
Dầu gấc 5-10 giọt/ cho trẻ em 20-25 giọt/cho người lớn- uống 2 lần/ngày, trươc bữa ăn, 7-10 ngày/đợt.
Chữa sưng vú
Thuốc uống: quả trâu cổ 40g, bồ công anh 15g, lá mua 15g-sắc kỹ, uống 2 thang/ngày, 5-7 ngày.
Hạt gấc 10 hạt, bồ công anh 12g-giã nát, thêm ít rượu (30-40 độ)-dắp, 1 lần/ngày, 3-5 ngày
Ngừa ung thư vú, mát gan, phòng sỏi mật: uống dầu gấc 20-25 giọt/ngày, 7- 10 ngày/đợt hoặc: thường ăn xôi gấc.
Chế phẩm cho ngươi lớn, trẻ em mhiễm chất độc màu da cam, sửa các sai lệch của nhiễm sắc thể, các khuyết tật phôi thai, ngừa ung thư ở ngươi bệnh xơ gan, người xạ trị nhiều...:
Màng đỏ hạt gấc(phơi khô) 500g, thục địa 200g, thảo quả 80g, cà gai leo 50g, cam thảo 50g-tán mịn, thêm mật ong làm tễ viên 10g, ăn 2 viên/ngày. Kết hợp hoá trị các bệnh chính.
Chữa trĩ ngoại sưng đau
Hạt gấc 10 hạt, lá vông nem 10g- giã nhuyễn, thêm ít giấm, gói vào vải, đắp băng buổi tối, 7-10 ngày/đợt.
Chữa đau khớp, tê bầm, trầy xước, vết thương nhỏ, đau lưng
Hạt gấc 50hạt (rang vàng, bỏ vỏ, đập dâp-ngâm rượu (30-40 độ), trong 2 ngày trở lên, mỗi lần, tẩm bông bôi lên vùng da đau.
Chữa nhức răng, viêm họng chảy máu chân răng, lở loét miệng: rượu hạt gấc nói trên, hớp ngậm 15 phút rồi nhổ bỏ, súc miệng kỹ.
Cây vông nem
Cây vông nem còn có tên là hải đồng bì, thích đồng bì, cây cao 10-20m, thân có nhiều gai ngắn lá có 3 lá chét ha màu đỏ tươi quả nang dài, chứa 5-6 hạt
Các bộ phận dùng lam thuốc là lá, vỏ thân cây và hạt. Lá có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình, có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, co bóp các cơ...Vỏ thân cây có tác dung khu phong thông lac, sát trùng, trấn tĩnh. Lưu ý: không dùng quá liều quy định tranh bị ngộ độc gây co giật, uốn ván, tê liệt thần kinh trung ương.
Các bài thuốc thường dùng:
An thần, chữa khó ngủ, mất ngủ, hay mộng mị, hồi hộp, bồn chồn:
Lá vông nem 4g, lạc tiên 12g, lá dâu 20g, tâm sen 3g- sắc kỹ, uống 1 lần/ngày vào buổi chiều tối, 3-5 ngày.
Chữa trĩ ngoại sưng đau
Lá vông nem non 6g, trứng gà 2 quả - xào chín, ăn 1 lần/ngày, 3-5 ng
Kết hợp: Lá vông nem già 12g, muối an 2g-rửa sạch, giã nhuyễn, xào nóng, gói vào vải, đắp vào trĩ.
Chữa vết thương lâu lành
Lá vông nem 20g-sắc kỹ, rửa hàng ngày.
Kết hợp: Lá vông nem 50g- phơi khô, tán mịn, rắc kín, băng lại.
Chữa phong thấp
Vỏ vông nem 15g, cỏ chân chim 15g, kê huyết đằng 15g, phòng kỷ 15g, ý dĩ (sao) 15g, ngưu tất 15g-sắc kỹ, uống 1 thang/ngày, 5-7 ngày.
Chữa sâu răng, làm mau hết đau nhức:
Vỏ vông nem 8g, nhân hạt na 5g, muối ăn 2g- giã nhuyễn, ngậm ít một vào nơi đau trong 10-15 phút, nhổ bỏ, 2-3 lần trong ngày Chữa phụ nữ sau sinh hay bị choáng đầu, mờ mắt:
Vỏ vông nem 10g, lá mần tưới 15g, cỏ mần trầu 15g, ngưu tất 15g- sắc kỹ, uống 1 thang/ngay, 5-7 ngày.
Theo Cẩm nang gia đình
Mồng tơi thanh nhiệt giải độc Đi bất kỳ ch nào từ Nam chí Bắều dễ dàng tìing chỉ rẻ tiền, dễm, mồi còn mt vị thuốc hữu hiệu. Theo PNO