Ăn nhiều tinh bột nhưng tỷ lệ béo phì tại Nhật chỉ có 3%, lại sống thọ nhất thế giới, cách họ tiêu thụ thực phẩm rất đáng học hỏi
Không giống nhiều quốc gia khác. Người Nhật không giảm cân bằng cách nhịn ăn mà phương pháp giữ dáng của họ chính là tiêu thụ thực phẩm một cách hợp lý.
Đất nước Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, nhưng bạn có biết rằng tỷ lệ béo phì của quốc gia này cũng vô cùng thấp, chỉ chiếm có 3% dân số?
Không giống nhiều quốc gia khác. Người Nhật không giảm cân bằng cách nhịn ăn mà phương pháp giữ dáng của họ chính là tiêu thụ thực phẩm một cách hợp lý. Người Nhật có 3 thói quen tiêu thụ thực phẩm vô cùng thông minh, tinh tế sau đây.
Bí quyết giảm cân của người Nhật Bản
1. Họ ăn NHIỀU đồ luộc, ÍT đồ chiên, đồ muối
Chỉ số cân nặng của người Nhật Bản ảnh hưởng rất nhiều bởi phong cách nấu ăn của họ. Nguyên tắc ăn uống của người Nhật đó là giữ nguyên hương vị cơ bản của nguyên liệu vì vậy họ ăn nhiều đồ sống, đồ luộc. Phương pháp nấu nướng này có thể giữ nguyên được các cellulose, vitamin, khoáng chất từ thực phẩm, từ đó hạn chế tối đa việc hình thành các chất gây ung thư. Đây cũng là yếu tố có liên quan mật thiết tới sức khỏe và tuổi thọ của người Nhật.
Người Nhật ít ăn đồ chiên rán và đồ muối chua. Như vậy sẽ giảm thiểu việc hấp thụ chất béo và muối, giúp kiểm soát cân nặng, điều hòa huyết áp. Đây chính là bí quyết để tránh béo phì vô cùng hiệu quả.
Video đang HOT
2. Họ sử dụng nhiều bát đĩa nhỏ, mâm cơm đa dạng thực phẩm
Một đặc điểm thú vị trong bữa ăn của người Nhật đó là họ thích dùng các loại bát nhỏ và bát đĩa nhỏ. Trong mâm cơm có nhiều món ăn nhưng mỗi món lại rất ít. Ở Nhật, khái niệm “Ăn 30 loại nguyên liệu mỗi ngày” là điều bà nội trợ nào cũng ghi nhớ. Thông thường một bữa ăn trong một gia đình Nhật Bản sẽ có những món: sashimi, đậu phụ lạnh, rau luộc, súp miso, nước tương, cơm và một số món ăn kèm. Phong phú về chủng loại, đảm bảo đủ loại dinh dưỡng. Điều này phù hợp với đặc điểm của một bữa ăn giảm cân bởi trên thực tế, thực phẩm càng lành mạnh càng tốt cho việc giảm cân.
Trong mâm cơm người Nhật có nhiều món ăn nhưng mỗi món lại rất ít.
Ngoài ra, người Nhật Bản cũng rất ủng hộ nguyên tắc “chỉ ăn no đến 8 phần” bởi việc ăn quá no sẽ gây tổn hại đến cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, thậm chí gây bệnh tiểu đường, béo phì, mỡ máu…
3. Không bỏ tinh bột nhưng lại tiêu thụ một cách thông minh
Một trong những đặc điểm rất thú vị trong chế độ ăn của Nhật Bản đó là luôn luôn chứa tinh bột. Gạo là một thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người dân nước này. Tuy nhiên, cách tiêu thụ gạo của họ rất thông minh.
Người Nhật ăn cơm đều đặn mỗi bữa nhưng “chìa khóa” để họ không tăng cân đó là lượng cơm trong một bữa ăn không quá nhiều. Thay vào đó, họ ăn thêm nhiều thức ăn phụ, lượng cơm họ ăn thường chỉ vào khoảng 100g. Ngoài ra, họ thường ăn cơm cùng các món ăn nhạt như canh miso, cá hồi… những thực phẩm này được chế biến đơn giản, giúp họ no bụng nhanh hơn mà không sợ béo phì hay gây bệnh.
Gạo là một thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người dân nước này.
Một nguyên tắc rất thú vị ở Nhật đó là họ thường ăn cơm nguội, thay vì cơm nóng. Người dân quốc gia này cho rằng khi để nguội, cấu trúc của gạo sẽ thay đổi và hàm lượng tinh bột kháng sẽ tăng lên.
Cuối cùng, sau khi ăn cơm người Nhật thường xuyên vận động. Nhiều người Nhật rất thích phương pháp “đi bộ 10.000 bước mỗi ngày” và một số nghiên cứu cho rằng đây cũng là một trong những yếu tố quyết định tuổi thọ trung bình và tỉ lệ béo phì của người dân quốc gia này.
3 thói quen ăn uống của người Nhật giúp tỷ lệ béo phì ở quốc gia này chỉ là 3%, đáng ngạc nhiên nhất là cái số 3 đi ngược lại những gì chúng ta vốn tưởng
Nói đến các quốc gia gầy nhất thế giới thì chắc chắn không thể thiếu Nhật Bản. Nhờ 3 thói quen ăn uống này, tỷ lệ béo phì của quốc gia họ chỉ có 3%.
Người Nhật nói chung đều có dáng người người gầy, mảnh khảnh, người ta hiếm khi thấy người béo trên đường phố Nhật Bản. Chúng ta phải biết rằng béo phì là một vấn đề chung của cả thế giới, ngày nay, khi tình trạng béo phì trên toàn cầu ngày càng tăng lên thì dường như người Nhật không hề bị ảnh hưởng. Tỷ lệ béo phì của quốc gia này vẫn duy trì ở mức 3%, đó là nhờ 3 thói quen ăn uống thú vị này.
1. Nấu ăn lành mạnh
Thân hình thon thả của người Nhật bị ảnh hưởng rất nhiều bởi phong cách nấu nướng của họ. Cách nấu phổ biến nhất của người dân đất nước mặt trời mọc là ăn cá sống, phi lê sống và rau sống, miễn là các nguyên liệu còn tươi và chấm với nước sốt đã pha sẵn thì đó đều là những món ngon của họ.
Ngoài ra, người Nhật luôn ưa chuộng việc luộc, nướng, hấp, chần và ướp lạnh, trong khi đó những món hầm và chua ngọt, nhiều gia vị mà nhiều người trong chúng ta yêu thích thì họ không mấy hứng thú. Người Nhật cũng có nhiều món chiên, điển hình nhất là tempura và tonkatsu, tuy nhiên, sau khi chiên chúng, họ sẽ dùng giấy thấm để thấm bớt dầu trên bề mặt món ăn đi.
Bên cạnh đó, người Nhật ít dùng dầu, muối và gia vị để duy trì độ tươi ngon của nguyên liệu. Điều này làm cho mọi thứ nhẹ nhàng và tươi ngon hơn, không chỉ chân thực mà còn đẹp mắt và tốt cho sức khỏe.
2. Có nhiều loại và nhiều phần nhỏ
Một đặc điểm khác trong bữa ăn của người Nhật là họ thích dùng bát nhỏ và đĩa nhỏ, có rất nhiều món ăn với nhiều kiểu dáng khác nhau, nhưng mỗi loại rất ít.
Đây là yếu tố thuận lợi cho việc giảm cân, giữ dáng. Trước hết, có nhiều loại thực phẩm, vì vậy mà dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể sẽ phong phú. Thông thường một bữa ăn của gia đình Nhật Bản sẽ có những món: sashimi, đậu phụ lạnh, rau luộc, súp miso, dưa chua, nước tương, cơm và một số món ăn kèm.
Nếu ăn đồ Nhật, nhiều người sẽ có cảm giác ăn không no. Quan niệm ăn uống của người Nhật luôn là họ không ăn no căng bụng mà chỉ ăn tối đa 80% trong mỗi bữa ăn. Đây là lý do quan trọng giúp họ tránh được nguy cơ béo phì.
3. Ăn nhiều tinh bột hơn
Một trong những đặc điểm tuyệt vời của chế độ ăn uống Nhật Bản là có nhiều carbohydrate (tinh bột). Điều này hoàn toàn trái ngược với chế độ ăn kiêng (giảm cân) của phương Tây, họ sẽ cố gắng cắt giảm càng nhiều carbohydrate càng tốt. Nhưng người Nhật không nghĩ vậy, họ thích ăn cơm và mì.
Trên thực tế, sự khác biệt giữa các loại carbohydrate là chúng có được tinh chế hay không. Một số loại carbohydrate chế biến sâu như bánh quy và bánh mì là những yếu tố quan trọng trong việc vỗ béo, nhưng mì và gạo tương đối tốt cho sức khỏe nên người Nhật có thể vô tư ăn chúng mà không sợ bị béo.
Nguồn và ảnh: Kknews, Aboluowang, The Healthy
Ăn mì tôm mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ như nào? Nếu ăn mì tôm mỗi ngày mà không bổ sung thêm các thực phẩm khác như rau xanh, thịt, trứng... cơ thể bạn sẽ phải đối diện với hàng loạt nguy cơ gây bệnh. Mì tôm được đánh giá là thực phẩm "nghèo" dinh dưỡng, bởi thành phần trong chủ yếu là tinh bột, bột ngọt, chất béo bão hoà, calo,... nhưng lại...