Ấn – Nhật thắt chặt quan hệ song phương
Trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, các bên đã quyết định sẽ triển khai cuộc tập trận hải quân Ấn – Nhật – Mỹ nhằm tăng cường giao lưu và hợp tác quân sự trước sức ép từ Trung Quốc.
Ấn – Nhật thắt chặt quan hệ song phương trong chuyến thăm mới nhất của Thủ tướng Abe – Ảnh: AFP
Chuyến thăm thắt chặt quan hệ với Ấn Độ của Thủ tướng Abe đã kết thúc vào ngày 27.1 với kết quả hết sức khả quan đối với kinh tế hai nước.
Đối với Nhật Bản, trong lúc hoạt động thương mại với Trung Quốc đang xuống thấp do xung đột lãnh hải tại Hoa Đông, thị trường khổng lồ của Ấn Độ là sự lựa chọn đầy hấp dẫn.
Thống kê cho thấy hiện có hơn 1.000 công ty Nhật Bản đang đầu tư tại quốc gia Nam Á này, tăng mạnh so với 550 công ty vào năm 2008.
Video đang HOT
Trong cuộc gặp với người đồng cấp Manmohan Singh, Thủ tướng Abe đồng thời công bố khoản cho vay trị giá 2 tỉ USD đối với dự án mở rộng hệ thống xe điện ngầm tại New Delhi, cũng như nghiên cứu khả năng xây dựng tàu cao tốc nối liền Mumbai – Ahmadabad dựa trên công nghệ của Nhật Bản.
Bên cạnh đó, tham vọng quân sự của Trung Quốc hiện là mối quan tâm chung của cả Ấn Độ lẫn Nhật Bản, do vậy không ngạc nhiên khi chính quyền hai nước quyết định sẽ tiến hành cuộc tập trận hải quân với sự tham gia của Mỹ, theo Kyodo News.
Với mục tiêu đối phó trước các hoạt động quân sự gia tăng của Trung Quốc, hai nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì tự do lưu thông hàng hải trên các tuyến đường huyết mạch của thế giới.
Thủ tướng hai nước cũng dự định sẽ tổ chức cuộc hội đàm vào tháng 3 nhằm khai thác khả năng tận dụng thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản cho các mục đích tìm kiếm và cứu hộ trên lãnh thổ Ấn Độ.
Về phần hợp tác an ninh, các bên đồng ý tiến hành đối thoại ở cấp chủ tịch hội đồng an ninh quốc gia.
Trong khi đó, các cuộc đàm phán cũng được triển khai liên quan đến thỏa thuận sử dụng năng lượng hạt nhân một cách an toàn, theo đó cho phép Nhật Bản xuất khẩu các lò phản ứng hạt nhân để đáp ứng nhu cầu phát triển của Ấn Độ.
Theo TNO
Người Hồng Kông đòi quyền tự quyết
Ngày 1.1, hàng chục ngàn người xuống đường tại Hồng Kông để đòi được bảo đảm quyền tự chọn lãnh đạo.
Một phần đoàn người tuần hành hôm qua tại Hồng Kông - Ảnh: Reuters
AFP dẫn lời các nhà tổ chức cho hay hơn 30.000 người tham gia tuần hành từ công viên Victoria kéo đến Trung Hoàn, trung tâm tài chính và hành chính của đặc khu, còn con số của phía cảnh sát đưa ra là 11.000 người. An ninh được thắt chặt tại các khu vực trọng yếu và đã không xảy ra vụ xô xát hay bạo lực nào.
Mục đích của cuộc xuống đường là nhằm kêu gọi chính quyền Hồng Kông và chính quyền trung ương ở Bắc Kinh bảo đảm dân chủ, cụ thể là trong vấn đề để người dân tự bầu đặc khu trưởng.
Theo thể chế hiện nay, người đứng đầu Hồng Kông được chọn bởi một ủy ban gồm 1.200 thành viên, nhưng nhiều người dân cáo buộc phần lớn ủy ban này đều thân trung ương, dẫn đến việc Hồng Kông chịu ảnh hưởng quá lớn từ Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc đã cam kết người Hồng Kông sẽ được tự bầu lãnh đạo vào năm 2017 nhưng những người tham gia tuần hành hôm qua lo ngại rằng vào thời điểm đó, Bắc Kinh sẽ tìm cách kiểm soát danh sách các ứng viên tranh cử. Nhiều chuyên gia và một bộ phận dư luận đặc biệt chỉ trích ý kiến đăng trên các tờ báo ủng hộ đại lục cho rằng cần có một cuộc sàng lọc ứng viên trước khi tổ chức bỏ phiếu rộng rãi.
Hôm qua, đoàn người cầm theo các biểu ngữ ghi những dòng chữ như "Dân chủ thực sự" đồng thời lớn tiếng phản đối Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh. Uy tín của ông Lương hiện nay đang xuống thấp do nhiều vụ tai tiếng cũng như các cáo buộc nói ông quá "thần phục" trung ương. Hồi tháng 12.2013, Đại học Hồng Kông công bố kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 42% người được hỏi ủng hộ nhà lãnh đạo này.
Có mặt trong cuộc tuần hành ngày 1.1, cựu nghị sĩ Trần Phương An Sinh, một chính khách cực kỳ uy tín ở Hồng Kông, tuyên bố với Reuters: "Chúng tôi muốn người dân Hồng Kông có được lựa chọn thật sự đối với các vị trí lãnh đạo đặc khu". Một số tổ chức còn đe dọa sẽ tiến hành chiếm cứ và phong tỏa Trung Hoàn trong mùa hè năm nay nếu không nhận được cam kết về một cuộc bầu cử rộng rãi, dân chủ và công bằng.
Từ khi được Anh trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997, Hồng Kông tương đối độc lập về chính trị, tài chính và luật pháp nhưng một bộ phận người dân không hài lòng về sự hiện diện ngày càng sâu rộng của đại lục. AFP dẫn kết quả một cuộc khảo sát khác của Đại học Hồng Kông cho thấy "tiến bộ về chính trị" đứng thứ hai sau giá nhà tăng cao trong danh sách các vấn đề mà người dân đặc khu cho rằng chính quyền cần quan tâm giải quyết trong năm 2014. Cuộc biểu tình hôm qua xảy ra vài ngày sau vụ một nhóm người ở đặc khu xông vào một doanh trại quân đội và đòi đuổi binh sĩ đại lục, theo Nhân Dân nhật báo.
Theo TNO
Tàu sân bay Trung Quốc hoàn tất diễn tập tại biển Đông Tờ Hoàn Cầu thời báo đưa tin tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc ngày 1.1 đã quay về cảng Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông, sau khi trải qua 37 ngày diễn tập tại biển Đông. Chiếc khinh khí cầu rơi gần quần đảo tranh chấp ngày 1.1 - Ảnh: AFP "Tàu sân bay đã trải qua cuộc thử nghiệm toàn...