Tàu ngầm không người lái tung hoành đại dương
Trong lúc các nước đua nhau chế tạo máy bay không người lái thì Mỹ lại tích cực triển khai chương trình tàu lượn ngầm cho các cuộc chiến trong tương lai.
Slocum Glider trong một lần thử nghiệm trên biển – Ảnh: US Navy
Vẫn đang dẫn đầu về công nghệ máy bay không người lái (UAV) do thám lẫn tấn công, Mỹ bắt đầu tìm cách biến lòng đại dương thành chốn tung hoành mới của các cỗ máy tự hành. Theo tạp chí Time, trong thời gian qua, Lầu Năm Góc đã tích cực cho thử nghiệm một loại tàu lượn ngầm được gọi là thiết bị lặn không người lái ( UUV) có thể di chuyển ẩn thân dưới nước trong thời gian dài. Mang tên Slocum Glider (theo tên Joshua Slocum, người đã chu du khắp thế giới trên con thuyền một buồm từ năm 1895 đến 1898), chiếc UUV đang thử nghiệm được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc do thám bờ biển của quốc gia đối địch, hỗ trợ hải quân phá hủy thủy lôi và đặt các tàu ngầm địch trong tầm ngắm. Thậm chí, theo một số nguồn tin, giới tướng lĩnh Mỹ đã có ý định biến Slocum Glider thành vũ khí tấn công lợi hại.
Video đang HOT
Không cần nhiên liệu
Không giống như những “họ hàng” trên trời, UUV của hải quân Mỹ không dùng nhiên liệu mà lấy năng lượng hoạt động từ chính đại dương. Theo Đài RT, thiết bị này lợi dụng một tầng nước đặc biệt dưới biển gọi là tầng dị biệt nhiệt hoặc tầng giữa. Ở tầng này, nhiệt độ của nước thay đổi theo độ sâu nhanh hơn và lớn hơn so với các tầng khác, dẫn đến biến động áp suất cũng lớn hơn. Lợi dụng điểm đó, Slocum Glider đo nhiệt độ nước để nắm được thay đổi của áp suất giữa lớp nước ấm nằm gần bề mặt và lớp nước lạnh bên dưới rồi tự thay đổi độ lặn của chính mình cho phù hợp với áp suất. Nhờ vậy, tàu liên tục di chuyển lên xuống theo quỹ đạo dạng sóng và dùng phần cánh ngắn để điều khiển hướng tới trước với tốc độ khoảng 1,6 km/giờ. Nhờ vậy, UUV sẽ hoạt động trong thời gian rất dài mà không cần trồi lên vì đã có “nguồn năng lượng vĩnh cửu”. Ngoài ra, theo Time, phần đầu của thiết bị dài khoảng 1,5 m trông rất giống ngư lôi này gắn cảm biến sonar để quan sát đáy biển, phát hiện mục tiêu, còn phần đuôi gắn ăng ten để truyền và nhận thông tin từ căn cứ, tàu chiến nổi hoặc tàu ngầm. Các cuộc thử nghiệm dưới biển đến nay đều thành công và chứng tỏ hiệu quả của UUV.
Phác họa về quá trình di chuyển trong nước của UUV Slocum Glider – Ảnh: Whoi.edu
Vũ khí lợi hại
Với các đặc điểm trên, Slocum Glider được cho là một thiết bị do thám, săn tàu ngầm và phát hiện thủy lôi rất hữu hiệu. “Mang theo nhiều loại cảm biến khác nhau, chúng có thể được lập trình để tuần tra trong nhiều tuần, trồi lên mặt nước để truyền dữ liệu trong khi tải xuống những mệnh lệnh mới”, RT dẫn thông cáo của hãng Teledyne Benthos, nơi nghiên cứu chế tạo Slocum Glider, mô tả. Các báo cáo của Lầu Năm Góc và NATO cũng đánh giá cao triển vọng dùng tàu ngầm để phóng UUV từ ống phóng ngư lôi vào các vùng biển nguy hiểm, cho phép xâm nhập những khu vực đang áp dụng chiến thuật chống tiếp cận. “UUV sẽ được dùng để chống thủy lôi và thực hiện các nhiệm vụ khác trong các hoạt động viễn chinh… có thể giảm và loại bỏ viễn cảnh phải điều động thủy thủ và lính thủy đánh bộ ở những vùng nước cạn gần bờ để gỡ bỏ thủy lôi”, báo cáo của hải quân Mỹ viết. Time còn dẫn lời chuyên gia về tàu ngầm Walt Luthiger nhận định: “Với UUV, chúng ta sẽ có thêm công cụ hữu hiệu để phát hiện những tàu ngầm có khả năng tàng hình hiện đại”. Ngoài ra, việc gắn đầu đạn vào Slocum Glider rồi triển khai cùng lúc nhiều tàu cùng săn tìm, bao vây và tiêu diệt tàu ngầm địch cũng đã được giới nghiên cứu của Lầu Năm Góc lên ý tưởng.
Theo RT, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thông qua chương trình trị giá 56,2 triệu USD để chế tạo 150 chiếc UUV, dự kiến giao hàng năm 2014 và sẽ tiếp tục đẩy mạnh các khoản đầu tư vào lĩnh vực này.
Theo TNO
Ấn Độ tiếp tục trả đũa ngoại giao Mỹ
Xung đột ngoại giao giữa Washington với New Delhi tiếp tục leo thang với việc Ấn Độ hạ cấp miễn trừ ngoại giao đối với giới chức lãnh sự Mỹ.
Ảnh minh họa
Theo tờ Indian Express, Ấn Độ tuyên bố rút lại mọi thẻ căn cước từng cấp cho các quan chức lãnh sự Mỹ tại Mumbai, Chennai, Kolkata và Hyderabad, đồng thời tước bỏ quyền miễn trừ ngoại giao đối với thân nhân của họ.
Trong khi đó, nhân vật chính trong vụ này là Phó tổng lãnh sự Ấn Độ tại New York Devyani Khobragade đã được LHQ chính thức công nhận là thành viên ngoại giao đoàn của Ấn Độ tại LHQ. Với tư cách này, bà Khobragade, người bị bắt vào ngày 12.12 vì nghi ngờ gian lận visa, sẽ được hưởng quy chế bảo vệ cao hơn. Tuy nhiên, quá trình chuyển công tác của bà Khobragade còn chờ phản ứng từ Washington vì mọi thay đổi về thân phận ngoại giao tại Mỹ đều cần có sự chấp thuận của Bộ Ngoại giao nước này.
Theo TNO
Tàu ngầm Hà Nội sắp về đến Cam Ranh Theo chuyên trang vận tải hàng hải Marine Traffic, tàu Rolldock Sea chở theo tàu ngầm Kilo HQ-182 Hà Nội xuất phát từ St Petersburg (Nga) sắp vào biển Đông trong vài ngày tới. Ảnh minh họa Dự kiến, Rolldock Sea sẽ ghé cảng Singapore vào ngày 27.12 trước khi đến quân cảng Cam Ranh vào cuối tuần này. Thông tin hải trình...