Tàu ngầm Hà Nội sắp về đến Cam Ranh
Theo chuyên trang vận tải hàng hải Marine Traffic, tàu Rolldock Sea chở theo tàu ngầm Kilo HQ-182 Hà Nội xuất phát từ St Petersburg (Nga) sắp vào biển Đông trong vài ngày tới.
Ảnh minh họa
Dự kiến, Rolldock Sea sẽ ghé cảng Singapore vào ngày 27.12 trước khi đến quân cảng Cam Ranh vào cuối tuần này.
Thông tin hải trình cho thấy hiện tàu Rolldock Sea mang cờ Hà Lan đang trong vùng biển Ấn Độ Dương. Kilo HQ-182 Hà Nội là chiếc đầu tiên trong số 6 tàu ngầm diesel-điện thuộc lớp Kilo 636 hiện đại mệnh danh là “lỗ đen đại dương” mà Việt Nam đặt mua của Nga.
Chiếc tàu này được hạ thủy lần đầu tiên hồi tháng 8.2012 và đã trải qua một loạt thử nghiệm thành công trên biển.
Video đang HOT
Theo TNO
Tàu ngầm Kilo sẽ tăng cường sức mạnh chiến đấu của Hải quân Việt Nam
Việc trang bị tàu ngầm Kilo 636 mang tên "Tàu ngầm Hà Nội" giúp Quân đôi Nhân dân Viêt Nam co thêm môt lưc lương mơi, tăng cường thêm tiềm lực quốc phòng nhằm sẵn sàng đối phó với các thách thức về an ninh đa dạng và phức tạp.
Ngày 7/11, tại St. Petersburg, thành phố miền Bắc nước Nga, đã diễn ra lễ ký Biên bản bàn giao "tàu ngầm Hà Nội", chiếc tàu ngầm đầu tiên trong hợp đồng cung cấp sáu tàu ngầm thuộc Dự án 636 lớp Varshavyanka (NATO gọi là Kilo) cho Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm và thị sát tàu ngầm Kilo 636 mang tên " Tàu ngầm Hà Nội" (Ảnh TTXVN)
Trao đổi với phóng viên Dân trí về sự kiện trên, Đại tá Nguyễn Ánh Dương, thuộc cơ quan Bộ Quốc phòng, cho biết: "Để bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ; bảo vệ công cuộc đổi mới xây dựng đất nước Việt Nam XHCN trong bối cảnh tình hình an ninh quốc tế, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp khó lường, Việt Nam chủ trương từng bước hiện đại hoá Quân đội nhân dân, tăng cường tiềm lực quốc phòng, đây là việc làm bình thường và cần thiết".
"Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế của Việt Nam chưa phát triển mạnh, ngân sách quốc phòng có hạn, Việt Nam sẽ lựa chọn ưu tiên đầu tư mua sắm và tiến hành hiện đại hoá Quân đội nhân dân từng bước phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế để nâng cao sức mạnh quốc phòng. Trong điều kiện đó, Việt Nam tập trung đầu tư nguồn lực để xây dựng Hải quân, Không quân và một số lực lượng, đơn vị trọng điểm thuộc Lục quân Việt Nam có các loại vũ khí trang bị hiện đại, đủ khả năng sẵn sàng đối phó với các tình huống quốc phòng, quân sự đột xuất xảy ra, chú trọng mua sắm một số vũ khí hiện đại kết hợp nâng cao chất lượng các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện có".
Sau khi được trang bị tàu ngầm lớp "Kilo", khả năng tác chiến của Hải quân Việt Nam sẽ được mở rộng từ trên mặt nước xuống dưới nước, từ mặt cắt ngang ra đến không gian đa chiều, đồng thời có khả năng áp dụng các hình thức tác chiến tốt hơn, có hiệu quả hơn.
Việt Nam có vùng biển rộng lớn (gấp 3 diện tích đất liền), việc trang bị tàu ngầm là để tăng cường khả năng cho lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam có đủ sức mạnh để quản lý, làm chủ được vùng trời, vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
"Việc trang bị trên làm cho Quân đôi Nhân dân Viêt Nam co thêm môt lưc lương mơi, tăng cường thêm tiềm lực quốc phòng nhằm sẵn sàng đối phó với các thách thức về an ninh đa dạng và phức tạp. Việc trang bị trên hoàn toàn không phải là hoạt động chạy đua vũ trang và cũng không tạo ra mối đe doạ với bất cứ ai. Việt Nam chủ trương từng bước hiện đại hoá Quân đội nhân dân, tăng cường tiềm lực quốc phòng nhằm duy trì sức mạnh quân sự ở mức cần thiết chỉ để tự vệ. Đây là chủ trương nhất quán của Việt Nam," Đại tá Nguyễn Ánh Dương khẳng định.
Tuy nhiên, theo Đại tá Nguyễn Ánh Dương, Viêt Nam hoan toan chưa co kinh nghiêm vê tau ngâm, chăc chăn la Hai quân Viêt Nam cân phải có thơi gian đê co thê vân hanh no.
Nguồn tin riêng của ITAR-TASS cho biết, khoảng giữa tháng 11 "tàu ngầm Hà Nội" sẽ lên đường về Việt Nam và sẽ về đến Cam Ranh trước năm 2014 và dự kiến đầu năm 2014 tàu ngầm sẽ chính thức được đưa vào trong biên chế của quân chủng Hải quân Việt Nam. Việc bàn giao chiếc tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên cho Việt Nam diễn ra theo đúng kế hoạch đã được hai bên nhất trí trong hợp đồng ký năm 2009.
Giữa tháng 11, "tàu ngầm Hà Nội" sẽ lên đường về Việt Nam.
Đây là tàu ngầm disel-điện thuộc thế hệ thứ 3, có trọng tải rẽ nước 3.000-3.950 tấn, có tầm xa khoảng 9.600km trong 45 ngày và có thể lặn sâu tối đa 300m, tối đa có thể lên tới 37km/h với thủy thủ đoàn 52 người. Tàu được trang bị sáu ngư lôi hạng nặng 533M cùng tổ hợp tên lửa tấn công chống hạm 3M54 Klub-S.
Tàu ngầm này được cải tiến về công nghệ tàng hình, với vỏ tàu được làm bằng ngói cao su chống dội âm nhiều lớp, hấp thu được sóng sonar, có thể làm giảm và làm biến dạng tín hiệu dội lại. Ngói dội âm cũng ngăn chặn âm thanh phát ra từ tàu ngầm, nên giảm đi khoảng cách bị phát hiện bởi sonar thụ động.
Trả lời phỏng vấn báo Dân trí nhân chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Nga Putin tới Việt Nam vào ngày 12/11, Đại sứ Việt Nam tại Nga Phạm Xuân Sơn cho biết, sự kiện Nga chuyển giao tàu ngầm cho Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện và đối với Việt Nam là niềm tự hào dân tộc.
Theo Đại sứ Phạm Xuân Sơn: "Việc Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng của chúng ta được trang bị thêm những chiếc tàu ngầm Kilo hiện đại, thì thực lực của ta sẽ được nâng lên trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Về khía cạnh quốc tế, khi một quốc gia có biển như Việt Nam, ngoài các chiến hạm, máy bay, tên lửa và các phương tiện hiện đại khác lại có thêm Hạm đội tàu ngầm, thì vị thế và đóng góp cho việc giữ gìn hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác ở Biển Đông càng tích cực và có trọng lượng hơn".
Nam Hằng
Theo Dantri
Quá trình thành hình 6 tàu ngầm của Việt Nam Việt Nam ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga từ năm 2009, và những "hố đen trong đại dương" dần được hình thành kể từ đó. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thị sát tàu ngầm Hà Nội hồi tháng 5. Ảnh: Chinhphu Hợp đồng đóng 6 chiếc tàu ngầm trị giá 2 tỷ USD được công ty...