Ăn mặn chẳng đẻ con trai, còn sinh trăm bệnh
Ít người biết, không những không đẻ được con trai, ăn mặn còn sinh thêm đủ thứ bệnh.
“Ăn mặn đẻ con trai”, chẳng biết từ khi nào bí quyết này được dân “trọng nam khinh nữ” truyền miệng cho nhau để thực hành. Thế nhưng, ít người biết, không những không đẻ được con trai, ăn mặn còn sinh thêm đủ thứ bệnh.
Càng nghèo càng ăn nhiều… muối
Theo công bố của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện nay, mức sử dụng muối trung bình của người Việt Nam lên đến 18 – 22g muối/người/ngày, cao gấp ba lần khuyến cáo (dưới 6g/người/ngày). Tuỳ theo từng vùng thói quen ăn mặn khác nhau, chẳng hạn Hà Nam, Yên Bái là 13 – 15g/ ngày, trong khi ở các vùng biển hay các nơi còn nghèo, mức độ này tăng lên gấp 2- 3 lần.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng, nhu cầu sử dụng muối tăng cao một phần do thói quen ăn mặn, phần khác vì nhu cầu đời sống tăng cao, người dân sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn và nhiều các loại gia vị đi kèm và đây chính là nguồn cung cấp muối nhiều nhất.
Nếu tính chung, muối có trong thực phẩm tự nhiên và nước uống chiếm 20 – 40%, trong thực phẩm chế biến là 40 – 60%.
Đặc biệt, hàm lượng muối tăng các trong các loại gia vị ăn kèm như tương, xì dầu, mù tạc, cà muối, nước mắm…. Chỉ trong 10ml nước mắm cũng có tới 2g muối ăn.
Ngoài vai trò quan trọng trong việc bảo quản và chế biến thức ăn, muối rất cần thiết cho cơ thể. Muối điều hoà lượng nước đến các bộ phận để phục hồi sinh lực cũng như bổ sung nhiều khoáng chất bị tiêu hao trong quá trình lao động, tập luyện hay vui chơi, giải trí; giúp kiểm soát khối lượng máu, điều hoà huyết áp; duy trì nồng độ axit/ kiềm của cơ thể; dẫn truyền tín hiệu thần kinh; giúp cơ thể tăng trưởng, bắp thịt co ruỗi; hỗ trợ việc hấp thu đường glucoza và các chất dinh dưỡng khác trong cơ thể…
Video đang HOT
Có thể tử vong vì rối loạn điện giải
Tuy nhiên, do muối có chứa nhiều natri (sodium) 40% nên việc sử dụng muối không hợp lý gây nguy hại cho sức khoẻ. Natri là một trong những chất điện giải cơ bản trong cơ thể. Quá nhiều hay quá ít muối ăn trong ăn uống có thể dẫn đến rối loạn điện giải, có thể dẫn tới các vấn đề về thần kinh rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây chết người. Việc sử dụng quá nhiều muối ăn còn liên quan đến bệnh cao huyết áp.
Các nghiên cứu cho thấy, người dân Hà Nội sử dụng 9g muối, tỷ lệ tăng huyết áp cao là 11%; Nghệ An 13g, tỷ lệ 17 – 18%.
Cao huyết áp là một trong những nguy cơ đưa đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và suy thận.
Các nghiên cứu khác trên thế giới cũng cho thấy, việc hấp thu quá nhiều sodium mỗi ngày khiến cơ thể bài tiết một lượng lớn canxi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng loãng xương.
Ăn quá mặn cũng dẫn đến ung thư dạ dày, sỏi thận, thận hư nhiễm mỡ và nhất là việc tích trữ quá nhiều sodium sẽ gây ra tác động phá vỡ cấu trúc chuỗi ADN, khiến các cơ chế phục hồi tế bào trong cơ thể ngừng hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả…
Theo Tiến sĩ Lâm, tốt nhất mỗi ngày, chúng ta chỉ nên tiêu thụ khoảng từ 3 đền 6g muối. Đối với những người bị cao huyết áp thì chỉ nên dùng tối đa là 2 – 4g muối/ngày.
Trẻ em, người già và phụ nữ có thai nên dùng ở tỷ lệ thấp hơn. Chúng ta nên cố gắng điều chỉnh lại khẩu vị hợp lý bằng cách tránh tối đa việc lạm dụng muối trong bảo quản thực phẩm và chế biến các món ăn, đặc biệt nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều sodium như mì sợi, các loại thực phẩm được chế biến và đóng gói sẵn, thực phẩm đông lạnh, thịt gia cầm làm sẵn, các món dưa chua làm từ rau củ tươi, các loại ruốc hay mắm nêm có hàm lượng muối cao, các loại thức ăn nhanh như khoai tây chiên, phồng tôm…
Mối liên quan giữa muối và cao huyết áp
- Dưới 1,6g muối/ngày/người: rất ít gặp huyết áp cao.
- Từ 1,6g đến 8g muối/ngày/người: số người cao huyết áp tăng lên tới 15%.
Trên 8g muối/ngày/người: số người cao huyết áp tăng lên tới 30%.
Cách để giảm muối
- Nên dùng thực phẩm tươi, hạn chế thực phẩm chế biến, đóng hộp.
- Không cho thêm muối khi ăn.
- Không cho nhiều muối khi nấu thực phẩm. Khi ăn thấy nhạt thì dùng thêm.
- Cho muối khi thức ăn đã gần chín sẽ có cảm giác mặn hơn.
- Rửa các loại thực phẩm ướp muối nhiều lần với nước lã để loại bớt muối.
- Không để lọ muối trên bàn ăn.
- Không cho muối vào rau luộc vì muối hút nước từ rau ra, rau sẽ cứng.
Theo Tiền Phong
Giảm ăn muối khi trẻ, sẽ khỏe khi về già
Các nhà nghiên cứu Đại học California ( Mỹ) khuyến cáo nếu bạn hạn chế ăn mặn khi còn trẻ thì về già sẽ giảm đáng kể nguy cơ bị mắc các chứng bệnh như tim mạch và đột quị.
Lời khuyến cáo trên được rút ra từ kết quả phân tích mẫu của máy tính, các nhà nghiên cứu cho biết khi còn trẻ nếu giảm sử dụng 3.000 mg muối ăn/ngày thì lớn lên có thể giảm được từ 30-43% nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. Chứng tăng huyết áp hay huyết áp cao là căn bệnh có đặc thù là không xuất hiện các triệu chứng trong nhiều năm khi còn trẻ nhưng có thể gây ra những chứng bệnh nguy hiểm khi về già, trong đó có bệnh tim mạch và đột quị.
Ngoài lợi ích kể trên, nếu giảm ăn muối suốt thời gian khi còn trẻ cho đến tuổi 50 thì sẽ giảm 7-12% nguy cơ mắc động mạch vành, giảm từ 8-14% nguy cơ mắc bệnh tim và giảm từ 5-8% nguy cơ mắc bệnh đột quị.
Có một thực tế là, trong quá trình chế biến thức ăn nhanh, các nhà sản xuất đã sử dụng quá nhiều muối. Cụ thể, trong một túi khoai tây rán ăn sẵn có tới 310 mg muối. Pizza- một món ăn ưa thích của thanh thiếu niên cũng vậy. Trong các thành phần của bánh như phomát, thịt hun khói cũng đã có nhiều muối nhưng khi ăn mọi người có thói quen rắc thêm muối. Điều này thật sự có hại cho sức khỏe.
Theo SK&ĐS
Kiêng muối tuyệt đối trong chế độ ăn uống có thể gây hại Trái lại, nên dùng mắm, muối một cách linh động tùy theo nhu cầu thực tế của cơ thể, chẳng hạn ăn mặn hơn khi huyết áp thấp, đổ mồ hôi, tiêu chảy... Vì sợ bệnh tim mạch nên nhiều người kiêng cữ muối ác liệt. Điều này có phần đúng vì nếu 1 g muối ăn giữ đến 100 g nước thì...