Ăn lẩu mùa đông tuyệt ngon nhưng không phải ai ăn cũng tốt cho sức khỏe, nhất là những nhóm người này
Một nồi lẩu thơm lừng, ngon ngọt trong những ngày lạnh giá có sức hấp dẫn không thể chối từ nhưng nếu bạn thuộc những nhóm người dưới đây, bạn nên hạn chế ăn lẩu.
Nhận định về món lẩu, lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) cho rằng đây là một món ngon, bổ dưỡng, hoàn toàn không sinh độc. Tuy nhiên, nó sẽ gây hại cho sức khỏe nếu chúng ta sử dụng nguyên liệu bẩn, không rõ nguồn gốc, quá trình chế biến không sạch.
Lương Vũ Quốc Trung cũng phân tích, thông thường để có một nồi lẩu ngon ngọt, chúng ta thường sử dụng nước hầm xương. Tuy nhiên, nếu bạn đi ăn lẩu ngoài quán, đôi khi người bán sẽ thay thế chỉ bằng một gói gia vị hay sử dụng chất tạo ngọt không rõ nguồn gốc là xong, kiểu chế biến này hoàn toàn có thể sinh bệnh.
Món lẩu có một đặc điểm chung là: Có vị cay nóng, sử dụng nhiều gia vị, nhiều loại thịt, đôi khi chỉ nhúng qua đồ ăn là đã vội gắp ra… Chính vì thế theo nhiều chuyên gia, một số đối tượng sau nên cân nhắc kỹ trước khi ăn lẩu.
1. Bà bầu
Theo lương y Trung, bà bầu ăn lẩu thực tế không gây hại. Nhưng thói quen nhúng qua loa thức ăn, ăn thịt tái khi ăn lẩu có thể khiến bà bầu đối diện với các bệnh về ký sinh trùng như sán lá gan.
Ở bà bầu, sức đề kháng yếu đi, việc nhiễm sán hay ký sinh trùng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ lẫn bé.
Ngoài ra, lẩu chứa nhiều gia vị, nếu ko đảm bảo các loại gia vị này an toàn thì có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Vì vậy, phụ nữ ăn lẩu cần cân nhắc kỹ.
2. Những người mắc bệnh dạ dày
Các loại lẩu cay như lẩu kim chi, lẩu Thái chua cay không phù hợp với những người mắc bệnh về dạ dày. Vị cay của gia vị nước lẩu, của ớt, của sa tế sẽ khiến dạ dày bị kích thích, gây đau đớn.
Người mắc bệnh dạ dày không nên ăn lẩu cay.
Tốt nhất, những người mắc bệnh dạ dày, đường tiêu hóa yếu nên chọn lẩu nấm hay lẩu thanh đạm sẽ tốt hơn.
3. Người mắc bệnh gút, tiểu đường, cao huyết áp
Có thể thấy, nguyên liệu thường có trong món lẩu là nấm, thịt đỏ, hải sản, nội tạng… Đây đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, dồi dào purine, nhiều cholesterol, không phù hợp để những người bệnh gút, tiểu đường, cao huyết áp ăn nhiều.
Ngoài ra, theo trang Xiaochiwang của Trung Quốc, có 3 món lẩu rất kén người ăn:
Video đang HOT
- Lẩu kiểu Tứ Xuyên: Người bị viêm họng mãn tính, viêm miệng, bệnh dạ dày, bệnh loét, bệnh ngoài da, bệnh trĩ, ra máu mũi thường xuyên, ra máu nướu, và những người máu nóng, phụ nữ mang thai… không nên ăn.
Bị bệnh trĩ, viêm miệng, bệnh dạ dày… bạn không nên ăn lẩu Tứ Xuyên.
- Lẩu hải sản: Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, tăng lipid máu, bệnh gút, những người bị dị ứng với hải sản không nên ăn.
- Lẩu nấm: Những người bị dị ứng với nấm, bệnh nhân bị bệnh gút và viêm dạ dày mãn tính không nên ăn.
Vậy mùa đông nên ăn lẩu như thế nào thì tốt nhất?
Theo các chuyên gia, món lẩu có nhiều giá trị dinh dưỡng. Cách ăn lẩu để bảo vệ sức khỏe như sau:
- Thứ tự khi ăn lẩu: Để dạ dày hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, đầu tiên bạn nên uống một chút nước ép hoặc nước ngọt, sau đó là ăn rau, cuối cùng mới đến ăn thịt.
- Nên ăn thịt chín: Bạn nên tránh ăn thịt tái sống, đặc biệt là nội tạng động vật thì càng cần nấu chín kỹ.
- Tránh uống nước lẩu đã đun lâu: Nước lẩu là kết tinh của rau, thịt trong quá trình nhúng lẩu, cũng vì vậy mà lẩu rất giàu chất béo và cholesterol, khi bạn sử dụng nhiều nước lẩu cũng sẽ làm tăng nguy cơ bệnh gút và tăng axit uric máu.
Khi ăn lẩu, bạn nên ăn rau trước rồi mới đến ăn thịt.
- Chỉ nên ăn lẩu trong khoảng 2 giờ trở lại vì nếu ăn lâu sẽ khiến dạ dày của bạn phải làm việc liên tục, các dịch vị dạ dày, dịch mật, tụy phải tiết ra nhiều, liên tục để xử lý lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Nếu ăn lâu dễ gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa… Ngoài ra chỉ nên ăn lẩu 1 tuần/lần.
- Nên gắp những đồ ăn đã chín ra bát để nguội bớt rồi mới từ từ thưởng thức để tránh ăn đồ quá nóng.
ĐỖ ĐỖ
Theo baodansinh
6 kẻ thù âm thầm 'giết thận' trong mùa lạnh, người Việt cần cảnh giác điều thứ 3
Vào mùa đông, có rất nhiều người bị lạnh tay chân và đặc biệt là dễ bị cảm lạnh, đó cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo thận suy yếu.
Thận là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể. Nếu chức năng thận khỏe mạnh giúp cơ thể điều hòa để thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ vào mùa lạnh, nếu không sẽ khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể mất cân bằng, gây ra bệnh tật, mệt mỏi. Dưới đây là một số tác nhân gây tổn thương thận mà các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng luôn cảnh báo:
1. Ô nhiễm môi trường
Với sự phát triển của công nghiệp, vấn đề ô nhiễm không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng và đang gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mọi người.
Khu vực có mức ô nhiễm không khí cao nhất là phía Đông Địa Trung Hải và Đông Nam Á. Theo hướng dẫn của WHO, Hà Nội có đến 91% số ngày có nồng độ bụi PM2.5 vượt chuẩn. Bụi PM2.5 là các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 2,5 m, bằng khoảng 1/30 sợi tóc con người. Loại bụi này hình thành từ các chất như Cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. Bụi PM2.5 có khả năng len sâu vào phổi và đi trực tiếp vào máu có khả năng gây ra hàng loạt bệnh về ung thư và hô hấp.
Nghiên cứu cho thấy rằng có một mối quan hệ giữa việc tiếp xúc lâu dài với PM2.5 và nguy cơ bệnh viêm thận màng. Do đó, trong những ngày sương mù dày đặc, người dân nên hạn chế ở ngoài trời lâu. Nếu thực sự cần thiết phải ra ngoài, hãy chắc chắn chuẩn bị cho mình một chiếc khẩu trang dày dặn.
2. Nhiệt độ lạnh dẫn đến huyết áp tăng
Nhiều người thấy rằng huyết áp dễ dàng vượt khỏi tầm kiểm soát trong mùa đông, đó là do nhiệt độ mùa đông thấp hơn, kích thích co mạch và huyết áp cao hơn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng huyết áp mùa đông cao hơn 6-12mmHg so với mùa hè và nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não cao gấp đôi vào mùa hè. Huyết áp quá cao cũng có thể làm tổn thương chức năng thận.
Để ngăn ngừa điều này xảy ra, bước đầu tiên là phát hiện kịp thời khi huyết áp có dấu hiệu bất thường và điều chỉnh thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, những người huyết áp cao cần tránh muối trong chế độ ăn hằng ngày. Nếu có thể kiểm soát lượng muối dưới 3g mỗi ngày, huyết áp sẽ nằm trong tầm kiểm soát.
3. Lẩu
Đối với nhiều người, mùa đông là thời điểm thích hợp nhất để ăn lẩu. Tuy nhiên, món ăn này là một chế độ ăn giàu protein, muối, gluten cao điển hình. Lẩu còn được đi kèm với các thức uống như bia và nước ngọt có gas, không hề thân thiện với thận.
Ăn lẩu thường xuyên tăng nguy cơ mắc bệnh gút, huyết áp cao, nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thận. Nếu bạn thực sự muốn ăn lẩu, hãy nêm nếm nước lẩu không quá mặn, cho nhiều cà chua, rau, hạn chế ăn thịt và uống nước lẩu.
4. Cảm lạnh
Khi trời lạnh, chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời lớn, đồng thời không khí lưu thông kém hơn là nguyên nhân gây ra bệnh cảm lạnh.
Đối với những người thận yếu, mỗi đợt cảm lạnh có thể khiến căn bệnh tái phát hoặc thậm chí trở nên tồi tệ hơn. Một khi bị cảm lạnh, người bệnh cần tìm tư vấn y tế kịp thời và chủ động thông báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh thận. Bất kỳ liệu trình điều trị kéo dài, hoặc kết hợp nhiều loại thuốc cảm lạnh, có thể dẫn đến tổn thương thận nghiêm trọng hơn.
Cách tốt nhất để đối phó với cảm lạnh là có biện pháp phòng ngừa như tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống khoa học, xây dựng sức đề kháng mạnh mẽ để hỗ trợ thận.
5. Ăn nhiều, ít vận động
Hầu hết mọi người đều ít vận động và dễ tăng cân hơn trong mùa lạnh, vì khi nhiệt độ hạ xuống mọi người có xu hướng ăn một số thực phẩm năng lượng cao một cách vô thức. Kết hợp với trọng lượng nặng của quần áo mùa đông, rất bất tiện cho việc hoạt động hoặc tập thể dục.
Chất béo là một vũ khí tuyệt vời để chống lại gió lạnh, nhưng nó cũng là một trong những kẻ giết thận. Chất béo quá mức có thể gây viêm trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe thận. Dữ liệu cho thấy những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn 23% so với người bình thường.
Do đó, nếu bạn muốn chống lại tác hại của chất béo đối với thận, hãy kiểm soát lượng thức ăn của mình và vận động thường xuyên.
6. Thuốc bổ
Theo nhiều người, mùa đông là thời điểm tốt để bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi thận đã bị tổn thương, bạn cần hết sức cẩn thận đừng vô tình cho phép các chất dinh dưỡng trong thực phẩm bổ sung tăng gánh nặng cho thận, dẫn đến suy thận cấp.
Làm gì để bảo vệ thận trong mùa đông?
- Theo dõi huyết áp hàng ngày và điều chỉnh thuốc hạ huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ;
- Đeo khẩu trang để đi ra ngoài, tránh xa các mối nguy hiểm của khói bụi và vi khuẩn lạnh;
- Hạn chế hút thuốc và uống rượu, bia;
- Chế độ ăn ít muối, tránh các loại thực phẩm ngâm và nhiều loại gia vị;
- Tập thể dục, không chỉ có thể tăng sức đề kháng, mà còn giảm cân hiệu quả;
An An (Dịch theo QQ)
Theo vietnamnet
Căn bệnh mới ca sĩ Tuấn Hưng nhập viện sau hở van tim nguy hiểm mức độ nào? Ca sĩ Tuấn Hưng lại nhập viện điều trị vì căn bệnh khác sau hở van tim đang nhận được nhiều sự quan tâm của người hâm mộ. Liệu căn bệnh mới ca sĩ Tuấn Hưng nhập viện này nguy hiểm mức độ nào? Bệnh dễ biến chứng Thời gian vừa qua, thông tin Tuấn Hưng phải nhập viện điều trị vì hở...