An Giang lo việc học cho hàng nghìn học sinh Việt kiều ven biên thế nào?
Với lịch sử quan hệ lâu đời, dọc tuyến biên giới Tây Nam, có hàng nghìn gia đình nguồn gốc Việt Nam sinh sống và việc cho con em sang học tại các trường phổ thông bên Việt Nam là việc làm thường niên nhiều năm nay.
Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát đã khiến hàng nghìn học sinh Việt kiều dọc biên giới Tây Nam tiếp giáp tỉnh An Giang đã không được tự do sang học thường niên như các năm trước.
Hàng năm, chỉ riêng huyện An Phú (An Giang) đón nhận hơn 1.000 học sinh là con em gia đình nguồn gốc Việt Nam sinh sống bên kia biên giới sang học, nhưng năm nay do ảnh hưởng dịch COVID-19, các em không thể sang học Ảnh: LT
Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính riêng tỉnh An Giang hiện có hàng nghìn học sinh “Việt kiều” sang học các trường phổ thông các địa phương ven biên như thị xã Tân Châu, huyện An Phú… Trong đó, huyện An Phú là địa phương có đông học sinh “Việt kiều” sang học và Trường Tiểu học A Khánh An (xã Khánh An) là đơn vị trường học đón nhận nhiều học sinh nhất, dao động 500-600 học sinh Việt kiều theo học mỗi năm.
Video đang HOT
Ông Võ Hoàng Lâm – Trưởng Phòng GDĐT – tại buổi làm việc với PV Báo Lao Động. Ảnh: LT
Ông Võ Hoàng Lâm – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) huyện An Phú – cho hay, theo số liệu năm học 2019-2022, có hơn 1.200 học sinh là con em các gia đình Việt Nam đang sinh sống tại Vương quốc Campuchia dưới nhiều hình thức: Định cư lâu đời, sang làm ăn… Thường niên, các em sang An Phú học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở… theo phương thức đi – về trong ngày.
Theo ông Lâm, đa số học sinh sang học rồi về theo hệ thống đò dọc hoặc đò ngang trên tuyến sông là ranh giới tự nhiên giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, sau khi dịch COVID-19 bùng phát, ảnh hưởng việc kiểm soát việc qua lại biên giới, nên việc đi học gặp trở ngại.
“Chúng tôi đã chỉ đạo các trường phối hợp cùng các tổ chức đoàn thể địa phương liên hệ với phụ huynh để tính toán các phương án hỗ trợ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như: Sóng điện thoại chập chờn, người dân thường xuyên thay đổi số điện thoại, bận lao động kiếm sống… nên chưa liên lạc được nhiều để kết nối dạy học theo hình thức trực tuyến” – ông Lâm nói.
Do phần lớn các hộ gia đình người Việt sống ven biên đều khó khăn nên con em sang học cũng rất khó khăn. Trong ảnh, học sinh Việt kiều ăn mì gói lót dạ trước khi vào lớp. Ảnh: LT
Tuy nhiên với nỗ lực của mình, huyện An Phú đã sáng tạo, xây dựng nhiều phương án tích cực để hỗ trợ học sinh là con em người Việt sống xa quê. Trước mắt, huyện xây dựng kế hoạch tổ chức nơi ở tập trung. Khi tình hình ổn định, việc qua lại biên giới thông thương, sẽ tổ chức đón các em sang học tập trung trên nguyên tắc áp dụng nghiêm các biện pháp phòng dịch.
Theo đó, bên cạnh việc vận động Hội Phụ nữ trực tiếp tổ chức nấu ăn từ nguồn lương thực, thực phẩm xã hội hóa (do phần lớn các gia đình thuộc diện khó khăn), Phòng GDĐT cũng đã xây dựng phương án dạy học theo chính sách học sinh có yếu tố nước ngoài theo quy định của ngành.
“Nếu dịch ổn định sớm, chúng tôi tổ chức các lớp học đặc biệt để ôn tập, sau đó tổ chức kiểm tra để công nhận” – ông Lâm cho biết thêm.
Trường Tiểu học A Khánh An là đơn vị trường học tiếp nhận học sinh Việt kiều sang học nhiều nhất huyện An Phú. Ảnh: LT
Cụ thể, sẽ giao cho giáo viên có nhiều kinh nghiệm trực tiếp dạy theo chương trình cốt lõi nhất để đảm bảo cho các em kiến thức cơ bản. Theo ông Lâm, trường hợp dịch kéo dài hơn, phòng sẽ tính toán theo phương thức đặc biệt. Nếu gia đình có nguyện vọng cho con em lên học lớp tiếp theo, Phòng GDĐT sẽ cho phép hiệu trưởng các trường thành lập Hội đồng tổ chức kiểm tra trình độ, năng lực để xác định lớp học tương thích. Việc kiểm tra chủ yếu đánh giá năng lực cốt lõi: Nghe – nói – đọc – viết.
Hy vọng với những cách làm sáng tạo vì con em người Việt xa quê của huyện An Phú, học sinh “Việt kiều” sẽ vượt qua những trở ngại do ảnh hưởng dịch COVID-19.
Hải Phòng tăng cường hỗ trợ bảo vệ biên giới Tây Nam và chống dịch COVID-19
Ngày 9/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố Hải Phòng đã tổ chức gặp mặt 50 cán bộ, chiến sỹ thuộc lực lượng tăng cường đợt 2 được cử đến biên giới Tây Nam thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch COVID-19.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam tiễn các cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng thành phố Hải Phòng lên đường làm nhiệm vụ. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam ghi nhận và biểu dương các cán bộ, chiến sỹ biên phòng của thành phố đã chủ động hoàn thành công tác chuẩn bị để sẵn sàng lên đường nhận nhiệm vụ. Đây không chỉ là vinh dự, trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng thành phố mà còn là trách nhiệm của thành phố Hải Phòng trong việc góp sức cùng với các địa phương có nhiều khó khăn, phức tạp hơn đẩy lùi dịch COVID-19.
Ông Lê Khắc Nam nhấn mạnh, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt thiêng liêng, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Đặc biệt, trong thời gian qua Đảng, Nhà nước, các cấp ngành, các địa phương đã và đang lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch COVID-19. Nhiệm vụ đó đã được cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung, các tỉnh, thành phố có biên giới nói riêng xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để góp phần phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Các cán bộ, chiến sỹ được tăng cường đến địa bàn mới sẽ gặp những khó khăn thử thách lớn, song Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam tin tưởng rằng phát huy truyền thống của Bộ đội Biên phòng Hải Phòng, truyền thống thành phố Cảng "Trung dũng, quyết thắng", các cán bộ, chiến sỹ Biên phòng thành phố sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, phòng, chống dịch COVID-19 một cách hiệu quả cao nhất.
Trước đó, đầu năm 2021, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ đội Biên phòng thành phố Hải Phòng đã điều động 70 cán bộ, chiến sỹ để tăng cường cho việc quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch COVID-19 ở biên giới Tây Nam. Các cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng thành phố Hải Phòng phối hợp với lực lượng tại chỗ để tuần tra, kiểm soát biên giới, chốt chặn tại các đường mòn, lối mở, ngăn chặn triệt để tình trạng xuất nhập cảnh trái phép, quyết tâm không để dịch bệnh lây lan qua biên giới vào Việt Nam.
Ngày 30-10: An Giang phát hiện 342 trường hợp nghi mắc COVID-19, điều trị khỏi bệnh 193 trường hợp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 An Giang cho biết, ngày 30-10, toàn tỉnh ghi nhận 342 trường hợp nghi mắc COVID-19, đã điều trị khỏi bệnh 193 trường hợp. Xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 Các ca nghi mắc COVID-19 trong cộng đồng còn khá cao, như: TP. Long Xuyên 30 trường hợp, TP. Châu Đốc 19 trường hợp, huyện Tri Tôn...