An Giang: Gần 79 nghìn học sinh chưa có thiết bị học trực tuyến
Năm học 2021-2022, ngành GD&ĐT tỉnh An Giang còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai dạy và học trực tuyến.
Rất nhiều học sinh của tỉnh chưa đủ thiết bị để tham gia học trực tuyến.
Thầy cô giáo và học sinh tiểu học An Giang làm quen với lớp học trực tuyến.
Theo kế hoạch, học sinh các cấp trong tỉnh An Giang sẽ chính thức thực học chương trình năm học mới qua hình thức trực tuyến từ ngày 20/9.
Ông Võ Văn Quới, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT An Giang) cho biết, cấp tiểu học sẽ dạy học trực tuyến chính thức từ ngày 27/9. Từ 20/9 đến 24/9, các trường tiếp tục tổ chức hướng dẫn cho học sinh làm quen với thiết bị, lớp học trực tuyến, ôn tập kiến thức để chuẩn bị tâm thế bước vào năm học mới.
Mặc dù các cơ sở giáo dục đã chuẩn bị sẵn sàng điều kiện về việc dạy và học trực tuyến, nhưng khó khăn lớn nhất hiện nay là học sinh chưa đủ thiết bị để theo học hình thức này.
Thống kê từ Sở GD&ĐT tỉnh An Giang, toàn tỉnh có 78.725 học sinh cấp tiểu học, THCS và THPT chưa có thiết bị học trực tuyến, chiếm 21,73%. Trong đó, số học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và diện khó khăn cần hỗ trợ thiết bị học trực tuyến là 35 nghìn em.
Trước tình hình này, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh An Giang đã triển khai kế hoạch “vận động đóng góp kinh phí, hiện vật trong toàn ngành” nhằm hưởng ứng Chương trình “Sóng và máy tính cho em” của Chính phủ.
Video đang HOT
Theo đó, Sở kêu gọi, vận động mọi nguồn lực đóng góp kinh phí, hiện vật trong và ngoài ngành nhằm hưởng ứng tích cực chương trình. Trong đó vận động mỗi cán bộ, giáo viên, người lao động trong ngành đóng góp tối thiểu 1 ngày lương hiện hưởng theo lời kêu gọi của Chính phủ và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Ngoài ra, nếu có điều kiện, các cán bộ, giáo viên và người lao động trong ngành có thể đóng góp thêm bằng hiện vật như laptop, máy tính để bàn, máy tính bảng, điện thoại thông minh còn mới hoặc đã qua sử dụng, nhằm hỗ trợ học sinh khi bước vào thực học.
Muôn vàn bất cập khi học online
Chỉ mới bắt đầu học trực tuyến được không lâu nhưng phương pháp này đã nảy sinh nhiều vấn đề cho cả phụ huynh, giáo viên và các bạn học sinh.
Năm nay, học sinh trên nhiều tỉnh thành cả nước bắt đầu năm học mới theo cách đặc biệt - học trực tuyến. Dù đây không phải là lần đầu tiên phương pháp này được áp dụng nhưng đây là lần đầu tiên, quy mô của học trực tuyến rộng khắp các tỉnh thành, thậm chí có nơi sẽ kéo dài tới ít nhất học kỳ 1.
Chỉ mới bắt đầu học trực tuyến được không lâu nhưng phương pháp này đã nảy sinh nhiều vấn đề cho cả phụ huynh, giáo viên và các bạn học sinh.
Thiếu thiết bị học trực tuyến, đường truyền Internet
Tại TP.HCM, theo thống kê từ Sở GD-ĐT , hiện có trong tổng số gần 700.000 học sinh trung học thì có khoảng 17.000 học sinh không có thiết bị, không có đường truyền internet, hơn 5.000 học sinh có thiết bị nhưng lại không có internet.
Trong tổng số 647.253 học sinh tiểu học thì có 53.349 em không đủ điều kiện học do không có thiết bị, thiếu đường truyền internet, không có người hỗ trợ, hoặc đang ở quê...
Nhiều phụ huynh dù có muốn mua thiết bị học cho con mình cũng không nơi nào bán hoặc không có chỗ sửa vì ảnh hưởng của dịch bệnh.
TP.HCM - thành phố lớn và có điều kiện kinh tế lớn nhất cả nước nhưng vẫn có hàng trăm học sinh không đủ điều kiện học trực tuyến.Vậy những tỉnh, thành khác khó khăn hơn, con số này còn gấp mấy lần?
Lường Thị Thắm, một học sinh miền núi Tuần Giáo, Điện Biên lên đồi "hứng sóng" để học trực tuyến trước đây.
Hệ thống dạy học trực tuyến chưa đồng bộ, đường truyền liên tục gián đoạn
Hiện nay, hầu hết nhà trường đều chưa có hệ thống dạy học trực tuyến mà chủ yếu dùng phần mềm miễn phí, độ bảo mật chưa cao, đường truyền có khi không ổn định.
Một vấn đề đau đầu khác là tình trạng đường truyền học trực tuyến liên tục gián đoạn. Trước số lượng lớn lượng truy cập dạy và học mỗi ngày, nhiều nơi đường truyền không đảm bảo. Điều này ảnh hưởng đến quá trình dạy và học của cả giáo viên và học sinh.
Khả năng tiếp cận bài giảng của học sinh bị hạn chế
Ở mỗi lớp học trực tuyến, tỷ lệ học sinh tiếp cận tốt với bài giảng có lẽ chỉ khoảng 20% so với học trực tuyến.
Nhất là với học sinh lớp 1, 2 việc để các em tập trung ngồi một chỗ đã là một bài toán khó.
Ngay cả thầy cô cũng gặp khó khăn vì không phải ai cũng thành thạo công nghệ thông tin khi dạy trực tuyến.
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi tiếp xúc với thiết bị điện, điện tử
Sáng 10/9, một học sinh 10 tuổi ở Hà Nội đã bị thiệt mạng do điện giật khi đang học trực tuyến. Theo thông tin ban đầu, trong giờ học trực tuyến, cậu bé 10 tuổi sau khi thấy máy tính không vào điện, đã lấy kéo chọc vào ổ điện kiểm tra và bị điện giật. Gia đình sau đó đã đưa em đến bệnh viện cấp cứu, nhưng em đã không qua khỏi.
Hiện trường sự việc thương tâm (Ảnh: VTC)
Sự việc dù hy hữu nhưng khiến phụ huynh và cộng đồng lo lắng khi để con em mình tiếp xúc với các thiết bị điện, điện tử.
Bên cạnh vấn đề an toàn điện, làm sao để học sinh không lơ đãng, truy cập các trang web không phù hợp cũng là bài toán khó với giáo viên và phụ huynh.
Huyện Mê Linh: Rà soát, đánh giá, bảo đảm hiệu quả giảng dạy trực tuyến Hơn 40.000 học sinh cấp tiểu học, THCS thuộc huyện Mê Linh quản lý được quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất về trang thiết bị phục vụ học tập trong những ngày đầu bước vào năm học mới. Trải qua 3 ngày đầu tiên ngành GD&ĐT của huyện Mê Linh thực hiện giảng dạy - học tập bằng hình thức trực tuyến....