Ăn gì sau nhậu?
Nếu tưởng lạm dụng rượu bia chỉ dẫn đến bệnh gout, với cơn đau khớp ác liệt chẳng khác nào nằm dưới cưa máy, thì nhầm.
Không thiếu người hiện nay không khó ăn, cũng không khó nói nhưng khó nằm cho yên vì gai cột sống vừa chĩa vừa đè thần kinh đâu đó.
Nhưng không lẽ vì thế mà đành uống nước khoáng trong các bữa tiệc? Với người ngày nào cũng “không say không về” thì đúng là hết thuốc chữa nhưng với người thỉnh thoảng gặp cảnh chẳng đặng đừng, cực chẳng đã phải đồng hành với bia rượu thì vẫn còn ít cách không đến độ quá phức tạp để hóa giải phần nào tác hại của cồn.
Ví dụ:
Video đang HOT
- Ngay sau bữa nhậu tìm cách uống một lượng nước nhiều hơn lượng bia đã tiêu thụ, nếu được gấp đôi càng tốt. Tất nhiên lời khuyên này chỉ hợp lý và khả thi với người chỉ tiêu thụ một vài lon bia. Với người “thấm giọng” mỗi lần cả két thì sức đâu mà uống hai két nước sau đó.
- Pha loãng được lượng bia trong cơ thể đúng là biện pháp hữu dụng để giảm lượng axít uric trong máu nhưng quan trọng hơn nữa là sau đó phải đi tiểu để đào thải cho bằng được chất này trước khi axít uric kịp thời tìm chỗ ẩn náu đâu đó trên đường tiết niệu hay trong khớp. Kẹt một nỗi, nếu thẳng cẳng vì say xỉn rồi thì làm sao nhớ được chuyện đầu ra?
- Cương quyết ăn chay một bữa cho đích đáng theo đúng kiểu đạo Phật, nghĩa là chỉ ròng rau cải, đậu hũ…, ngay sau bữa tiệc đậm đà bia, rượu, thịt mỡ. Nếu được vài bữa liên tục càng chắc ăn với tác dụng giải độc. Không cần phải đợi đến uống bia, thầy thuốc ở nhiều nơi đã chứng minh là đối tượng thuộc nhóm có cơ tạng dễ bị tăng chất sinh sạn trong khớp hay gai cột sống có thể phòng bệnh không khó, nếu mỗi tháng định kỳ chọn ra 7-10 ngày để chay trường.
- Luộc vài củ khoai tây để ăn sáng hôm sau bữa nhậu. Tuy không vọng ngoại nhưng phải “tây” mới được, vì tác dụng hạ axít uric của hoạt chất trong khoai tây đã được xác minh từ lâu. Tác dụng này không có trong khoai lang ta.
Nếu chỉ nói chuyện khoa học thì quả thật không quá khó để ngăn chặn tình trạng tăng axít uric trong máu do rượu bia. Khó hơn nhiều chính là ở chỗ làm sao thuyết phục người uống bia tuân thủ các biện pháp phòng bệnh tương đối đơn giản như vừa trình bày vì “đệ tử Lưu Linh” có mấy khi tỉnh táo để phân biệt đúng sai!
Theo Người Lao Động
Stress cỡ nào?
Với cuộc sống căng thẳng hiện nay, liệu mấy ai tránh được khỏi than khổ vì stress?
Khó ở điểm là mấy ai biết mình đã thua đậm đến thế nào vì biểu hiện bệnh lý do stress vừa đa dạng lại thêm thay đổi tùy theo tính cảm ứng của mỗi đối tượng. Đúng là chuyện chẩn đoán không hẳn lúc nào cũng xuôi chèo mát mái.
Tuy vậy, cũng không mù mờ đến độ bị stress gần chết mà vẫn chưa biết. Một cách tương đối cũng có thể đánh giá xem ta và "địch" ai mạnh hơn ai, bằng cách dựa vào các dấu hiệu bệnh lý.
Theo thống kê của các hãng bảo hiểm y tế ở CHLB Đức, các triệu chứng dưới đây là dấu hiệu báo động thường được ghi nhận ở người thất thế với stress:
Ngủ dễ nhưng chỉ được ít giờ rồi thức trắng
- Mệt mỏi thường xuyên, nhất là sáng sớm, dù không thiếu ngủ, nhiều khi thừa là khác.
- Khó tập trung tư tưởng khi cần suy luận.
- Trầm uất mặc dù không có lý do chính đáng, thậm chí cả khi đang thành đạt.
- Đau cơ tuy không hề vận động thái quá.
- Viêm họng nhưng không bội nhiễm.
- Đau đầu nhiều hơn 8 ngày trong tháng với khuynh hướng huyết áp thấp.
- Mất ngủ dưới dạng ngủ dễ nhưng chỉ được ít giờ rồi thức trắng.
- Sốt nhẹ dai dẳng về chiều không rõ nguyên nhân, dù đã được tầm soát bệnh bội nhiễm.
- Viêm hạch không rõ lý do, chủ yếu là hạch dưới hàm.
- Đau khớp dưới dạng nay khớp này mai khớp khác.
- Ho dai dẳng mặc dù đã thử đủ loại thuốc ho.
- Đãng trí, nhất là hay quên chuyện mới xảy ra.
- Lo sợ vô cớ đi kèm với ác mộng.
- Liệt dương với tình trạng suy giảm ham muốn một cách đột phát.
- Giảm thị lực với khuynh hướng tăng áp lực nội nhãn, dù còn rất trẻ.
Mệt mỏi thường xuyên, nhất là sáng sớm
Độc giả sau khi dựa vào bảng hướng dẫn nêu trên, nếu nhận thấy mình có thừa điều kiện để tham gia chương trình "đồng hành cùng stress" thì nên liệu tìm đến thầy thuốc cho sớm để chẩn đoán bệnh do stress (tuy không quá dễ dàng như "quét nhà ra rác" nhưng cũng không nhiêu khê đến độ phải trông cậy vào may rủi).
Việc định bệnh hoàn toàn khả thi nếu thầy thuốc ngay từ đầu đừng quên vai trò không thể chối cãi của stress trong cuộc sống hiện nay.
Nói vậy nhưng cần thêm một điều kiện mới: Gặp thầy mát tay. Đó là khi thầy thuốc cũng chưa là nạn nhân của ... stress.
Theo Bác sĩ Lương Lễ Hoàng
NLĐ
Uống nhiều nước ngọt có gas làm mất nước Nhiều người nghĩ rằng, cốc nước lạnh hay chai nước có gas giúp giải khát khi đi nắng về. Điều này hoàn toàn sai lầm. Thực tế, uống nước lạnh không thể giải khát mà còn gây viêm họng, tức thì tạo ra các cơn khát giả tạo, gây háo nước. Nhiều người còn có thói quen uống nước ngọt có gas vô...