Ấn Độ tuyên bố vũ trang đầy đủ và không hề sợ Trung Quốc
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj tuyên bố Trung Quốc đang cố gắng thay đổi hiện trạng ở biên giới và New Delhi không hề sợ hãi trước Bắc Kinh.
Binh sĩ lực lượng đặc nhiệm Ấn Độ.
Theo Times of India, đây là tuyên bố của Ngoại trưởng Ấn Độ về vấn đề căng thẳng biên giới tại Rajya Sabha (Thượng viện) ngày 20.7.
Bà Swaraj nói Ấn Độ “được trang bị đầy đủ để tự vệ trước Trung Quốc và không cảm thấy bị đe dọa một chút nào”.
“Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã tìm cách để ngày càng lấn tới điểm cuối của ngã ba biên giới giữa ba nước Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan. Họ đã làm những việc như tu sửa, đổ nhựa đường và các hoạt động xây dựng khác”.
Đề cập tình trạng đối đầu căng thẳng giữa Trung-Ấn ở vùng biên giới Sikkim cách đây hơn một tháng, bà Swaraj nói: “Lần này Trung Quốc mang xe ủi đất và các trang thiết bị xây dựng nhằm vượt đến điểm kết thúc ngã ba biên giới. Đây là mối đe dọa với an ninh Ấn Độ”.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Ấn Độ khẳng định nước này không làm điều gì bất hợp lý và các quốc gia khác đều đứng về phía Ấn Độ.
Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj
Trả lời về yêu cầu Ấn Độ rút quân ngay lập tức khỏi khu vực tranh chấp, bà Shusma Swaraj nói New Delhi “luôn sẵn sàng nếu Bắc Kinh làm điều tương tự”. “Công lý đứng về phía chúng tôi”, bà Swaraj nhấn mạnh.
Bà Swarạ tái khẳng định quan điểm phản đối sáng kiến “một vành đai, một con đường” (OBOR) của Trung Quốc. “Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) là một phần trong OBOR và điều này gây tổn hại đến Ấn Độ”.
Căng thẳng Trung-Ấn lần này nảy sinh tại cao nguyên Doklam (Trung Quốc gọi là Donglang). Trung Quốc đơn phương xây dựng đường sá, còn Bắc Kinh cáo buộc lính biên phòng Ấn Độ vượt biên.
New Delhi lo ngại một khi kế hoạch xây đường hoàn tất, xe tăng Trung Quốc có thể dễ dàng xâm nhập đến các bang ở miền đông Ấn Độ.
Theo Danviet
Vì sao khủng bố "sói đơn độc" dễ dàng tấn công London?
Lực lượng cảnh sát Anh phải đối mặt với nghi vấn xung quanh lỗ hổng an ninh khiến kẻ khủng bố có thể vào khu nhà quốc hội mà không bị ngăn chặn.
Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở London hôm 22/3
Kẻ khủng bố đã lao xe vào đám đông đang đi bộ trên cầu Westminster hôm 22/3 trước khi húc vào hàng rào tòa nhà quốc hội. Sau đó, tên này xuống xe, dùng dao đâm chết một sĩ quan cảnh sát, rồi chạy vào bên trong tòa nhà quốc hội. Hai cảnh sát trong tòa nhà nổ súng tiêu diệt kẻ tấn công.
Một số cáo buộc cho rằng không có sĩ quan vũ trang nào canh gác tại cổng chính, nơi Thủ tướng Anh Theresa May sử dụng để ra vào khu nhà quốc hội, Longroom đưa tin.
"Hắn đáng ra không thể vào tới cổng, điều này cho thấy có lỗ hổng an ninh với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Các quan chức sẽ phải trả lời nhiều nghi vấn. Khu nhà quốc hội là mục tiêu nổi bật, họ nên xem xét triển khai cảnh sát vũ trang cố định tại cổng ra vào", đại tá Richard Kemp, cựu chỉ huy lực lượng Anh tại Afghanistan và chuyên gia an ninh, cho biết.
Cổng này cũng được sử dụng bởi các thành viên quốc hội, nhân viên khu nhà và khách tham quan. Nó được bảo vệ bởi hàng rào kim loại và các rào chắn. Dù lính cảnh vệ có vũ trang liên tục cảnh giới, họ lại không đứng cố định ở khu cổng chính. Điều này được cho là giúp tạo quá trình tuần tra cơ động, khiến những tên khủng bố không thể biết vị trí chính xác của lính gác.
"Điểm yếu ở khu nhà quốc hội nằm ở cổng chính. Chúng ta chỉ có 4 sĩ quan cảnh sát ở đó, hai người phía ngoài và hai người phía trong. Tôi nghĩ chúng ta sẽ phải xem xét an ninh ở khu vực này sau vụ việc. Đây là một ngày tồi tệ đối với Quốc hội Anh", bà Mary Creagh, thành viên Công đảng Anh tuyên bố.
Quảng trường Quốc hội Anh bị phong tỏa sau vụ tấn công. Ảnh: AP.
Cục an ninh Quốc hội (PSD) chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho cả hai viện Quốc hội Anh, đồng thời hợp tác với cảnh sát thủ đô London (MPS), lực lượng bảo đảm hoạt động tuần tra vũ trang. Các sĩ quan ở khu vực này trực thuộc PSD, thay thế cho cảnh sát MPS từ đầu năm nay.
Phó cảnh sát trưởng London Mark Rowley tuyên bố sẽ tăng cường số sĩ quan cảnh sát thông thường và có vũ trang trên đường phố. Ông cho biết có thể yêu cầu quân đội hỗ trợ nếu cần thiết.
Theo Tử Quỳnh (Vnexpress)
Chạy đua vũ trang trong vũ trụ: Vệ tinh diệt vệ tinh? Ban đầu vũ trụ chỉ dành riêng cho Mỹ và Nga, nhưng giờ đây nó đã trở thành nơi mà ngày càng nhiều quốc gia và các hãng tư nhân có thể tiếp cận được. Giới chức quân sự Mỹ trong những năm gần đây đã lên tiếng cảnh báo về khả năng các vệ tinh của họ - nền móng cho sức...