Ấn Độ triển khai chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 lớn nhất thế giới
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 16/1 tuyên bố khởi động chiến dịch tiêm vaccine phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 quy mô lớn nhất thế giới bằng 2 loại vaccine đầu tiên sản xuất tại quốc gia này.
Chiến dịch được phát động trong bối cảnh quốc này đứng thứ hai thế giới về số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong chương trình tập huấn tiêm chủng tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 2/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Chính phủ Ấn Độ cho biết chương trình được bắt đầu tại 3.006 địa điểm và kết nối trực tuyến trong ngày phát động. Mỗi điểm có năng lực tiêm vaccine cho 100 người/ngày. Một tuyên bố của Chính phủ Ấn Độ khẳng định: “Chương trình dựa trên nguyên tắc tiêm chủng cho các nhóm ưu tiên. Các nhân viên y tế của cả chính phủ và khu vực tư nhân sẽ được tiêm vaccine trong giai đoạn này”. Chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 tại Ấn Độ sẽ dựa vào Co-WIN, một nền tảng kỹ thuật số trực tuyến do Bộ Y tế nước này phát triển để cung cấp thông tin thời gian thực về nguồn vaccine, nhiệt độ bảo quản và theo dõi những người được tiêm. Trong thời gian tới, số lượng các địa điểm tiêm chủng sẽ tăng lên đến 5.000 và nhiều hơn trong các giai đoạn sau. Các lô vaccine đã được phân bổ cho các bang dựa trên dữ liệu về nhân viên y tế của từng bang.
Cơ quan Quản lý dược phẩm của Ấn Độ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine Covaxin của Bharat Biotech (Ấn Độ) cũng như vaccine Covishield của Oxford/AstraZeneca (Anh). Hiện các lô Covishield và Covaxin đã được chuyển đến 12 thành phố để phục vụ đợt tiêm chủng đầu tiên.
Video đang HOT
Dự kiến, Ấn Độ sẽ ưu tiên các mũi tiêm cho 30 triệu nhân viên y tế và những nhân viên ở tuyến đầu chống dịch như nhân viên vệ sinh và an ninh. Sau đó là 270 triệu người trên 50 tuổi và những người có nguy cơ nhiễm cao do các bệnh lý nền từ trước. Theo Thủ tướng Modi, các chính trị gia không phải là những nhân viên tuyến đầu, do đó ông đã không tiêm vaccine ngay lập tức.
Theo kế hoạch, Ấn Độ sẽ tiêm vaccine cho khoảng 300 triệu người trong tổng số 1,3 tỷ dân tại nước này vào cuối tháng 6 tới, một con số tương đương với toàn bộ dân số Mỹ.
Các quan chức cho biết chi phí tiêm chủng cho các nhân viên y tế và nhân viên tuyến đầu sẽ do chính quyền trung ương chi trả. Theo quy định về cấp phép sử dụng khẩn cấp, các vaccine ngừa COVID-19 nêu trên chỉ dành cho những người trên 18 tuổi. Hai mũi tiêm phải cách nhau ít nhất 14 ngày. Mũi thứ hai phải sử dụng cùng loại vaccine với mũi đầu tiên.
Ấn Độ triển khai tăng T-90 sát biên giới Trung Quốc
Ấn Độ triển khai 12 xe tăng T-90 cùng hàng nghìn binh sĩ tới một căn cứ sát biên giới để đối phó nguy cơ lính Trung Quốc vượt biên.
Một đại đội tăng chiến đấu chủ lực T-90 cùng một lữ đoàn gồm 4.000 lính và nhiều thiết giáp được Ấn Độ triển khai tại căn cứ Daulat Beg Oldi, sát ngã ba biên giới Ấn Độ - Trung Quốc - Pakistan. Các chỉ huy Ấn Độ cho biết lực lượng này có nhiệm vụ ngăn chặn bất cứ vụ xâm nhập nào của binh sĩ Trung Quốc qua ngả đèo Shaksgam - Karakoram thuộc vùng Ladakh, tờ Hindustan Times hôm nay đưa tin.
Các cây cầu trên tuyến Darbuk-Shyok-Daulat Beg Oldi không chịu được trọng lượng 46 tấn của T-90, do đó những chiếc xe tăng này phải dùng thiết bị chuyên dụng để vượt suối. Lục quân Ấn Độ cũng điều một số xe chiến đấu bộ binh, pháo M-777 155 mm và pháo M-46 130 mm lên nhiều địa điểm phía đông Ladakh, gồm Daulat Beg Oldi, thung lũng Galwan và hồ Pangong Tso.
Xe tăng T-90 của Ấn Độ tham gia cuộc diễn tập tại Hanumangarh, gần biên giới với Pakistan, năm 2012. Ảnh: AFP.
Đợt triển khai quân diễn ra sau khi quá trình đàm phán rút quân giữa hai nước thất bại và quân đội Trung Quốc (PLA) điều thêm gần 50.000 quân tới khu vực Aksai Chin. Ảnh vệ tinh cho thấy lượng lớn binh sĩ Trung Quốc tập trung tại khu tự trị Tây Tạng và một số đường hầm có thể được dùng để cất giấu thiết bị. Giới chuyên gia nhận định PLA dường như sẵn sàng cho đợt triển khai quân dài ngày trong mùa đông khắc nghiệt ở địa hình núi cao thuộc dãy Himalaya.
Tài khoản Twitter Detresfa ngày 20/7 đăng ảnh vệ tinh chụp thị trấn Sư Tuyền Hà, huyện Cát Nhĩ, khu tự trị Tây Tạng, cho thấy quân đội Trung Quốc điều khoảng 5.000 quân cùng nhiều trang thiết bị lên khu vực. Các bãi đáp trực thăng xuất hiện tại đây và một số công trình mới đang được xây dựng.
Ảnh vệ tinh khu vực thị trấn Sư Tuyền Hà, huyện Cát Nhĩ, khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc, ngày 20/7. Ảnh: Twitter/detresfa.
Ấn Độ và Trung Quốc nhiều lần tổ chức đàm phán quân sự và ngoại giao sau vụ ẩu đả chết người hôm 15/6, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và nhiều lính Trung Quốc thương vong. Tuy nhiên, hai nước chỉ đạt được đồng thuận về việc rút quân khỏi khu vực thung lũng Galwan.
Các nguồn tin Ấn Độ cho biết Trung Quốc chưa rút lực lượng khỏi khu vực hồ Pangong Tso và thung lũng Depsang. Một nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết lính Trung Quốc đã xâm nhập 8 km vào lãnh thổ nước này tại khu vực thung lũng Depsang.
Căng thẳng trên biên giới Ấn - Trung leo thang từ cuối tháng 4, khi Trung Quốc đưa hàng nghìn binh sĩ cùng xe cơ giới và pháo vào khu vực tranh chấp dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC). Giới chuyên gia cho biết Trung Quốc một mặt đẩy mạnh xây dựng hạ tầng trong khu vực, mặt khác tìm cách cản trở Ấn Độ nâng cấp các căn cứ quân sự của nước này.
Vị trí căn cứ Daulat Beg Oldi của Ẩn Độ (đánh đấu đỏ). Đồ họa: Times.
Thủ tướng Modi nói thế giới đã sai về cách Ấn Độ chống Covid-19 Thủ tướng Ấn Độ Modi nói cách đất nước của ông chống Covid-19 trong vài tháng qua đã chứng minh nhiều nhận định của thế giới đã sai. "Trong vài tháng qua, cách đất nước này chiến đấu với Covid-19 một cách đoàn kết đã cho thấy nhiều e ngại của thế giới đã sai. Tỷ lệ hồi phục ở Ấn Độ hiện...