Ấn Độ lại tăng hơn 300.000 ca COVID-19, Anh tăng tốc tiêm vắc xin
Ấn Độ hôm nay 15-5 ghi nhận hơn 300.000 ca nhiễm mới và 3.800 người qua đời vì COVID-19 trong 24 giờ qua.
Thân nhân làm nghi thức hỏa táng một người mới chết vì COVID-19 ở Ấn Độ ngày 13-5 – Ảnh: REUTERS
Cụ thể, Ấn Độ công bố số liệu mới ngày 15-5 cho biết nước này có thêm 326.098 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 tại đây lên 24,37 triệu người. Số người chết tăng thêm cùng ngày là 3.890, nâng tổng số người chết lên 266.207 trường hợp.
Ấn Độ vẫn “căng”, người Anh lo lắng
Số liệu này tiếp tục phản ánh tình hình dịch bệnh căng thẳng ở Ấn Độ, trong nhiều ngày liên tiếp ghi nhận trên 300.000 ca mắc COVID-19 mới sau 24 giờ.
Tính trong cả tuần này, quốc gia Nam Á tăng thêm tổng cộng 1,7 triệu ca và hơn 20.000 người chết vì COVID-19.
Biến thể virus mới tại Ấn Độ cũng đang gây lo ngại cho nhiều nước.
Hôm 14-5, Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định Vương quốc Anh sẽ tăng tốc chương trình tiêm vắc xin COVID-19, nhằm cố gắng kiểm soát biến chủng ở Ấn Độ mà London lo ngại sẽ khiến họ không thể mở cửa lại nền kinh tế theo kế hoạch.
Video đang HOT
Hiện nay Anh được đánh giá là một trong những quốc gia có chương trình tiêm chủng vắc xin nhanh nhất thế giới, với gần 70% người trưởng thành đã tiêm mũi đầu tiên, và 36% tiêm mũi thứ hai.
Dù vậy, biến chủng B.1.617.2 (được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ) đã xuất hiện ở khu vực phía bắc nước Anh và London. Điều này là nguyên nhân khiến các nhà khoa học Anh kêu gọi trì hoãn kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế, cũng như cân nhắc về tốc độ tiêm vắc xin.
Thái Lan thêm nhiều ca mới; Singapore ráo riết phòng dịch
Tại Đông Nam Á, Bộ Y tế Thái Lan ngày 15-5 cho biết nước này tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm cao với 3.095 ca mới và 17 người chết trong vòng 24 giờ qua. Báo The Thaiger của Thái Lan cho biết 877 ca mới bắt nguồn từ các nhà tù tại nước này.
Trong ngày 15-5, cơ quan chức năng Thái Lan dự kiến sẽ ra quyết định về việc có cho phép những nhà hàng thuộc khu vực điểm nóng vùng dịch mở cửa, đón khách hay không.
Theo The Thaiger , các nhà hàng “khu vực đỏ đậm” này nếu được mở lại cũng chỉ có thể sử dụng 1/4 số bàn sẵn có, hoặc chỉ phục vụ mỗi khách một bàn.
Hôm 14-5, Singapore công bố những quy định siết chặt việc tụ tập và hạn chế phòng dịch nơi công cộng. Đây được xem là các biện pháp giãn cách cứng rắn nhất của nước này kể từ đợt phong tỏa năm ngoái, trong bối cảnh Singapore vừa ghi nhận số ca mắc cao nhất trong 8 tháng qua.
Quốc gia thứ 10 sở hữu vũ khí hạt nhân: ... Brazil?
Thế giới trong tương lai có thể xuất hiện thêm một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, có thể đó sẽ là Brazil.
Quốc hội Brazil xem xét vấn đề phát triển hạt nhân
Giới truyền thông hôm 04/12 đưa tin, thông báo của dịch vụ báo chí của Thượng viện Liên bang Brazil cho biết, Ủy ban của Thượng viện Quốc hội Brazil sẽ xem xét vấn đề khả năng nước này sẽ sở hữu vũ khí hạt nhân để ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài.
Một bản kiến nghị với đề xuất như vậy đã được đệ trình lên hệ thống nghị viện vào hồi giữa tháng 10. Tác giả của đề xuất là một cư dân của bang Paraná, Vitu Angelou Duarte Pascaretta.
Thật bất ngờ là bản kiến nghị này đã nhận được 20 nghìn phiếu bầu cần thiết vào ngày 2 tháng 11, sau đó nó được gửi đến ủy ban chuyên ngành của quốc hội có trách nhiệm xem xét.
Giờ đây, quốc hội Brazil cần tìm ra nghị sĩ chịu trách nhiệm về việc xem xét thêm đề xuất này. Sau đó có khả năng một dự thảo luật sẽ được soạn thảo.
Ngày nay, chín quốc gia trên thế giới có vũ khí hạt nhân là Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Triều Tiên. Các nước này hình thành một nhóm dưới cái tên không chính thức "Câu lạc bộ hạt nhân". Năm quốc gia đầu tiên có tư cách hợp pháp của một cường quốc hạt nhân.
Ngoài ra, Israel được coi là quốc gia thứ 9 sở hữu vũ khí hạt nhân, thậm chí là có cả tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và có tới hàng trăm đầu đạn hạt nhân, mặc dù nước này chưa bao giờ thừa nhận.
Được biết, Brazil là một quốc gia được coi là có trình độ khoa học công nghệ dân dụng và quân sự rất phát triển. Nước này cũng đã làm chủ công nghệ hạt nhân dân dụng, nên nếu muốn sở hữu vũ khí hạt nhân thì đây được coi là điều "trong tầm tay" về mặt công nghệ. Tuy nhiên, trở ngại của sáng kiến trên lại đến từ những vấn đề khác.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp SNB Alvaro Alberto của Hải quân Brazil
Khả năng Brazil sử hữu vũ khí hạt nhân là không cao
The giới phân tích, có nhiều nguyên nhân khiến khả năng Brazil trở thành quốc gia thứ 10 sở hữu vũ khí hạt nhân là không cao.
Đầu tiên là chưa chắc đã có nghị sĩ nào của Brazil chịu đứng ra chịu trách nhiệm xem xét đề xuất này và soạn thảo một dự thảo luật để tiếp tục đệ trình lên quốc hội xem xét thông qua.
Thứ hai là trở ngại từ chính Hiến pháp hiện tại của Brazil, trong đó quy định rằng tất cả các hoạt động hạt nhân chỉ được mang tính chất hòa bình. Nếu muốn sở hữu vũ khí hạt nhân, nước này sẽ phải sửa đổi hiến pháp, mà đây là vấn đề liên quan đến ý nguyện của toàn dân.
Thứ ba là nếu cả 2 điều trên được thực hiện thì Brazil cũng còn con đường rất dài mới có thể sở hữu vũ khí hạt nhân, bởi nước này là thành viên của một số điều ước quốc tế về không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nếu quyết định sở hữu vũ khí hạt nhân, Brazil sẽ phải rút khỏi những hiệp ước này.
Thứ tư là vì những lí do "tế nhị", các cường quốc trên thế giới hiện nay sẽ không cho phép thêm bất cứ nước nào sở hữu vũ khí hạt nhân để đe dọa vị thế của họ. Do đó, họ sẽ làm tất cả để ngăn chặn một quốc gia nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm vũ khí hạt nhân.
Mặc dù như vậy, cũng không thể loại bỏ hoàn toàn khả năng Brazil trở thành quốc gia thứ 10 sở hữu vũ khí hạt nhân, bởi các quy định là do con người đặt ra và cũng có thể gỡ bỏ nó.
Hơn nữa, nước này được coi là có quan hệ rất tốt với nhóm bộ ngũ hạt nhân Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, nên Brazil có thể sẽ không vấp phải sự phản đối quyết liệt như đối với Iran hay Triều Tiên.
Hơn 66 triệu ca Covid-19 toàn cầu, WHO khuyên các nước không chủ quan WHO cảnh báo các chính phủ và người dân không nên mất cảnh giác vì các thông tin tích cực về vaccine, nói rằng hệ thống y tế vẫn chịu nhiều áp lực khi ca nhiễm toàn cầu đã vượt 66 triệu. Thế giới ghi nhận 66.162.224 ca nhiễm và 1.523.082 người đã tử vong do nCoV, tăng lần lượt 707.009 và 12.911...